CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Xây dựng các hệ thống nhúng: Phần 1 (Trang 42 - 43)

1) Định nghĩa tương đối về HTN.

2) Những thách thức nào phải đối mặt khi thiết kế một HTN ? 3) Những cách để nêu mô hình kiến trúc của một HTN ? 4) Thế nào là HTN kiểu vi xử lý HTN kiểu vi điều khiển ?

5) Nêu các khối chức năng trong hình 1.7 mô tả về mô hình một HTN.

6) Có bao nhiêu loại kiến trúc CPU được sử dụng khi xây dựng HTN ? Mỗi loại khác nhau ở điểm nào chủ yếu ?

7) Nêu các thành phần phần cứng thường có trong một HTN ?

8) Các thành phần như biến đổi tương tự-số (ADC), số-tương tự (DAC), định thời (timer), cổng (port) nhất thiết cần có trên một HTN ? Tại sao ?

43

Chương 2. CÁC THÀNH PHẦN PHẦN CỨNG CỦA HỆ THỐNG NHÚNG

Chương 2 đề cập tới các thành phần phần cứng, nền tảng cơ sở của HTN. Bao gồm: bộ xử lý trung tâm (CPU) với kiến trúc Von Neumman và kiến trúc Harvard, BUS của CPU và BUS hệ thống, bộ nhớ, cổng. Tiếp theo là kĩ thuật ghép nối các thiết bị ngoại vi vào với CPU, các chương trình điều khiển ghép nối. Đối với CPU, tài liệu nêu nguyên lí kiến trúc, các đặc tính kĩ thuật và biểu đồ thời gian hoạt động của CPU, giúp cho việc thiết kế phần cứng sau này. Riêng về tập lệnh không đề cập tới, do vậy khi sử dụng một CPU nào đó cần nắm được tập lệnh của CPU đó để có thể lập trình, viết các trình điều khển bằng hợp ngữ.

Nội dung chương cung cấp các kiến thức phần cứng và kĩ năng thiết kế, đặc biệt là thiết kế ghép nối với thiết bị. Cuối chương là một số bài tập thiết kế đơn giản như thiết kế bộ nhớ ROM, RAM, cổng với CPU, tạo thành một bo mạch như một HTN chưa có các thiết bị ngoài.

Một phần của tài liệu Bài giảng Xây dựng các hệ thống nhúng: Phần 1 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)