Lịch sử phát triển Internet tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng Mạng máy tính và internet: Phần 1 - ThS. Nguyễn Viết Tuấn (Trang 59)

a) Lịch sử

Rob Hurle, giáo sƣ tại Đại học Quốc gia Australia (ANU), đƣợc xem là ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển Internet tại Việt Nam với việc trình bày ý tƣởng của mình với các sinh viên Việt Nam đã từng du học tại Úc và mang một chiếc "modem" to bằng "cục gạch" sang Việt Nam năm 1991 để thử nghiệm. Sau đó, ông Rob Hurle cùng với ông Trần Bá Thái, Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội(IOIT) tiến hành thí nghiệm kết nối các máy tính ở Úc và Việt Nam thông qua đƣờng dây điện thoại, ông cũng viết một phần mềm mới cho hệ thống UNIX để có thể sử dụng modem liên lạc sang Việt Nam. Thí nghiệm thành công và năm 1992, IOIT Hà Nội có hộp thƣ điện tử riêng với "đuôi" ở tận Úc (.au) để trao đổi e-mail với ông Rob và có lẽ đó là lần đầu tiên ngƣời ở Việt Nam gửi e-mail ra nƣớc ngoài.

Tháng 9 năm 1993, ông Rob và một đồng nghiệp Việt kiều ở Đại học Tasmania tới Hà Nội dự hội thảo để bàn về kế hoạch phát triển Internet tại Việt Nam. Năm 1994, với tiền tài trợ của Chính phủ Úc, ông Rob và các đồng nghiệp tại ANU mua tặng Khoa Lịch sử Trƣờng

59 Đại học Tổng hợp Hà Nội 1 chiếc máy tính đầu tiên tại Việt Nam và modem và thực hiện việc kết nối Internet qua cổng.au. Ông Rob cũng là một trong những ngƣời đầu tiên nghĩ tới và đƣợc ủy quyền việc đăng ký tên miền .vn cho VN thay cho tên miền.au (Australia). Đến năm 1995, nhu cầu sử dụng Internet tại Việt Nam tăng quá lớn và tiền tài trợ từ Chính phủ Úc không còn đủ chi dụng, nên bắt đầu thu tiền của ngƣời VN sử dụng Internet và thƣơng mại hóa Internet, ông Rob và các đồng nghiệp ở IOIT bắt đầu hợp tác với Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) để phát triển dịch vụ.

Nhƣ vậy, sau 2 năm thử nghiệm cung cấp dịch vụ điện thƣ, vào năm 1994, Viện Công nghệ thông tin IOIT (qua công ty NetNam đƣợc họ thành lập) trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam, với dịch vụ thƣ điện tử dƣới tên miền quốc gia .vn. Các dịch vụ dựa trên thƣ điện tử nhƣ diễn đàn, liên lạc nội bộ, thƣ viện điện tử... đƣợc cung cấp cho hàng ngàn khách hàng chỉ sau 1 năm giới thiệu. Các dịch vụ khác nhƣ thiết kế Web, FTP,TelNet... đƣợc NetNam cung cấp đầy đủ khi Internet đƣợc chính thức cho phép hoạt động tại Việt Nam từ 1997.

Tháng 11 năm 1997, VNPT, NetNam, và 3 công ty khác trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam.

Trƣớc đó, việc thử nghiệm Internet ở Việt Nam xảy ra ở bốn địa điểm nhƣ sau:

 Viện Công nghệ thông tin thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia hợp tác với Đại học Quốc gia Australia để phát triển thử nghiệm mạng Varenet vào năm 1994.

 Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng liên kết với mạngToolnet thuộc Amsterdam

(Hà Lan) vào năm 1994.

 Trung tâm Khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học công nghệ và Môi trƣờng TP HCM liên kết với nút mạng ở Singapore vào năm 1995 với tên gọi

mạng HCMCNET.

 Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) thuộc Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông (VNPT) tại hai địa điểm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hai cổng quốc tế 64 Kb/giây kết nối Internet Sprintlink (Mỹ) vào năm 1996.

Internet Việt Nam cũng nhận đƣợc nhiều trợ giúp từ nƣớc ngoài để phát triển, nhƣ năm 2010, Bill Gates, giúp đỡ Việt Nam 30 triệu đôla Mỹ để phát triển internet tại vùng thôn quê.

2.6.2 Chất lượng Internet tại Việt Nam

Theo khảo sát của hãng khảo sát thị trƣờng Internet Pando Networks (Mỹ), năm 2011 Việt Nam đạt tốc độ kết nối Internet trung bình 374 KBps (1 B bằng khoảng 8 b), nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 3 ở Châu Á, sau Hàn Quốc (2.202 KBps) và Nhật Bản (1.364 KBps) (và sau Nga, Đài Loan, Hồng Kông).Còn theo báo cáo của Akamai, hãng khảo sát Internet của Mỹ, cuối năm 2011 tốc độ đƣờng truyền Internet Việt Nam đạt khoảng 1,7 Mbps, xếp hạng 32/50 quốc gia đƣợc khảo sát và thấp hơn mức trung bình trên thế giới (2,6 Mbps).

60 Theo NetIndex (trang web, tính toán theo kết quả đo của Speedtest.net cho biết: cuối năm 2011 tốc độ tải xuống Internet Việt Nam ở mức 9,79 Mbps (39/180 quốc gia) và tốc độ tải lên là 5,47 Mbps (đứng thứ 22/180 quốc gia).

Những trục trặc đƣờng truyền không ổn định và sự cố đứt tuyến cáp quang đƣờng biển (Asia America Gateway) luôn gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng Internet tại Việt Nam trong việc liên lạc, trao đổi thông tin với nƣớc ngoài trên các dịch vụ web, email, video.

2.6.3 ISP tại Việt Nam

Internet Việt Nam chính thức xuất hiện ngày 19/11/1997, khi đó đặt dƣới sự quản lý duy nhất của một IPX là VNPT.

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam có thể kể đến một số nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ truy nhập Internet theo danh sách các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet theo quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP đã đƣợc cấp phép tới tháng 1/2014. Dƣới đây là danh sách một số doanh nghiệp tiêu biểu:

Bảng 2.3: Danh sách các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet theo quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP

STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ

1 Tập đoàn Viễn thông Quân đội

(Viettel) Số 1 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà nội

2 Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt

Nam (VNPT) Số 1 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

3 Công ty Cồ phần Viễn thông Hà Nội

(Hanoi-Telecom)

số 02-Chùa Bộc, phƣờng Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội

4 Công ty Cổ phần Dịch vụ Bƣu Chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Viễn thông Sài Gòn (SPT)

Số 199 Điện Biên Phủ, phƣờng 15, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

5 Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Số 75 Trần Hƣng Đạo, Hà nội

6 Công ty điện tử Hàng hải (Vishipel) 2 Nguyễn Thƣợng Hiền, Hải Phòng.

7 Tổng công ty viễn thông Toàn Cầu (GTEL)

số 280B phố Lạc Long Quân, phƣờng Bƣởi, quận Tây Hồ, Hà Nội

8 Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông

CMC Tầng 15, Tòa nhà CMC, Duy Tân, Hà Nội

61

2.6.4 Quản lý Internet tại Việt Nam

Internet ở Việt Nam hiện nay do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.

VNNIC thành lập vào ngày 28/04/2000 có nhiệm vụ thực hiện các chức năng nhƣ sau: - Quản lý, phân bổ, giám sát và thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên tên miền,

địa chỉ, số hiệu mạng Internet tại Việt Nam - Thông tin hƣớng dẫn, thống kê về mạng Internet - Tham gia các hoạt động quốc tế về Internet

Hệ thống máy chủ tên miền quốc gia:

Hệ thống máy chủ tên miền quốc gia do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) phụ trách bao gồm việc quản lý không gian tên miền cấp quốc gia .vn đồng thời nhận yêu cầu, phản hồi các truy vấn tên miền .vn

Trong nƣớc: 2 cụm máy chủ tại Thành phố Hồ Chí Minh; 2 cụm máy chủ tại Hà Nội và 1 cụm máy chủ đặt tại Đà Nẵng.

Ngoài nƣớc: 2 cụm máy chủ ở các nơi trên thế giới.

Một số văn bản pháp luật liên quan đến quản lý Internet tại Việt Nam:

1. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

2. Quyết định số 18/QĐ-VNNIC ngày 10/1/2011 của Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam quy định thời điểm cho phép đăng ký lại các tên miền ".vn" không còn nhu cầu sử dụng đề nghị trả lại, tên miền hết thời hạn sử dụng mà không đóng tiếp phí duy trì. 3. Thông tƣ số 189/2010/TT-BTC ngày 24/11/2010 của Bộ Tài chính quy định về phí, lệ

phí tên miền quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí tên miền quốc gia và địa chỉ Internet của Việt Nam.

4. Quyết định số 73/QĐ-VNNIC ngày 17/3/2010 của Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam hƣớng dẫn xử lý tên miền quốc gia ".vn" có tranh chấp.

5. Quyết định số 196/QĐ-VNNIC ngày 6/8/2010 của Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam quy định hƣớng dẫn việc đăng ký và quản lý sử dụng địa chỉ IP/số hiệu mạng tại Việt Nam.

6. Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet

7. Thông tƣ số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hƣớng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

8. Chỉ thị số 03/2008/CT-BTTTT ngày 6/5/2008 của Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6.

Một phần của tài liệu Bài giảng Mạng máy tính và internet: Phần 1 - ThS. Nguyễn Viết Tuấn (Trang 59)