5. Kết cấu của luận văn
3.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện thủ tục phục hồi ở Việt
3.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện thủ tục phục hồi ở Việt Nam hiện nay Nam hiện nay
Phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ giúp cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được tiếp tục tồn tại, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà còn tạo điều kiện cho những doanh nghiệp này vượt qua tình hình khó khăn về tài chính, hoàn trả các khoản nợ cho chủ nơ. Bên cạnh đó, phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cũng góp phần duy trì ổn định trật tự kinh doanh, trật tự xã hội.
Xuất phát từ vai trò đó nên ngay từ trong thời kì đầu của sự đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đường lối và chính sách về phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trong việc giải quyết yêu cầu đòi nợ tập thể. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua những quy định pháp luật với nhiều nội dung tiến bộ, mang tính xã hội cao, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Luật Phá sản 2004 là đạo luật kết tinh giữa học hỏi kinh nghiệm lập pháp về phá sản của các nước trên thế giới và sự vận dụng sáng tạo dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Nam. Lần đầu tiên, thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tỉnh trạng phá sản được Luật phá sản 2004 quy định với tư cách là thủ tục tương đối độc lập, đã có sự phân tách tương đối rõ rang giữa thủ tục phục hồi và thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp với nhiều quy định mới, tiến bộ. Điều đó có nghĩa là bên cạnh mục đích nhằm cứu vãn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Luật phá sản 2004 còn hướng tới bảo vệ tối đa quyền lợi cho các chủ nợ. Trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi, Luật Phá sản 2004 luôn tạo điều kiện để chủ nợ và con nợ chủ động xem
xét, thoả thuận giải quyết những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp cũng như quyền lợi của các bên. Song bên cạnh đó, những quy định của thủ tục phục hồi đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc nhất định. Để đạt được hiệu lực, hiệu quả trong quá trình áp dụng và thực hiện những quy định liên quan thủ tục phục hồi trên thực tế, Luật Phá sản 2004 thực sự là công cụ hữu hiệu quả bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức và xã hội.
Song do được ban hành vào thời điểm mà nền kinh tế thị trường của chúng ta chưa phát triển và yêu cầu cấp thiết phải có hành lang pháp lý về việc đòi nợ tập thể tránh tình trạng lộn xộn, mất trật tự xã hội đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ nên các quy định pháp luật về thủ tục phục hồi trong Luật phá sản không tránh khỏi những vướng mắc nhất định. Những quy định của pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản tỏ ra chưa phù hợp với thực tiễn, không có tính khả thi, gây khó khăn cho việc thực thi và áp dụng pháp luật.
Các quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản còn nhiều nội dung chưa rõ rang, gây khó khăn trong quá trình áp dụng, một số nội dung chưa được quy định tính thống nhất với các văn bản pháp luật khác còn hạn chế, do đó, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả áp dụng pháp luật. Trong khi đó, quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá đã có những ảnh hưởng và tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia buộc pháp luật của các quốc gia phải xích lại gần nhau. Trước thực trạng đó, nhu cầu đổi mới, hoàn thiện pháp luật về thủ tục phục hồi là một yêu cầu cấp bách.
3.2. Các phƣơng hƣớng hoàn thiện thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay
Thực trạng thi hành những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đã đặt ra cho chúng ta những đòi hỏi cấp bách, khach quan phải hoàn thiện khung pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện khung pháp luật về
thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải dựa trên cơ sở những định hướng sau:
Một là, Việc hoàn thiện khung pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải dựa trên cơ sở những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nươc về việc hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, theo đó, cần phải phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực, đảm bảo quyền lợi tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Hai là, Việc hoàn thiện phải dựa trên cơ sở những nhân tố hợp lý trong hệ thống pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đã được thực tế kiểm nghiệm và chứng minh. Đồng thời, trên cơ sở điều kiện hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam để khắc phục những hạn chế khiếm khuyết và vướng mắc còn tồn tại trong Luật phá sản hiện hành.
Ba là, Tiếp thu, học hỏi có chọn lọc những nhân tố, kinh nghiệm hợp lý của pháp luật về thủ tục phục hồi của các quốc gia trên thế giới.
Bốn là, Việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải đáp ứng với yêu cầu nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. Vì thế, cần phải có sự thay đổi về tư duy, quan niệm về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Thủ tục phục hồi phải được xây dựng theo mô hình tố tụng gọn nhẹ hơn đầy đủ hơn đồng bộ hơn. 3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản việt Nam hiện nay
3.3.1. Các giải pháp pháp lí
· Thứ nhất: Xác định lại vai trò của thủ tục phục hồi trong tiến trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo hướng tách thủ tục phục hồi ra thành thủ tục độc lập với thủ tục thanh lý doanh nghiệp
Phục hồi doanh nghiệp là một giai đoạn trong tiến trình xử lý phá sản doanh nghiệp. Chỉ sau khi thủ tục phục hồi doanh nghiệp được tiến hành không thành công thì mới chuyển qua giai đoạn thanh lý doanh nghiệp. Với
mô hình này, luật pháp đã buộc các chủ nợ và bản thân doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện theo trình tự luật định không phụ thuộc vào khả năng doanh nghiệp có thể phục hồi được hay không. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có muốn phục hồi không. Điều này làm cho thủ tục phục hồi được quy định trong Luật phá sản trở nên rườm rà không cần thiết, tiêu tốn thời gian và tiền bạc của các chủ thể kinh doanh. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ cũng như để có thể cứu vãn được hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chúng ta cần thiết phải có sự tách bạch giữa hai thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và thủ tục thanh lý doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Việc tách bạch hai loại thủ tục này có thuận lợi rất lớn là đảm bảo tính đơn giản của thủ tục, rút ngắn được thời gian thực hiện thủ tục đồng thời tránh nảy sinh các chi phí cao cho thủ tục. Vì lẽ đó, trên cơ sở phân tích, đánh giá những quan điểm hạn chế của mô hình cũ và học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, luận văn kiến nghị thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được tiến hành như sau: Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, toà án có thẩm quyền sẽ thụ lý khi có đủ điều kiện thụ lý. Tiếp đó, toà án có thẩm quyền xem xét và kiểm tra điều kiện mở thủ tục phục hồi. Nếu đảm bảo đủ điều kiện mở thủ tục phục hồi, toà án sẽ ra quyết định yêu cầu mở thủ tục phục hồi gồm những việc như xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, xác định danh sách chủ nợ, xây dựng và thông qua phương án phục hồi và thực hiện phương án phục hồi.
· Thứ hai: Luật phá sản cần đƣa ra các quy định nhằm hỗ trợ, khuyến khích đối với thủ tục phục hồi.
Nội dung của thủ tục phục hồi trong Luật phá sản 2004 có nhiều tiến bộ hơn so với Luật phá sản doanh nghiệp 1993. Doanh nghiệp muốn phục hồi ngoài ý chí chủ quan của các bên thể hiện trong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cần có những điều kiện cần thiết về khả năng tài chính và có
sự khuyến khích của nhà nước. Một trong những khuyến khích của Nhà nước có thể có ở đây là quy định không tính lãi đối với các khoản nợ khi áp dụng thủ tục phục hồi nhằm giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, Luật phá sản 2004 không áp dụng quy định này ở thủ tục phục hồi mà lại áp dụng ở thủ tục thanh lý (Điều 34). Việc giảm nhẹ khó khăn tài chính cho con nợ như giảm nợ, không tính lãi… hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoà giải giữa con nợ với các chủ nợ. Ở đây, không có sự hỗ trợ, khuyến khích của Luật đối với thủ tục phục hồi. Trong tương lai Luật phá sản cần bổ sung quy định không tính lãi đối với các khoản nợ khi áp dụng thủ tục phục hồi. Có như vậy mới khuyến khích được các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản áp dụng thủ tục này.
Khi doanh nghiệp, hợp tác xã đã lâm vào tình trạng phá sản thì lúc đó tài sản còn lại của doanh nghiệp không đáng là bao, khả năng chi trả các khoản nợ đã không còn. Lúc này doanh nghiệp, hợp tác xã rất cần có sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía các chủ thể khác, nhất là từ phía nhà nước và các chủ nợ. Việc đưa ra các quy định pháp lý nhằm giảm bớt gánh nặng cho con nợ tới mức có thể là điều hết sức cần thiết trong hoàn cảnh này. Khi đã khó khăn thì dù có nhận được sự giúp đỡ nhỏ nhoi cũng được coi là rất quan trọng đối với con nợ. Nếu pháp luật đưa ra quy định không tính lãi đối với các khoản nợ khi áp dụng thủ tục phục hồi, thì thông qua quy định này còn là thể hiện sự khoan hồng của các chủ nợ đối với con nợ, quyền lợi của các chủ nợ bị giảm đi để nhường lại cho việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được thành công. Đó là quy định pháp lý mang tính nhân đạo cần được bổ sung cho thủ tục này. Nếu thế vai trò của thủ tục phục hồi ngày càng được nâng cao hơn nữa và hiệu qủa của việc áp dụng thủ tục phục hồi cũng được cải thiện theo hướng tích cực, quyền lợi chính đáng của các chủ nợ được bảo đảm trọn vẹn, tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam qua đó cũng được nâng cao.
· Thứ ba: Bổ sung thêm quy định để các con nợ tự tiến hành phục hồi khi lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính.
Theo Luật phá sản hiện hành thì pháp luật phá sản chưa quy định cơ chế để các con nợ tự tiến hành phục hồi khi lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Theo quy định hiện nay thì chỉ khi nào con nợ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và được toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì mới có quyền được áp dụng cơ chế phục hồi. Như vậy, thủ tục phục hồi chỉ có thể được tiến hành trong quá trình toà án tiến hành giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản. Quy định này buộc các con nợ phải tiến hành thủ tục phục hồi dưới sự kiểm soát của toà án, do đó chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Để đảm bảo tính chủ động hơn cho các con nợ thì cần có một cơ chế cho phép con nợ khi thấy mình lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính thì có thể chủ động nộp đơn đến toà án để được áp dụng các biện pháp bảo vệ và con nợ tự tiến hành thủ tục phục hồi sau khi đã thoả thuận với các chủ nợ mà không cần sự giám sát của toà án.
Việc quy định thủ tục phục hồi chỉ được áp dụng sau khi toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản là cứng nhăc, không hợp lý. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp thời gian không cho phép các doanh nghiệp được trì hoãn việc thực hiện phương án phục hồi. Quyết định của toà án phải có một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thực tế mà các doanh nghiệp phải thực hiện ngay phương án phục hồi của mình mới đạt kết quả cao. Vì thế trong tương lai ta cần bổ sung thêm quy định để các con nợ tự tiến hành phục hồi sau khi đã thoả thuận với các chủ nợ, và sửa đổi quy định về điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi, theo đó quy định này cần được sửa đổi như sau:
“Thủ tục phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ được áp dụng khi đảm bảo các điều kiện sau:
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã còn khả năng hồi phục. Khả năng hồi phục của doanh nghiệp, hợp tác xã được thẩm phán giải quyết vụ việc phân tích và đánh giá trên cơ sở của bản báo cáo phân tích tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ”.
Trên thực tế có nhiều trường hợp doanh nghiệp tự tiến hành việc phục hồi mà không thông qua một trình tự, thủ tục nào được quy định trong Luật phá sản, chỉ khi họ không thể phục hồi được theo ý mình thì mới cần có sự can thiệp của đạo luật này. Việc doanh nghiệp tự phục hồi vừa mang tính tích cực nhưng cũng biểu hiện mặt hạn chế của nó. Mặt tích cực thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có thể tận dụng được khoảng thời gian phù hợp nhất để phục hồi vì trong kinh doanh thì cơ hội là điều rất quan trọng, nếu bỏ lỡ cơ hội cần thiết thì có thể cơ hội thành công sẽ không đến với mình. Mặt hạn chế thể hiện ở chỗ nhiều doanh nghiệp sẽ lợi dụng việc không có sự giám sát của toà án mà tiến hành các hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, xét về tầm quan trọng thì việc để các con nợ tự tiến hành phục hồi khi lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính vẫn là rất cần thiết.
· Thứ tư: Hoàn thiện các quy định về xây dựng phƣơng án tái tổ chức kinh doanh.
Trong những nội dung quan trọng của phương án phục hồi doanh nghiệp là phải chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất giải pháp tạo hướng đi cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính.
Cần phải đa dạng hóa hay mở rộng phạm vi chủ thể có quyền xây dựng phương án phục hồi. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ kiện cũng được tham gia và xây dựng phương án phục hồi. Như vậy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mới thấy được những kinh nghiệm quý báu trong tổ chức thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đó
cũng là để tạo niềm tin, thuận lợi cho phương án phục hồi được thông qua dễ