Dịch vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG HOÁ sản PHẨM DỊCH vụ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn – hà nội CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 28)

Bảo lãnh ngân hàng chính là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bụ trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng.Ngân hàng không bảo lãnh việc bên đối tác có thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình cho bên thụ hưởng hay không mà chỉ đảm bảo sự thanh toán trong phạm vi số tiền trong giấy bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng là sự đảm bảo cho bên thụ hưởng trong trường hợp nếu những hoạt động được chỉ rõ trong hợp đồng không được thực hiện vì bất kỳ lí do nào thì bên thụ hưởng sẽ được quyền hưởng tiền đền bù.

Dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh Thăng Long mang lại cho khách hàng những tiện ích như:

- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro.

- Đội ngũ nhân viên tận tình, chuyên nghiệp sẽ tư vấn miễn phí cho Quý doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến dịch vụ bảo lãnh để có được phương án bảo lãnh hợp lý nhất.

- Với thương hiệu SHB, dịch vụ bảo lãnh làm tăng độ tin cậy của Quý doanh nghiệp với đối tác giao dịch kinh doanh.

- Khách hàng không phải thanh toán ngay cho bên đối tác vì đã có bảo lãnh của ngân hàng do đó có cơ hội trì hoãn việc thanh toán và làm tăng tài sản lưu thông hiện có.

Các loại bảo lãnh do SHB cung cấp:

- Bảo lãnh dự thầu:Mục đích của bảo lãnh dự thầu là sự đảm bảo của ngân hàng về sự bồi thường trong phạm vi số tiền trong giấy bảo lãnh nếu bên đề nghị bảo lãnh từ chối ký kết hợp đồng mà đã trúng thầu, rút tiền dự thầu trước ngày quy định hoặc không có khả năng chứng tỏ đảm bảo làm việc cho nhà thầu sau khi hợp đồng ký kết.

- Bảo lãnh bảo hành : Là sự bảo đảm bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh nếu có bất kỳ nhược điểm nào trong vận chuyển hàng hóa, xây dựng..v.v…hoặc bên đối tác không bảo dưỡng máy móc vì bất kỳ lí do nào. Số tiền bảo lãnh phải được đồng ý trong hợp đồng và ngày hết hạn phụ thuộc vào phạm vi hoạt động, mục đích bảo lãnh..v.v…

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là sự bảo đảm bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh trong trường hợp nếu bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng ( ví dụ: cung cấp dịch vụ, hiệu suất làm việc..v.v..) số tiền trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải được sự đồng ý của các bên.

- Bảo lãnh thanh toán: Mục đích là giảm thiểu rủi ro về thanh toán tiền hàng cho người bán hàng/xuất khẩu. Vì lí do này, bảo lãnh thanh toán sẽ là sự đảm bảo thanh toán số hàng hóa cho người bán hàng/xuất khẩu nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. Số tiền bảo lãnh thanh toán thường chính là giá trị hàng hóa và số phí phải trả cho số ngày kéo dài thêm vì đòi bồi thường.

- Bảo lãnh nhận hàng:

• Bảo lãnh nhận hàng tạo điều kiện cho khách hàng có thể lấy hàng trước khi nhận được bộ chứng từ vận chuyển và cho bất kỳ một lí do nào khác như thay thế vận đơn đường biển cũ đã bị thất lạc.

• Bảo lãnh nhận hàng thường được phát hành kèm với Thư tín dụng.

• Bảo lãnh nhận hàng là sự bảo đảm từ phía ngân hàng ( sau khi đã ký kết với người mua/ nhà nhập khẩu ) cho Công ty vận chuyển hoặc Nhà xuất khẩu cho việc giao hàng hóa mà chưa cần xuất trình vận đơn đường biển.

Hưởng ứng Chương trình kích cầu của Chính phủ và Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 21/1/2009, SHB phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) triển khai chương trình “Bảo lãnh cho Khách hàng Doanh nghiệp vay vốn tại SHB”. Với chương trình này, người đi vay có được những lợi ích như :

- Vay vốn tại SHB phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư cơ sở vật chất… mà không cần tài sản bảo đảm thế chấp.

- Được hưởng mức lãi suất cho vay ưu đãi theo chủ trương hỗ trợ các Doanh nghiệp thuộc đối tượng của gói chương trình kích cầu của Chính phủ

- Đối tượng vay vốn gồm: Khách hàng là Doanh nghiệp, Hợp tác xã đã có thông báo chấp thuận bảo lãnh của VDB có nhu cầu vay vốn tại SHB. Khách hàng là Doanh nghiệp, Hợp tác xã có nhu cầu vay vốn tại SHB theo chương trình này và thuộc đối tượng được VDB xem xét bảo lãnh vay vốn

2.1.1.8. Dịch vụ thanh toán quốc tế

Doanh số (triệu USD) Tốc độ tăng (%)

Từ 4/8/2010 đến 31/12/2010 9.64 //

Từ 1/1/2011 đến 28/2/2011 10.13 5.08

Từ 1/3/2011 đến 31/12/2011

(dự tính) 20.62 103.55

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh ngoại tệ tính đến 28/2/2011)

Bảng 2.4: % doanh số thanh toán quốc tế của chi nhánh Thăng Long từ 4/8/2010 đến 28/2/2011

Tổng doanh số thanh toán quốc tế tính đến 28/2/2011 là 10.13 triệu USD và đến hết năm 2011 dự tính là 20.62 triệu USD, tăng vào khoảng 103.55% so với 2 tháng đầu năm, chất lượng thanh toán quốc tế tại chi nhánh tiếp tục được nâng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút khách của Ngân hàng SHB.

Với việc triển khai chiến lược kinh doanh rộng khắp trên các địa bàn thành phố Hà Nội, mạng lưới kinh doanh đối ngoại nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng của chi nhanh Thăng Long đã không ngừng được mở rộng. Mọi giao dịch thanh toán quốc tế đều được tập trung kiểm soát tại Hội sở chính -77 Trần Hưng Đạo. Chi nhánh đã tăng cường kiểm tra giám sát các giao dịch thanh toán quốc tế, bảo lãnh… qua hệ thống IPCAS. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cán bộ, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng được chú trọng. Hàng năm, chi nhánh đều tổ chức các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp

vụ thanh toán quốc tế cho các cán bộ chuyên trách.Hoạt động kinh doanh vốn tại chi nhánh được thực hiện chủ động và thường xuyên,bảo đảm đủ dự trữ bắt buộc,an toàn thanh toán kết hợp kinh doanh thu lợi nhuận và nâng cao uy tín thị phần.

Quản lý, xuất khẩu ngoại tệ tại chi nhánh đã đảm bảo tập trung vốn về một đầu mối đáp ứng tiền tệ cho nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện thành công xuất khẩu ngoại tệ. Kinh doanh ngoại tệ: hoạt động mua bán ngoại tệ đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán hàng nhập đối với khách hàng của chi nhánh, đồng thời kinh doanh ngoại tệ an toàn, hiệu quả, chênh lệch thu chi đạt trên 2,55 tỷ đồng.

2.1.2. Một số kết quả đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thương mại cổ phẩn Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Thăng Long

Đồng thời với việc củng cố tăng cường phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống vốn có của một Ngân hàng thương mại, chi nhánh Thăng Long cũng mở rộng và phát triển thêm các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tăng đần tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng.

2.1.2.1. Dịch vụ kiều hối

Cùng với hơn 100 chi nhánh, phòng giao dịch khác được phân bố khắp nơi trên cả nước chi nhánh Thăng Long đã góp phần đưa Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội có mạng lưới chi trả kiều hối lớn nhất nhì trong số các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong tháng 10/2010, chi nhánh đã triển khai thành công hệ thống giao dịch trực tuyến với Western Union – công ty chuyển tiền nhanh hàng đầu thế giới, tạo ra một kênh chuyển tiền kiều hối nhanh chóng – an toàn – hiệu quả cho khách hàng. Hệ thống giao dịch trực tuyến cho phép SHB Thăng Long thực hiện giao dịch chuyển tiền chỉ trong thời gian từ 10 đến 15 phút thay vì 2 – 3 ngày như đối với một số dịch vụ khác.

Cuối năm 2010 chi nhánh và Western Union đã hợp tác để triển khai thêm dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài qua hệ thống giao dịch trực tuyến để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Chi nhánh cam kết tạo lập kênh chuyển tiền có độ tin cậy cao, qua đó từng bước hạn chế các kênh chuyển tiền không chính thức khác.

2.1.2.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ ngân hàng

Tại chi nhánh Thăng Long công tác hiện đại hóa ngân hàng đã được tích cực triển khai. Chi nhánh đã cùng với trụ sở chính là đơn vị thực hiện giai đoạn I của dự án hiện đại hóa ngân hàng và kế toán khách hàng sớm nhất và có hiệu quả. Việc thực hiện thành công dự án này đã tạo cho chi nhánh có nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, quản lý thông tin khách hàng trên cơ sở dữ liệu tập trung cho phép phát triển các nghiệp vụ ngân hàng.

Chi nhánh đã đưa vào hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm thoả mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin, truy vấn tài khoản, thah toán điện tử một cách nhanh chóng

trên mạng điện tử của ngân hàng

Bên cạnh đó hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin khác của chi nhánh cũng đang duy trì hoạt động một cách có hiệu quả và ổn định. Cụ thể:

-Hệ thống thanh toán song biên với 4 ngân hàng Thương mại quốc doanh: ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang được triển khai rộng khắp trong toàn hệ thống.

-Hệ thống kết nối khách hàng đã được mở rộng, phục vụ chủ yếu các khách hàng lớn có giao dịch ngân hàng thường xuyên như: kho bạc nhà nước Việt Nam, Ngân hàng phát triển Việt Nam,công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm Prudential, bảo hiểm xã hội Việt Nam.

-Các hệ thống thanh toán khác như hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống chuyển tiền điện tử đang giữ vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chuyển tiền thanh toán nhanh gọn, gia tăng thêm tiện ích cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn cho khách hàng.

2.1.2.3. Tăng cường công tác phòng ngừa và quản trị rủi ro

Nhận thức đầy đủ vai trò to lớn của công tác phòng ngừa và quản trị rủi ro đối với hoạt động của một ngân hàng thương mại hiện đại, SHB Thăng Long đã hết sức chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, tích cực triển khai dự án nhằm hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro: hoàn thiện mô hình Ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO), xây dựng hệ thống thông tin khách hàng hoàn chỉnh để có thể quản lý khách hàng có giao dịch với hệ thống các phòng giao dịch của chi nhánh một cách thống nhất, toàn diện với mục tiêu phục vụ công tác chăm sóc khách hàng, phân tích xếp loại khách hàng và quản trị rủi ro.

Hệ thống thống thông tin của chi nhánh đã đáp ứng được yêu cầu đầy đủ thông tin cho các phòng giao dịch một cách chính xác, kịp thời, ngăn ngừa rủi ro phát sinh. Bên cạnh đó chi nhánh đang cùng với toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội tích cực triển khai dự án nâng cao năng lực phân tích kinh tế ngành do AFD tài trợ, dự án xây dựng hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng theo thông lệ quốc tế trong khuôn khổ trợ giúp kĩ thuật của ADB, xây dựng module thông tin khách hàng.

Công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro phù hợp với hoạt động của chi nhánh và thông lệ quốc tế. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các quy định về phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro theo quyết định 493/2005/NHNN. Kết quả tổng số trích lập dự phòng rủi ro đến tháng 2/2011 là 24,9 tỷ đồng tăng 19,28 % so với 12/2010 là 20,87 tỷ đồng.

Phấn đấu trong năm 2011 đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 7% bằng việc thực hiện đầy đủ các cam kết về xử lý nợ xấu và có cơ chế tăng vốn điều lệ.

Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế phát triển bền vững.

Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nâng cao năng suất lao động. Ưu tiên phát triển đầu tư nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, tích cực áp dụng công nghệ thông tin đào tạo từ xa.

Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Cải cách cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm góp phần đưa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Tăng cường khả năng cạnh tranh lấy phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động.

Thiết lập mối quan hệ tốt trong công việc với các bộ phận trong toàn hệ thống của Ngân hàng. Tạo lập cho toàn thể công nhân viên trong chi nhánh tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp. Cập nhật những văn bản nghiệp vụ ngân hàng do ngân hàng nhà nước ban hành và các cơ quan chức năng liên quan.

Quản lý và duy trì khách hàng hiện tại; tìm kiếm và phát triển khách hàng tiềm năng, cố gắng phục vụ khách hang thật tốt để lôi kéo được nhiều khách hang đến với mình hơn. Nắm rõ và triển khai tốt những sản phẩm hiện có trong hệ thống SHB. Đề xuất những biện pháp phát triển sản phẩm, phát triển khách hàng.

2.2. GIẢI PHÁP ĐA DANG HOÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có

Cũng giống như bất cứ một sản phẩm dịch vu nào khác trên thị trường, các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cũng cần những tiêu chuẩn nhất định để đánh giá chất lượng. Qua nghiên cứu thực tiễn có thể đưa ra một số chỉ tiêu như sau:

- Đầu tiên phải nói đến sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng. Sản phẩm , dịch vụ của Ngân hàng cung cấp ra là nhằm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nếu chất lượng của các sản phẩm dịch vụ cao thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài với Ngân hàng, không những thế khách hàng còn quảng bá, giới thiệu dịch vụ của Ngân hàng tới những người thân, bè bạn, nâng cao uy tín của Ngân hàng trên trương kinh doanh.

- Sự hoàn hảo của dịch vụ. Nó được hiểu là giảm thiểu các sai sót trong giao dịch với khách hàng và rủi ro trong kinh doanh dịch vụ của ngân hàng. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng ngày càng hoàn hảo, giảm các sai sót trong giao dịch của ngân hàng với khách hàng, giảm thiểu những lời phàn nàn và khiếu kiện, khiếu nại của khách hàng đối với ngân hàng. Bên cạnh đó là những rủi ro trong kinh doanh dịch vụ của ngân hàng này càng giảm thiểu và đến mức không còn rủi ro.

- Quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng không ngừng tăng lên. Đây là kết quả tổng hợp của sự đa dạng dịch vụ, sự phát triển dịch vụ và đương nhiên là cả chất lượng dịch vụ của ngân hàng tăng lên. Song, chất lượng dịch vụ có tính nổi trội hơn cả. Bởi vì nếu như chất lượng dịch vụ không đảm bảo, không được nâng cao, thì sự đa dạng các dịch vụ và phát triển các dịch vụ sẽ không có ý nghĩa

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG HOÁ sản PHẨM DỊCH vụ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn – hà nội CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w