Nội dung của thủ tục phục hồi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Nội dung của thủ tục phục hồi

Pháp luật phá sản tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ có thể phục hồi hoặc rút khỏi thương trường. Mặc dù kinh doanh thua lỗ, không thanh toán được nợ là điều nằm ngoài mong muốn của các nhà kinh doanh, song điều đó lại hoàn toàn có thể xảy ra bởi sự rủi ro chứa đựng ngay trong công việc kinh doanh của họ. Một doanh nghiệp không thanh toán được nợ, bị phá sản sẽ gây ra rất nhiều hậu quả đối với xã hội, trước hết là đối với chủ nợ, người lao động và đối với nguồn thu ngân sách. Vì thế, vấn đề ưu tiên đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ là phải làm sao để có thể được phục hồi, thoát khỏi tình trạng phá sản. Ở mỗi quốc gia với các điều kiện và thực trạng phát triển kinh tế khác nhau thì việc quy định về cách thức phục hồi doanh nghiệp cũng khác nhau. Nhưng dù với cách thức nào đi nữa, thì việc phục hồi doanh nghiệp cũng đều nhằm mục đích cứu vớt chúng thoát khỏi tình trạng phá sản. Toà án không thanh lý tài sản của con nợ và tuyên bố phá sản ngay khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp mắc nợ khắc phục các khó khăn về tài chính bằng thủ tục phục hồi. Việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ được tiến hành với những nội dung và theo một trình tự nhất định nhằm đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng thủ tục này. Những nội dung của thủ tục phục hồi theo Luật phá sản phải kể tới là:

2.3.1. Xây dựng phƣơng án phục hồi

Một trong những mục đích lớn nhất của pháp luật phá sản hiện đại là cứu vãn, duy trì hoạt động của doanh nghiệp mắc nợ. Phục hồi doanh nghiệp

mắc nợ được đặt ra nhằm đáp ứng mục đích này, cứu vớt doanh nghiệp mắc nợ khi còn có thể.

Theo quy định tại Điều 68 Luật phá sản 2004, thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ.

Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản do doanh nghiệp hoặc hợp tác xã đó xây dựng hoặc có thể do bất cứ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng và được nộp cho toà án. Như vậy, so với Luật phá sản năm 1993 thì Luật phá sản năm 2004 đã mở rộng hơn khả năng tham gia vào việc phục hồi doanh nghiệp cho các đối tượng khác ngoài doanh nghiệp mắc nợ. Theo Điều 20 của Luật phá sản năm 1993 thì chỉ có chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp xây dựng phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh.

Về nội dung phương án phục hồi, theo quy định tại Điều 69: Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ. Các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm:

a) Huy động vốn mới;

b) Thay đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh; c) Đổi mới công nghệ sản xuất;

d) Tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất;

đ) Bán lại cổ phần cho chủ nợ;

e) Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết; g) Các biện pháp khác không trái pháp luật.

Trong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, con nợ cũng phải nêu rõ kế hoạch thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh không được hội nghị chủ nợ thông qua là một trong những căn cứ để toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã (Khoản 2,Điều 80).

Khi đứng trước nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ sẽ áp dụng mọi biện pháp có thể để cứu vãn tình trạng nguy kịch của mình. Các doanh nghiệp có thể thực hiện việc huy động vốn từ nhiều phía như vay từ phía ngân hàng, từ các doanh nghiệp bạn hàng, thu hút sự ủng hộ của nhiều chủ thể khác… Tuy nhiên, khi đã lâm vào tình trạng khó khăn, đứng trước nguy cơ phá sản được toà án áp dụng thủ tục phục hồi thì có lẽ việc áp dụng các biện pháp để huy động vốn đã được các doanh nghiệp áp dụng trước đó nhưng không thành công, lúc này các doanh nghiệp làm sao nhận được sự tin tưởng của các chủ thể khác mà kêu gọi sự ủng hộ của họ. Nhưng không phải vì thế mà biện pháp “huy động vốn mới” không được quy định trong Luật phá sản, mà việc quy định như vậy là nhằm tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp có thể áp dụng mọi biện pháp phù hợp với thực trạng của mình giúp cho việc phục hồi được thành công.

Biện pháp thứ hai để phục hồi hoạt động kinh doanh cần được nêu trong nội dung phương án phục hồi đó là việc thay đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang ngày càng diễn ra gay gắt, nhu cầu của con người ngày một cao hơn và có sự thay đổi liên tục. Nếu các doanh nghiệp vẫn giữ mãi việc sản xuất những mặt hàng cũ thì khó có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình và do đó sẽ dẫn tới sự thua lỗ. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự nhanh nhạy của các doanh nghiệp khi tìm hiểu thị trường. Khi đề ra biện pháp thay đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh thì chủ thể đưa ra biện pháp này phải nêu rõ lý do của sự thay đổi và thay đổi như thế nào, khả năng đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn là cao hay thấp, đáp ứng được

nhu cầu trước mắt hay lâu dài? Để thực hiện tốt biện pháp này, nó đòi hỏi ở khả năng nghiên cứu thị trường, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế các nước đang phát triển và chuyển đổi ngày càng nhanh.

Đổi mới công nghệ sản xuất cũng là một trong những biện pháp quan trọng để phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, những sản phẩm được làm ra theo lối thủ công ngày càng ít đi mà thay vào đó là những máy móc, trang thiết bị hiện đại. Để sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì đòi hỏi phải có công nghệ hiện đại. Nếu công nghệ sản xuất không được nâng cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn thì biện pháp khắc phục nó đương nhiên phải được thực hiện từ đây.

Việc tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất sẽ góp phần quan trọng vào việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự không thống nhất về quan điểm trong quản lý doanh nghiệp của những người lãnh đạo, sự hạn chế về trình độ và năng lực quản lý cùng với mục đích tư lợi và hành vi trái đạo đức của những người lãnh đạo là những nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị sụp đổ là rất lớn. Vì thế, cần phải sàng lọc và tổ chức lại bộ máy quản lý doanh nghiệp. Với đội ngũ lãnh đạo có trình độ hiểu biết và năng lực cao, phẩm chất tốt thì khả năng đưa doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn là rất lớn. Bên cạnh đó, để góp phần vào việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất thông qua sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất cho phù hợp với việc sản xuất ra từng mặt hàng nhất định cũng hết sức cần thiết. Ngày nay công nghệ sản xuất dây chuyền được áp dụng rất phổ biến, người lao động chỉ cần làm việc ở những công đoạn phù hợp với khả năng của mình cũng có thể tạo ra sản phẩm với năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên cũng tuỳ thuộc vào từng mặt

hàng mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất thông qua việc sáp nhập bộ phận sản xuất.

Bên cạnh các biện pháp trên, để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ, Luật phá sản 2004 đã đưa ra biện pháp đặc biệt quan trọng là bán lại cổ phần cho chủ nợ. Với biện pháp này, Luật phá sản đã tạo điều kiện để chủ nợ có toàn quyền tham gia vào thủ tục phục hồi. Nếu trước đó, con nợ được toà án tạo điều kiện cho việc phục hồi hoạt động kinh doanh, xây dựng phương án phục hồi phù hợp và áp dụng mọi biện pháp có thể để đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ cho các chủ nợ, thì lúc này bằng việc bán lại cổ phần cho chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ đã giải quyết xong một phần hoặc toàn bộ khoản nợ của mình đối với chủ nợ đó. Trong trường hợp này, việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh không còn nhằm mục đích chi trả các khoản nợ nữa mà hoàn toàn vì mục đích đưa doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường. Khi đã phải bán lại cổ phần cho chủ nợ thì điều này thể hiện rõ con nợ đã không có khả năng để tự phục hồi và không thực hiện được vai trò chủ động khi xây dựng phương án phục hồi, vai trò đó đã hoàn toàn chuyển sang các chủ nợ. Lúc này, nếu việc áp dụng thủ tục phục hồi được thành công thì lợi ích của các chủ nợ sẽ được nâng lên rất nhiều. Điều đó nói lên các chủ nợ đã xây dựng và thực hiện được phương án phục hồi phù hợp, và việc thực hiện thành công phương án này đã góp phần làm hạn chế những tác động xấu đối với các vấn đề kinh tế -xã hội. Vì thế, vai trò của các chủ nợ ở đây càng thể hiện sự quan trọng hơn, các chủ nợ tham gia vào thủ tục phục hồi không chỉ nhằm mục đích đòi lại quyền lợi của mình mà nó đã giúp cho doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường, làm giảm thiểu những thiệt hại cho nền kinh tế.

Để có thể thu lại được một phần nguồn vốn giúp cho việc phục hồi doanh nghiệp, thì tài sản không cần thiết của doanh nghiệp, hợp tác xã có thể được đem bán hoặc cho thuê. Tuy nhiên, đây chỉ là một biện pháp mang tính chất hỗ trợ cho việc phục hồi và ảnh hưởng của nó là rất nhỏ. Bởi lẽ, khi

doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản thì tài sản còn lại của doanh nghiệp là rất ít, nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ từ các chủ thể khác thì doanh nghiệp khó có thể trở lại hoạt động bình thường được.

Ngoài các biện pháp trên, để giúp cho việc phục hồi doanh nghiệp được thành công, ta có thể áp dụng thêm một số biện pháp như giảm bớt lao động thừa, mở rộng tìm kiếm khách hàng, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp,….

Như vậy, pháp luật đã quy định rõ các biện pháp cần phải thực hiện để phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, giúp cho doanh nghiệp có thể khôi phục lại tình trạng trước đây, giải quyết được các vấn đề tài chính với các chủ nợ, duy trì mối quan hệ với bạn hàng và lấy lại uy tín của mình trên thương trường. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương án trên có khả thi hay không lại là một vấn đề khác, các phương án đó có đủ khả năng để vực dậy tài chính cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản hay không, từ đó có thể thanh toán được các khoản nợ cho các chủ nợ. Điều đó đòi hỏi phải có một khoảng thời gian cần thiết để áp dụng các phương án và thấy rõ được hiệu quả của nó vì không phải trong bất cứ trường hợp nào thì việc áp dụng các biện pháp đó cũng được coi là cần thiết mà tuỳ từng trường hợp cụ thể của doanh nghiệp mới có thể áp dụng được những phương án trên.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình và nộp cho tòa án; nếu thấy cần phải có thời gian dài hơn thì phải có văn bản đề nghị thẩm phán gia hạn, thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày (Điều 68, Luật phá sản2004).

2.3.2. Thông qua phƣơng án tái tổ chức kinh doanh

Đây là giai đoạn quan trọng quyết định vận mệnh của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ. Một là, doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ tiếp tục được duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Hai là, doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ bị thanh lý tài sản và chấm dứt sự tồn tại. Vì vậy, pháp luật về phá sản đã

có những quy định hết sức chặt chẽ điều chỉnh việc thông qua phương án phục hồi của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ.

· Quyền thông qua phương án phục hồi:

Theo quy định tại Điều 71, Luật phá sản 2004 thì chủ thể thông qua phương án phục hồi chính là các chủ nợ thông qua hội nghị chủ nợ. Tuy nhiên, không phải mọi chủ nợ tham gia hội nghị chủ nợ đều có quyền thông qua phương án phục hồi tại hội nghị chủ nợ. Theo quy định tại Khoản 2,Điều 71 thì: “nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành”.

Quy định này đã loại trừ vai trò, thẩm quyền của chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần trong việc xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. Việc thông qua hay không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, xét cho cùng chủ yếu có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như các chủ nợ không có bảo đảm. Nếu phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã có tính khả thi mà hội nghị chủ nợ vẫn không thông qua thì cơ hội cứu vớt doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không còn và các chủ nợ không có bảo đảm khó có khả năng thu hồi đủ khoản nợ của mình. Ngược lại, nếu khả năng cứu vớt doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không cao mà hội nghị chủ nợ vẫn thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì khả năng thu hồi nợ của các chủ nợ không có bảo đảm càng thấp. Vì vậy, việc thông qua hay không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản cần phải được các chủ nợ không có bảo đảm xem xét, đánh giá và quyết định một cách cẩn trọng. Trong khi đó, dù áp dụng hay không áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì quyền đòi nợ của các chủ nợ có bảo đảm vẫn luôn được bảo đảm. Tuy nhiên, nếu áp dụng thủ tục

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)