Các dịch vụ phổ biến trên mạng Internet

Một phần của tài liệu Bài giảng Mạng máy tính và internet: Phần 1 - ThS. Nguyễn Viết Tuấn (Trang 52)

Trên Internet có các dịch vụ rất thông dụng và các loại dịch vụ có tính chuyên nghiệp kinh doanh hoặc cho các mục đích riêng. Một ngƣời sử dụng bất kỳ nào trên Internet chí ít cũng phải sử dụng đƣợc các dịch vụ thông dụng. Điều này có nghĩa là bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ trên Internet nào (ISP) tối thiểu cũng phải cung cấp cho ngƣời dùng những dịch vụ thông dụng và ta coi đó là những dịch vụ cơ bản nhất trên Internet. Các dịch vụ cơ bản trên Internet có thể phân ra làm 4 nhóm:

- Các dịch vụ lấy thông tin (FTP và Gopher)

- Các dịch vụ tìm kiếm thông tin (WAIS, archie, Veronica) - Các dịch vụ truyền thông (Email, Telnet, UseNet, IRC) - Các dịch vụ thông tin đa phƣơng tiện (World Wide Web)

2.4.1 Thư tín điện tử

Thƣ điện tử, hay thƣờng gọi e-mail, là một trong những tính năng quan trọng nhất của Internet. Mặc dù ban đầu đƣợc thiết kế nhƣ một phƣơng thức truyền các thông điệp riêng giữa những ngƣời dùng Internet, Internet e-mail là phƣơng pháp truyền văn bản rẻ tiền nhất có ở mọi nơi. Khi kết nốt vào mạng Internet ta có thể gửi e-mail đi bất kỳ đâu trên thế giới, rẻ hơn nhiều so với cƣớc bƣu điện loại thấp nhất. Một trong những lợi ích chính của e-mail là tốc độ lƣu chuyển gần nhƣ tức thời ngay cả khi ngƣời gửi và ngƣời nhận ở tận hai đầu của trái đất.

Hệ thống địa chỉ e-mail: Một vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình gửi hay nhận thƣ là cách xác định chính xác địa chỉ của thƣ cần gửi đến. Để thực hiện điều này ngƣời ta sử dụng dịch vụ đánh tên vùng (Domain Name Service - DNS). Dựa trên dịch vụ đánh tên vùng, việc đánh địa chỉ e-mail cho ngƣời sử dụng sẽ rất đơn giản nhƣ sau:

Tên_ngƣời_sử_dụng@Tên_đầy_đủ_của_domain

Ví dụ ngƣời dùng Nguyễn Văn A thuộc domain là ptit.edu.vn sẽ có thể có địa chỉ e- mail là avnguyen@ptit.edu.vn

2.4.2 Dịch vụ tìm kiếm thông tin trên internet

Dịch vụ tìm kiếm thông tin diện rộng - WAIS (Wide Area Information Server) WAIS là công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet, khác với dịch vụ Gopher là dịch vụ cho phép ngƣời dùng tìm kiếm và lấy thông tin qua một chuỗi các đề mục lựa chọn (menu), dịch vụ WAIS cho phép ngƣời sử dụng tìm kiếm các tệp dữ liệu trong đó có các xâu xác định trƣớc. Ngƣời sử dụng có thể đƣa ra yêu cầu dạng nhƣ: "hãy tìm cho tôi các tệp có chứa từ music và Beethoven". Khi đó, WAIS server sẽ tìm trong cơ sở dữ liệu của nó các tệp thoả mãn yêu cầu trên và gửi trả về client danh sách các tệp đó. WAIS server còn thực hiện đếm số lần xuất hiện của từ trong tệp để tính điểm và gửi về cho client giúp ngƣời sử dụng dễ dàng lựa chọn tệp mình cần. Mỗi danh sách gửi về thƣờng có khoảng 15-50 tệp với số điểm cao nhất, ngƣời dùng có thể chọn một hay nhiều tệp để tải về trạm của mình.

52 Hình 2.3: Cấu trúc của hệ thống WAIS

Về mặt cấu trúc, WAIS bao gồm ba bộ phận chính là: client, server và indexer. Bộ phận indexer thực hiện cập nhập các dữ liệu mới, sắp xếp chúng theo một phƣơng pháp thích hợp cho việc tìm kiếm. Server nhận câu hỏi từ client, tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu (do indexer tạo ra) những tệp phù hợp, đánh giá điểm các tệp và gửi về cho client. Nó không những cho phép hiển thị các tệp dữ liệu TEXT mà còn có thể hiển thị các tệp dữ liệu đồ hoạ.

Ngày nay khi tìm kiếm thông tin trên mạng Internet ngƣời ta hay sử dụng các công cụ tìm kiếm online: google ,blind, ask…

2.4.3 Dịch vụ truyền tệp FTP

FTP (viết tắt của tiếng Anh File Transfer Protocol, “Giao thức truyền tập tin”) thƣờng đƣợc dùng để trao đổi tập tin qua mạng lƣới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn nhƣ Internet – mạng ngoại bộ – hoặc intranet – mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách).

Giao thức FTP đƣợc sử dụng nhiều nhất vào mục đích truyền tải dữ liệu. Việc bộ

phận IT của công ty tạo tài khoản FTP cho bạn là để có thể gửi những dữ liệu dung lƣợng lớn một cách nhanh chóng, vì không thể gửi qua email hay các phƣơng thức sao chép vật lý khác nhƣ CD hay USB flash. Khi sử dụng FTP đƣợc cấp, bạn có thể gửi các tập tin có dung lƣợng vài trăm MB một cách dễ dàng, không cần phải lo lắng về việc ngƣời nhận không nhận đƣợc file.

Hơn nữa, bạn có thể cùng lúc tải (upload/ download) nhiều tập tin cùng một lúc để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, yếu tố tốc độ đƣờng truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải dữ liệu qua FTP.

Dịch vụ FTP dùng để truyền tải các file dữ liệu giữa các host trên Internet. Công cụ để thực hiện dịch vụ truyền file là chƣơng trình ftp, nó sử dụng một giao thức của Internet là giao thức FTP (File Transfer Protocol). Nhƣ tên của giao thức đã nói, công việc của giao thức này là thực hiện chuyển các file từ một máy tính này sang một máy tính khác. Giao thức này cho phép truyền file không phụ thuộc vào vấn đề vị trí địa lý hay môi trƣờng hệ điều hành của hai máy. Điều duy nhất cần thiết là cả hai máy đều có phần mềm hiểu đƣợc giao thức FTP.

Muốn sử dụng dịch vụ này trƣớc hết bạn phải có một đăng ký ngƣời dùng ở máy remote và phải có một password tƣơng ứng. Việc này sẽ giảm số ngƣời đƣợc phép truy cập và cập nhập các file trên hệ thống ở xa. Một số máy chủ trên Internet cho phép bạn login với một

53 account là anonymous, và password là địa chỉ e-mail của bạn, nhƣng tất nhiên, khi đó bạn chỉ có một số quyền hạn chế với hệ thông file ở máy remote.

Để phiên làm việc FTP thực hiện đƣợc, ta cũng cần 2 phần mềm. Một là ứng dụng FTP client chạy trên máy của ngƣời dùng, cho phép ta gửi các lệnh tới FTP host. Hai là FTP server chạy trên máy chủ ở xa, dùng để xử lý các lệnh FTP của ngƣời dùng và tƣơng tác với hệ thống file trên host mà nó đang chạy.

Để sử dụng dịch vụ FTP, ngƣời sử dụng có thể chạy phần mềm FTP client ví dụ nhƣ: WS_FTP hay CuteFTP đây là các chƣơng trình có giao diện đồ hoạ khá thân thiện với ngƣời sử dụng. Bạn có thể download các phần mềm này từ Internet để cài lên máy tính của bạn.

2.4.4 Dịch vụ truy nhập từ xa

Cho phép 1 trạm có thể truy cập đến 1 máy chủ từ xa thông qua mạng Internet. Dịch vụ này đƣợc phát triển do trên Internet có rất nhiều máy chủ sử dụng hệ điều hành Unix, mỗi ngƣời truy cập từ xa đều có 1 tài khoản đƣợc đăng ký và lƣu trữ trên máy chủ.

2.4.5 Dịch vụ Telnet

Telnet (viết tắt của TErminaL NETwork) là một giao thức mạng (network protocol) đƣợc dùng trên các kết nối với Internet hoặc các kết nối tại mạng máy tính cục bộ LAN.

Dịch vụ này cho phép bạn ngồi tại máy tính của mình thực hiện kết nối tới một máy chủ ở xa (remote host) và sau đó thực hiện các lệnh trên máy chủ ở xa này. Khi bạn đã kết nối tới máy remote và thực hiện xong việc login, những gì bạn gõ vào bàn phím sẽ đƣợc chuyển tới máy remote và có tác dụng nhƣ việc gõ bàn phím ở chính máy remote đó. Bạn có thể truy nhập bất cứ dịch vụ gì mà máy remote cho phép các trạm cục bộ của mình truy nhập.

Nhƣ vậy, telnet là một công cụ giúp bạn login vào một máy ở xa. Nhƣng muốn vậy máy ở xa phải cho phép bạn sử dụng dịch vụ này. Cụ thể là trong ví dụ trên bạn phải có một định danh ngƣời sử dụng tại máy ở xa với một password nào đó.

2.4.6 Dịch vụ Gopher

Trƣớc khi Web ra đời, Gopher là dịch vụ rất đƣợc ƣa chuộng. Gopher là một dịch vụ truyền tệp tƣơng tự nhƣ FTP, nhƣng nó hỗ trợ ngƣời dùng trong việc cung cấp thông tin về tài nguyên. Client Gopher hiển thị một thực đơn, ngƣời dùng chỉ việc lựa chọn cái mà mình cần. Kết quả của việc lựa chọn đƣợc thể hiện ở một thực đơn khác.

Gopher bị giới hạn trong kiểu các dữ liệu. Nó chỉ hiển thị dữ liệu dƣới dạng mã ASCII mặc dù có thể chuyển dữ liệu sang dạng nhị phân và hiển thị bằng một phần mềm khác.

Hiện nay người ta không dùng Gopher như một dịch vụ tra cứu thông dụng nữa.

2.4.7 Dịch vụ người sử dụng

Thực chất không phải là mạng mà là 1 dịch vụ thảo luận nhóm trong đó 1 nhóm ngƣời sử dụng trên Internet có thể thảo luận, trao đổi với nhau về 1 chủ đề nào đó và lời tranh luận đó đƣợc truyền khắp thế giới.

Dịch vụ này tại những chỗ trên Internet ngƣời quản trị hệ thống sẽ quyết định xem có tham gia hay không vào 1 nhóm thảo luận nào đó

54

2.4.8 Dịch vụ WWW

Dịch vụ WWW (World Wide Web) đƣợc tổ chức theo mô hình client/server trong đó client sử dụng trình duyệt để truy cập đến server. Dịch vụ này cung cấp thông tin phân tán trên nhiều vị trí, mỗi vị trí đó là 1 website. Giao thức chuẩn là dịch vụ HTTP (Hyper Text Transfer Protocol): Giao thức truyền siêu văn bản sử dụng cổng mặc định là 80.

Dịch vụ này cung cấp thông tin qua ngôn ngữ siêu văn bản HTML, các tài liệu hypertext chỉ chứa văn bản còn các tài liệu kiểu hypermedia thì chứa âm thanh hình ảnh đồ hoạ.

Mỗi đơn vị hypertext hay hypermedia đƣợc gọi là một trang, trang chủ của 1 tổ chức hay1 cá nhân đƣợc gọi là Homepage.

Ngôn ngữ sử dụng trong trang web đƣợc gọi là siêu văn bản vì nó có thể chuyển từ 1 trang này sang 1 trang khác một cách dễ dàng. Thông tin về đối tƣợng cụ thể có thể phân tán hoặc không phân tán:

 Trong trƣờng hợp phân tán các thông tin gồm 1 hay nhiều trang web đặt trên nhiều server khác nhau trên mạng.

Trong trƣờng hợp không phân tán tất cả các thông tin đƣợc đặt trên 1 server.

2.4.9 Các dịch vụ khác

a) Mailing list (danh sách thư)

Mailing list là một danh sách thƣ của một nhóm với số lƣợng lớn những ngƣời tham gia – những ngƣời mà chia sẻ những tƣ tƣởng cùng quan điểm. khi bạn gửi một thƣ đến mailing list, th ì nó tự động gửi cho tất cả mọi ngƣời trong danh sách thƣ đă có sẵn và sự trả lời thƣ cũng diễn ra tƣơng tự nhƣ vậy. Hai điểm khác biệt giữa mailing list và newsgroups là :

- Trong mailing list, th ì thƣ đƣợc gửi một cách trực tiếp vào trong hộp thƣ của bạn, vì thế mà nó có thể bị đầy lên một cách nhanh chóng nhƣng ở newsgroups th ì không nhƣ thế.

- Newsgroups th ì bất cứ một ngƣời nào trong nhóm cũng có thể mở newsgroups, trong khi mailing list là của riêng từng cá nhân và nó chỉ đƣợc mở hoặc đóng bởi chính cá nhân đó.

Mailing list tƣợng trƣng cho một cách hết sức đơn giản để t ìm thông tin thích hợp và cập nhật các chủ đề thú vị mà bạn quan tâm.

b) Irc ( Internet Relay Chat)

Chat giúp cho con ngƣời truyền đạt thông tin thông qua internet bằng cách gõ mẩu tin từ bàn phím máy vi tính. Để làm đƣợc điều này bạn phải kết nối với mạng phục vụ IRC. Một lần kết nối bạn có thể tham gia chat với hàng trăm chủ đề khác nhau hoặc thậm chí tạo chủ đề riêng cho chính bạn.

c) Bbs (Bulletin Board System)

Đây là trung tâm tin nhắn điện tử, nó cho phép bạn quay số điện thoại trong máy vi tính bởi một máy Modem, đồng thời nó hiển thị tin nội dung tin nhắn bên góc trái của màn h ình bởi các công cụ khác và nếu bạn muốn th ấy nó sẽ gửi tin nhắn của bạn đi. Nó là nơi lý tƣởng nhất để cho bạn t ìm thông tin một cách hoàn toàn miễn phí hoặc là lắp đặt một phần

55 mềm không mắc tiền lắm. BBS cho phép ngƣời sử dụng đọc và viết tin nhắn một cách đa dạng và phong phú cho cuộc hội thảo, cho sự chuyển tải file về và bật chơi Game.

d) Dịch vụ lưu trữ và chia sẽ dữ liệu trực tuyến

Một số ƣu điểm nổi bật của dịch vụ lƣu trữ dữ liệu trực tuyến là:

- Có thể truy cập đƣợc dữ liệu tại mọi lúc mọi nơi một cách nhanh chóng và thuận tiện, không bị phụ thuộc vào vị trí địa lý.

- Giúp tránh nguy cơ mất dữ liệu do ổ cứng của chúng ta bị hỏng hoặc bị virus phá hủy,... vì dữ liệu của chúng ta đã đƣợc upload và lƣu trữ ở một nơi khác trên mạng. - Có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí trong việc mua ở cứng hay usb dùng để lƣu trữ dữ

liệu.

- Dễ dàng chia sẻ hoặc cùng chỉnh sửa tài liệu chia sẻ với ngƣời khác trên mạng.

Ví dụ nhƣ: dịch vụ lƣu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến của MediaFire ra đời năm 2005, Dropbox Ra đời từ giữa năm 2007, Google Drive ra đời sau Dropbox nhƣng hiện nay Google Drive cũng đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm sử dụng…

e) Dịch vụ VoIP

VoIP (viết tắt của Voice over Internet Protocol, nghĩa là Truyền giọng nói trên giao

thức IP) là công nghệ truyền tiếng nói của con ngƣời (thoại) qua mạng thông tin sử dụng bộ giao thức TCP/IP.

Các dịch vụ nhƣ gọi 171 (VNPT), 177 (SPT), 178 (Viettel), 175 (VISHIPEL) ở Việt Nam đều là các dịch vụ sử dụng phƣơng thức này. Tuy nhiên VoIP cũng có những nhƣợc điểm của nó. Đó là chất lƣợng âm thanh chƣa đƣợc đảm bảo, vẫn còn tình trạng trễ tiếng. Một số công ty cung cấp VoIP tại Việt Nam đã cố gắng cung cấp cho khách hàng chất lƣợng thoại VoIP ngày càng tốt hơn

Ứng dụng VoIP sử dụng trên máy tính cá nhân đầu tiên đƣợc phát triển năm 1995 bởi một công ty của Israel có tên là VocalTel. Đến nay, cùng với sự phát triển của công nghệ cáp quang với các đƣờng truyềnbăng rộng công nghệ VoIP có nhiều thuận lợi để phát triển trở thành phƣơng thức thoại tốt, chi phí thấp hơn rất nhiều so với phƣơng thức thoại truyền thống.

2.5 Các tổ chức Internet trên thế giới và tại Việt Nam

2.5.1 Các tổ chức Internet trên thế giới

a) Cơ quan Internet quản lý số liệu và tên miền được chuyển nhượng ICANN

Cơ quan Internet quản lý số liệu và tên miền được chuyển nhượng (tiếng

Anh: Internet Corporation for Assigned Names and Numbers, viết tắt ICANN) là một tổ chức phi lợi nhuận đặt trụ sở tại Marina del Rey, California, United States. ICANN đƣợc thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1998 và hợp nhập vào ngày 30 tháng 9 năm 1998để giám xác một số nhiệm vụ liên quan tới Internet mà trƣớc đây đƣợc thực hiện trực tiếp bởi các tổ chức khác trên danh nghĩa của chính phủ Mỹ.

56 IANA thuộc ICANN chịu trách nhiệm trong việc quản lý không gian địa chỉ IP (IPv4 và IPv6) và việc phân phối các khối địa chỉ tới các cơ quan đăng ký Internet khu vực. Duy trì các cơ quan đăng ký tên định danh IP; Quản lý không gian tên miền cấp cao nhất (miền DNS gốc), bao gồm việc điều hành của những máy phục vụ tên gốc. Phần lớn các công việc của ICANN liên quan tới việc giới thiệu của những miền cấp cao mới (top-level domains (TLDs)). Công việc kĩ thuật của ICANN giống nhƣ chức năng của IANA.

Những nguyên tắc cơ bản hàng đầu trong việc điều hành của ICANN đƣợc mô tả nhƣ việc giúp đỡ duy trì sự hoạt động ổn định của Internet; thúc đẩy việc cạnh tranh; đạt đƣợc sự đại diện rộng rãi của cộng đồng Internet toàn cầu và xây dựng chính sách phù hợp với nhiệm vụ của ICANN thông qua các quá trình từ dƣới lên, dựa trên sự nhất trí ý kiến. Vào ngày 29 tháng 9 năm 2006, ICANN đã ký một thỏa thuận với Bộ Thƣơng Mại Hoa Kỳ về việc đƣa tổ chức tƣ nhân vào sự quản lý toàn diện của hệ thống các tên định danh đƣợc điều phối tập trung của Internet thông qua mô hình nhiều phía cùng có lợi trong việc trao đổi ý kiến mà ICANN đại diện.

b) Tổ chức cấp phát số hiệu Internet IANA

Một phần của tài liệu Bài giảng Mạng máy tính và internet: Phần 1 - ThS. Nguyễn Viết Tuấn (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)