Lịch sử ra đời Internet

Một phần của tài liệu Bài giảng Mạng máy tính và internet: Phần 1 - ThS. Nguyễn Viết Tuấn (Trang 36 - 38)

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể đƣợc truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính đƣợc liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã đƣợc chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học, của ngƣời dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu. Chúng cung cấp một khối lƣợng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet. Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho ngƣời sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thƣ điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thƣơng mại và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục nhƣ là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo.

Nền tảng cho sự ra đời khái niệm Internet đƣợc phát triển bởi 3 cá nhân và một hội thảo nghiên cứu, mỗi tác nhân trên đã thay đổi cách suy nghĩ về công nghệ qua sự phán đoán chính xác tƣơng lai của nó.

Vannevar Bush viết bản mô tả tƣởng tƣợng đầu tiên về những công dụng tiềm

tàng của công nghệ thông tin với sự mô tả của hệ thống thƣ viện tự động “memex”.

Norbert Wiener đã phát minh ra ngành Điều khiển học, truyền cảm hứng cho

các nhà nghiên cứu sau này tập trung vào việc sử dụng công nghệ để mở rộng khả năng của con ngƣời.

Hội thảo về trí tuệ nhân tạo năm 1956 ở Dartmouth đã đúc kết đƣợc khái niệm: công nghệ đã cải tiến với tốc độ cấp số mũ, và đã đƣa ra sự cân nhắc nghiêm túc đầu tiên về hậu quả.

Marshall McLuhan đƣa ra ý tƣởng một làng toàn cầu liên kết với nhau bởi một phần hệ thống thần kinh điện tử của nền văn minh nhân loại.

Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh đầu tiên, Sputnik I, khiến Tổng thống Mỹ thành lập cơ quan ARPA (Defense / Advanced Research Project Agency) nhằm giành lại vị trí dẫn đầu về công nghệ trong cuộc chạy đua vũ trang. ARPA chỉ định J.C.R. Licklider điều hành tổ chức IPTO (Information Processing Techniques Office) với một sự ủy nhiệm nghiên cứu xa hơn chƣơng trình SAGE (Semi-Automatic Ground Environment) và giúp bảo vệ nƣớc Mỹ khỏi các cuộc tấn công hạt nhân từ không gian. Licklider đã thuyết phục đƣợc IPTO về lợi ích tiềm tàng của một hệ thống mạng thông tin liên lạc khắp quốc gia, tác động đến ngƣời kế nhiệm thuê Lawrence Roberts để thực hiện viễn cảnh đó.

Roberts lãnh đạo phát triển mạng, dựa vào ý tƣởng mới của chuyển mạch gói phát hiện bởi Paul Baran ở RAND, và vài năm sau bởi Donal Davis ở UK National Physical Laboratory. Một máy tính đặc biệt đƣợc gọi là một Máy xử lý Giao tiếp Thông Điệp đƣợc chế tạo để hiện thực thiết kế, và APRANET ra đời đầu Tháng 10, năm 1969. Kết nối đầu tiên

36 đƣợc thực hiện giữa Trung tâm nghiên cứu ĐH California, LA và Trung tâm Viện nghiên cứu Stanford.

Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên đƣợc xây dựng.

Giao thức mạng đầu tiên đƣợc sử dụng trong APRANET là Network Control Program, chƣơng trình điều khiển mạng. Năm 1983, nó đƣợc thay thế bởi giao thức TCP/IP, phát triển bởi Robert Kahn, Vinton Ceft và một số nhà nghiên cứu khác. TCP/IP nhanh chóng trở thành giao thức phổ biến và đƣợc sử dụng rộng rãi khắp thế giới.

Mốc lịch sử quan trọng của Internet đƣợc xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990.

Sự hình thành mạng xƣơng sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển.

Với khả năng kết nối mở nhƣ vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thƣơng mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thƣơng mại điện tử trên Internet.

Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tƣơng ứng chính là hệ thống các trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW (World Wide Web). Trái với một số cách sử dụng thƣờng ngày, Internet và WWW không đồng nghĩa. Internet là một tập hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, v.v...; còn WWW, hay Web, là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink) và các địa chỉ URL, và nó có thể đƣợc truy nhập bằng cách sử dụng Internet. Trong tiếng Anh, sự nhầm lẫn của đa số dân chúng về hai từ này thƣờng đƣợc châm biếm bằng những từ nhƣ "the intarweb". Các cách thức thông thƣờng để truy cập internet là quay số, băng rộng, không dây, vệ tinh và qua điện thoại cầm tay.

Một số chƣơng trình duyệt Web thông dụng là:

• Internet Explorer có sẵn trong Microsoft Windows, của Microsoft • Mozilla và Mozilla Firefox của Tập đoàn Mozilla

• Netscape Navigator của Netscape • Opera của Opera Software

37 • Maxthon của MySoft Technology

• Avant Browser của Avant Force (Ý).

Tại Việt Nam, Internet chính thức xuất hiện năm 1996, khi đó đặt dƣới sự quản lý duy nhất của một nhà cung cấp dịch vụ là Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam: VNPT

Một phần của tài liệu Bài giảng Mạng máy tính và internet: Phần 1 - ThS. Nguyễn Viết Tuấn (Trang 36 - 38)