Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP Ô TÔ (Trang 38 - 40)

- Lắp ráp di động cưỡng bức liên tục: đối tượng lắp ráp được đặt trên băng chuyền di chuyển liên tục trên tuyến và các công nhân đứng trên băng chuyền

c) Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia về thực chất là phương pháp kết hợp hai phương pháp kiểm tra trên. Dựa vào kết quả thu được từ phương pháp đo lường và cảm quan kinh nghiệm, người ta tiến hành thành lập hội đồng chuyên gia đánh giá, cho điểm từng thuộc tính và chỉ tiêu chất lượng, phân cấp hạng sản phẩm. Những chuyên gia phải là người có kiến thức, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần kiểm tra.

Bảng 5.2. Các giai đoạn của phương pháp chuyên gia

Giai đoạn Nội dung

Giai đoạn 1 Chuẩn bị

- Lập tổ công tác;

- Lựa chọn các chuyên gia;

- Xác định sản phẩm và các chỉ tiêu chất lượng cần kiểm tra của sản phẩm;

Giai doạn 2 Tổ chức kiểm tra

- Thu thập ý kiến chuyên gia;

- Lựa chọn phương pháp giám định chuyên gia; - Lựa chọn phương pháp thu nhận thông tin; - Tiến hành trưng cầu ý kiến chuyên gia;

Giai đoạn 3 Kết thúc kiểm tra

- Tổng hợp các ý kiến chuyên gia; - Xác định các vấn đề cần thống nhất;

- Tiếp tục tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia cho - đến khi thống nhất.

Phương pháp chuyên gia tiến hành theo hai cách là phưng pháp Delphy và Paterne. Trong phương pháp Delphy các chuyên gia không trực tiếp trao đổi với nhau mà các ý kiến được đánh giá bằng các phiếu điều tra đã được soạn thảo sẵn. Còn phương pháp Paterne là phương pháp trong đó các chuyên gia trao đổi trực tiếp với nhau để đi đến nhất trí về mức độ đạt được của các chỉ tiêu chất lượng. Cả hai phương pháp đều có những mặt tích cực và hạn chế nhất định cần được sử

dụng một cách linh hoạt phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Các bước kiểm tra giám định chất lượng bằng phương pháp chuyên gia bao gồm các giai đoạn như bảng 5.2.

Thực tế cho thấy phương pháp chuyên gia được tổ chức tốt sẽ đem lại kết quả khá chính xác trong kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. Vì vậy, nó được sử dụng khác rộng rãi hiện nay. Phương pháp này đã khai thác được kiến thức, trình độ và kinh nghiệm của các chuyên gia am hiểu sâu về chất lượng từng loại sản phẩm. Tuy nhiên nó vẫn mang tính chủ quan, phụ thuộc và kinh nghiệm, độ nhạy cảm và khả năng của các chuyên gia, chi phí lớn và tốn kém về thời gian. Ngoài ra đối với một số loại sản phẩm người ta còn sử dụng phương pháp dùng thử sản phẩm qua đó xác định rõ mức chất lượng đạt được.

Câu 20. Nêu các nội dung cơ bản trong kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và

bảo vệ môi trường trong SXLR ô tô (các ý chính mục 5.4.2, trg 246-252)

Việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định cho các loại xe cơ giới được sản xuất, lắp ráp từ các linh kiện hoàn toàn mới hoặc từ ô tô sát xi, xe cơ giới hoàn toàn mới chưa có biển số đăng ký. Đối tượng áp dụng là các Cơ sở sản xuất linh kiện, lắp ráp xe cơ giới và các tổ chức, cơ quan liên quan đến việc quản lý, kiểm tra, thử nghiệm xe cơ giới. Không áp dụng đối với mô tô, xe gắn máy, xe cơ giới được sản xuất, lắp ráp để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP Ô TÔ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)