Biến đổi số thành tương tự (DAC)

Một phần của tài liệu Bài giảng Xây dựng các hệ thống nhúng: Phần 1 (Trang 137)

Trong trường hợp thiết bị nhận giá trị tương tự từ HTN, cần có bộ biến đổi số-tương tự:

Hình 2.87 HTN và DAC

ADC và DAC là một chủ đề rất phức tạp, có thể tham khảo ơt các bài học khác. Khi sử dụng tham khảo tài liệu để chọn loại phù hợp với ứng dụng sẽ thiết kế. Tuy nhiên một số thông số sau đây được nêu ra khi chọn ADC/DAC:

ü Độ phân giải của ADC: 8 bit, 10 bit, 12 bit;

ü Thời gian chi phí cho một biến đổi (hay tốc độ biến đổi);

ü Độ nhạy đầu vào tương tự (hay thang đo), giải (biên độ), cực tính tín hiệu đầu vào; ü Nguồn nuôi (đơn cực hay hai cực:+/-), biên độ V;

ü Cần hay không cần mạch lấy mẫu đầu vào (Sample-hold circuit); ü Gháp nối với vi tính (CPU), có tín hiệu đối thoại, ngắt;

ü ….

2.7 KẾT CHƯƠNG

Chương này đề cập đến những kĩ thuật liên qua đến phần cứng, từ hoạt động của CPU, BUS (BUS của CPU và BUS hệ thống). Việc nắm bắt và hiểu các nguyên tắc làm việc của CPU giúp cho các phần tiếp theo, là những kĩ năng hỗ trợ cho việc thiết kế các hệ thống vi tính hay HTN, bởi về nguyên tắc không có gì khác biệt. Để tạo ra một hệ thống vi tính, cần phải thiết kế bộ nhớ và mở rộng ghép nối với các thiết bị ngoài. Ghép thiết bị ngoài vào HTN là khâu không thể thiếu, bởi HTN liên quan chính tới các thiết bị, là đối tượng HTN quản lí và điều khiển hoạt động của chúng. Các phương pháp ghép nối là chuẩn kĩ thuật, do đó hiểu được nguyên lí và áp dụng cho từng ứng dụng sẽ làm cho HTN hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu Bài giảng Xây dựng các hệ thống nhúng: Phần 1 (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)