5. Kết cấu của luận văn
2.1. Chủ thể của thủ tục phục hồi
2.1.1. Các chủ nợ
Một trong những cơ bản và quan trọng nhất của thủ tục phá sản là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Chính vì vậy, nên pháp luật phá sản ở quốc gia nào cũng dành cho chủ nợ một địa vị pháp lý rất đặc biệt. Như đã phân tích ở trên, thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể. Điều đó có nghĩa là, trong thủ tục phá sản, mặc dù còn nhiều chủ nợ tham gia nhưng từng người trong số họ không được xé lẻ để đòi nợ riêng cho mình mà tất cả họ phải được tập hợp lại thành một chủ thể pháp lý duy nhất để tham gia thủ tục phá sản. Chủ thể đó được pháp luật các nước gọi là tổng thể các chủ nợ. Pháp luật phá sản các nước đều quy định tổng thể chủ nợ là cơ quan đại diện cao nhất cho ý chí của các chủ nợ, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến lợi ích của chủ nợ. Vì vậy, tổng thể chủ nợ mới là chủ thể có quyền thông qua hay không thông qua kế hoạch phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do con nợ hoặc chủ thể khác được pháp luật quy định soạn thảo. Nếu tổng thể chủ nợ không thông qua kế hoạch này thì coi như con nợ đã hết khả năng phục hồi, cho dù họ có quyết tâm đến mấy. Ý chí của chủ nợ rất quan trọng, quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của con nợ. Trong trường hợp kế hoạch phục hồi đã được thông qua nhưng việc thực hiện nó của chủ doanh nghiệp vẫn không đem lại hiệu quả thì tổng thể chủ nợ có quyền đề nghị thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý đối với con nợ.
Theo pháp luật phá sản Việt Nam, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, toà án có thẩm quyền sẽ thông báo việc phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ trên các báo địa phương và trung ương (Điều 29 Luật phá sản). Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của toà án mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho toà án (Điều 51
Luật phá sản). Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, tổ quản lý tài sản sẽ lập xong danh sách chủ nợ. Danh sách chủ nợ phải ghi rõ tên, địa chỉ, số nợ của từng chủ nợ, trong đó phân định rõ các khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn. Danh sách chủ nợ này phải được niêm yết công khai tại trụ sở toà án tiến hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày niêm yết. Trong thời hạn này, các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có quyền khiếu nại với toà án về danh sách chủ nợ (Điều 52). Trên cơ sở khiếu nại của các chủ nợ, nếu có căn cứ, tổ quản lý tài sản sẽ sửa đổi, bổ sung nội dung khiếu nại vào danh sách chủ nợ. Hết thời hạn này toà án sẽ khoá sổ danh sách chủ nợ và các chủ nợ không có tên trong danh sách chủ nợ sẽ mất quyền đòi nợ.
Như vậy, theo các quy định trên thì tất cả các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ đến toà án không phân biệt các loại chủ nợ. Dù là chủ nợ có bảo đảm (bảo đảm toàn bộ hay bảo đảm một phần) hay chủ nợ không có bảo đảm cũng đều phải gửi giấy đòi nợ đến toà án. Thậm chí, người lao động cũng phải gửi đơn đòi thanh toán nợ lương nếu doanh nghiệp chưa thanh toán tiền lương cho họ.
Theo Điều 13 Luật Phá sản 2004 thì các chủ nợ đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số nợ không có bảo đảm có quyền yêu cầu thẩm phán phụ trách vụ việc triệu tập hội nghị chủ nợ để quyết định các vấn đề liên quan đến chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ. Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ, đại diện cho người lao động hoặc đại diện công đoàn được người lao động uỷ quyền được quyền tham gia hội nghị chủ nợ (Điều 62). Hội nghị chủ nợ được coi là hợp lệ khi có đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 63 và Điều 65 Luật phá sản năm 2004, đó là:
-Có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia;
- Có sự tham gia của những người có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ: người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Theo quy định của Luật phá sản năm 2004 thì chủ nợ, hội nghị chủ nợ có quyền, nghĩa vụ quyết định các vấn đề sau khi tham gia vào thủ tục phục hồi:
- Hội nghị chủ nợ thảo luận và thông qua các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh làm cơ sở để toà án ra quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Nghị quyết của hội nghị chủ nợ được thông qua khi có sự chấp thuận của quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại hội nghị đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên thông qua (Điều 64).
- Hội nghị chủ nợ thảo luận và thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã do doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc bất kỳ chủ nợ, người thứ ba đệ trình. Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại hội nghị đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
-Chủ nợ có quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trình hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định (Điều 68). Đây là một quyền mới được Luật phá sản năm 2004 ghi nhận nhằm tạo điều kiện cho các chủ nợ tham gia một cách tích cực và chủ động hơn vào quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo khoản 2 Điều 68, trong thời hạn mà con nợ có nghĩa vụ xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để nộp cho toà án thì bất kỳ chủ nợ nào cũng đều có quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và nộp cho toà án để đưa ra hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định. Quy định này cho thấy vai trò chủ động của chủ nợ trong việc giải quyết phá sản được đề cao. Với quy định mới này, các chủ nợ sẽ có thêm cơ hội để tự mình đề xuất phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh mà mình cho là phù hợp nhất để cứu doanh nghiệp, hợp tác xã mà thực chất là tự cứu mình.
- Giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và được thẩm phán công nhận (Điều 73). Chủ nợ thực hiện việc giám sát nhằm buộc doanh nghiệp, hợp tác xã phải hoạt động đúng theo phương án phục hồi đã được hội nghị chủ nợ thông qua. Trong quá trình giám sát, chỉ có chủ nợ mới có quyền đồng ý cho phép con nợ sửa đổi, bổ sung nội dung của phương án phục hồi; toà án chỉ có quyền công nhận thoả thuận sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi (Điều 75). Trường hợp xét thấy con nợ thực hiện phương án phục hồi một cách có hiệu quả thì chủ nợ có quyền đồng ý để toà án quyết định việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; sự đồng ý của chủ nợ được coi là hợp lệ khi được quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán nhất trí (Điều 76). Trong trường hợp phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì chủ nợ có quyền yêu cầu toà án ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ (Điều 80).
-Chủ nợ có quyền được thanh toán các khoản nợ từ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã (Điều 37). Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện thành công phương án phục hồi đã được hội nghị chủ nợ thông qua thì các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo nội dung đã đề ra trong phương án phục hồi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào doanh nghiệp, hợp tác xã cũng có khả năng phục hồi được hoạt động kinh doanh, vì vậy, trong nhiều trường hợp toà án phải ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp này, các chủ nợ được quyền thanh toán các khoản nợ của mình theo thứ tự ưu tiên quy định của pháp luật phá sản.
Như vậy, Luật phá sản 2004 quy định khá rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ nợ. Thông qua đó để bảo vệ lợi ích của các chủ nợ, việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thành công sẽ bảo vệ một cách toàn vẹn nhất quyền lợi chính đáng của các chủ nợ. Mục đích đầu tiên, cơ bản và quan trọng nhất của thủ tục phá sản là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Nếu chủ nợ có thể đòi được các món nợ của mình bằng các hình thức tố tụng thông thường thì không cần phải có thủ tục phá sản, không có việc giải quyết phá sản. Quyền lợi của các chủ nợ được bảo vệ một cách toàn vẹn nhất thông qua thủ tục phục hồi, sự thành công của việc thực hiện thủ tục này sẽ góp phần giảm thiểu rất lớn những hậu quả xảy ra cho xã hội. Việc các chủ nợ tích cực tham gia vào thủ tục này cũng là để bảo vệ lợi ích của chính bản thân họ. Vì thế pháp luật cũng dành cho họ những quyền và nghĩa vụ nhất định, tạo điều kiện để họ giúp các con nợ có thể thực hiện thành công phương án phục hồi của mình, sự tồn tại của con nợ phụ thuộc rất lớn vào ý chí của các chủ nợ. Việc con nợ có quá nhiều chủ nợ nhưng lại có quá ít tài sản để thanh toán nợ thì việc các chủ nợ tranh giành nhau tài sản của con nợ là điều rất có thể xảy ra. Để tránh tình trạng này thì việc phục hồi thành công hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã là điều rất cần thiết, khi đã thực hiện phương án phục hồi thành công thì tài sản của con nợ có thể được nhân lên gấp nhiều lần so với tài sản hiện có và lúc này việc thanh toán các khoản nợ đối với con nợ là điều rất dễ dàng. Đây cũng là một trong những biện pháp mà Nhà nước sử dụng để can thiệp nhằm tránh được các hệ quả tiêu cực cho xã hội. Chủ nợ không chỉ đơn thuần là những người có khối tài sản bình thường, mà đó có thể là các tổ chức tài chính, ngân hàng, các doanh nghiệp lớn đến những người lao động. Một khi con nợ không có khả năng thanh toán hết các khoản nợ thì hậu quả xảy ra sẽ là rất lớn. Sự sụp đổ của con nợ có thể kéo theo cả sự đổ vỡ của các tổ chức đó,vì thế, việc áp dụng thủ tục phục hồi với sự tham gia của cả các chủ nợ là điều không thể không được quy định trong thủ tục phá sản. Đang trong giai
đoạn khó khăn thì sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân, những đối tượng khác là điều rất cần thiết đối với một con nợ. Điều đó cũng nói lên tính nhân đạo của hệ thống pháp luật, những doanh nghiệp thua lỗ triền miên, nợ nần chồng chất thì không những chưa bị xử lý mà còn được tạo cơ hội để được khôi phục, được tiếp tục phấn đấu để tự hoàn thiện mình rồi tồn tại và phát triển. Những đối tượng có quyền nhiều nhất như các chủ nợ cũng phải dang tay cứu giúp và việc phục hồi doanh nghiệp có thành công hay không thì vai trò của chủ nợ là rất lớn, quyền và lợi ích chính đáng của các chủ nợ từ đó cũng được bảo vệ toàn vẹn.
2.1.2. Thƣơng nhân mắc nợ
Doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ là một trong các chủ thể tham gia vào thủ tục phục hồi và có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện phương án phục hồi. Chính các doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ mới là người hiểu rõ nhất tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như thực trạng tài chính của mình. Xuất phát từ quan điểm tiến bộ, bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ nợ, pháp luật cũng dành nhiều quy định thể hiện sự chú trọng đến việc tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, hợp tác xã khắc phục khó khăn về tài chính, thoát khỏi tình trạng phá sản để trở lại hoạt động bình thường. Điều này có thể nhận thấy qua việc Luật phá sản 2004 đã quy định hàng loạt những quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ trong quá trình tham gia vào thủ tục phục hồi như:
- Tại hội nghị chủ nợ, con nợ có quyền kiến nghị với hội nghị chủ nợ về phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ cho các chủ nợ (Điều 64).
- Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để trình ra hội nghị chủ nợ xem xét, thông qua (Điều 68). Sau khi có quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và chuyển cho thẩm phán xem xét, quyết định trình ra hội nghị chủ nợ thông qua. Việc xây dựng
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phải được thực hiện trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết về việc thông qua phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ. Khi có sự đồng ý của thẩm phán thì thời hạn thực hiện việc này có thể được kéo dài thêm nhưng không quá sáu mươi ngày.
-Thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ thông qua và được toà án công nhận (Điều 73).
- Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa vụ thanh toán các nghĩa vụ tài sản, trong đó có nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ bằng toàn bộ tài sản của mình. Trong trường hợp được hội nghị chủ nợ tạo cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ thanh toán nợ cho các chủ nợ theo nội dung phương án phục hồi đã được hội nghị chủ nợ thông qua. Ngược lại, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thể phục hồi hoạt động kinh doanh thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được dùng để thanh toán cho các chủ nợ cũng như thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác của mình. Doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ được nhận phần giá trị tài sản còn lại của mình sau khi đã thanh toán đủ các nghĩa vụ tài sản.
Như vậy, Luật phá sản năm 2004 đã quy định khá chi tiết và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ tham gia vào thủ tục phục hồi. Đây là đối tượng được áp dụng thủ tục phục hồi và khả năng có