ü Các khối chức năng:
34 - Chấp hành: là các thiết bị công nghệ,
- Cảm biến: thiết bị đặc biệt ghi nhận thông tin công nghệ (vị trí, vòng quay, tốc độ, nhiệt độ, áp suất, kích thước (cao, dài, sâu) …) ,
- Ghép nối: là các thiết bị phối hợp, chuyển hóa các thông tin từ cảm biến thành tín hiệu điện để số hóa,
- Các bộ số hóa (A/D) và tương tự hóa (D/A),
- Ghép nối với các hệ thống khác: liên kết các HTN khác, mạng dữ liệu, Trung tâm điều khiển SCADA, …
- Ghép nối BUS hệ thống
- CPU, RAM, ROM (FLASH),
35
Hình 1.8 Một cách nhìn khác về mô hình tổng quát HTN:Với các khối ngoại vi và phần mềm
ü Kiến trúc trừu tượng: lớp xếp chồng
Khi nói về kiến trúc một hệ thống, thường ta đề cập tính tổng quát và những chức năng cơ bản. Như vậy ở mức độ tổng quát, các lớp phần cứng và phần mềm được đề cập như các thành phần (element) hợp thành. Các thành phần kiến trúc có thể hợp nhất bên trong thiết bị nhúng hoặc tồn tại bên ngoài và tương tác với các thành phần bên trong theo một cách nào đó. Ở cách nhìn kiến trúc, thì kiến trúc được biểu diễn bới các cấu trúc. Mỗi cấu trúc bao gồm một tập hợp các thành phần đặc trưng, các thuộc tính và những đặc tả về mối quan hệ bên trong các thành phần đó.
Kiến trúc lớp xếp chồng có đặc tính là mỗi lớp chỉ sử dụng chức năng(hay dịch vụ) của tầng dưới nó,đồng thời chỉ cho phép tầng trên sử dụng các chức năng (dịch vụ) của mình. Kiến trúc này có lợi thế về an ninh, bền vững, đơn giản về thiết kế, dễ nâng cấp (các dịch vụ), thực hiện mỗi lớp và khả năng nâng cấp “nóng” ngay cả khi hệ thống đang hoạt động. Ví dụ nguyên lí này ta thấy ở mô hình mạng chuẩn OSI (Open Systems Interconnection), kiến trúc của hệ điều hành Unix/Linux.
Mô hình một NTH cũng được đặc tả theo lớp kiến trúc để đảm bảo về độ tin cậy, đơn giản khi hoạt động:
36
Hình 1.9 Kiến trúc trừu tương HTN
-Lớp phần cứng: Như ở Các khối chức năng.
-Lớp phần mềm hệ thống: Hệ điều hành hay Monitor
-Lớp ứng dụng: Là một số chương trình ứng dụng xác định mà HTN thi hành.