PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí chửa ở sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Gang Thép trong hai năm 2020 2021 (Trang 33)

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu.

2.2.2. Cách chọn mẫu

- Cỡ mẫu thuận tiện, chọn mẫu có chủ đích.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

- Tất cả các bệnh nhân có chẩn đoán thai trên sẹo mổ cũ được thăm khám trực tiếp, điều trị và theo dõi, ghi lại tất cả các số liệu từ khi vào đến khi ra viện.

- Theo dõi 1 tuần 1 lần trong 2 tuần đầu sau điều trị, tháng 1 lần tới khi các triệu chứng về bình thường.

- Hẹn bệnh nhân tới khám khi có thai lại.

2.2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

2.2.4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

+ Tuổi

2.2.4.2. Tiền sử sản khoa

+ Số lần mổ lấy thai

+ Thời gian giữa lần mổ lấy thai gần nhất với lần có thai này

2.2.4.3. Triệu chứng lâm sàng

- Toàn thân: có choáng hay không choáng (mạch nhanh, huyết áp tụt) - Cơ năng:

+ Ra máu âm đạo ít một: ra máu chỉ thấm ướt băng vệ sinh hàng ngày + Băng huyết: lượng máu ra ≥ 500ml.

+ Đau bụng: đau tức hạ vị.

+ Không triệu chứng: Bệnh nhân đi khám thai tình cờ phát hiện bệnh

2.2.4.4. Cận lâm sàng

- Siêu âm đầu dò âm đạo phải quan sát được toàn bộ CTC, eo tử cung, sẹo mổ cũ, buồng tử cung:

+ Túi thai nằm thấp tại sẹo mổ lấy thai: có thể nằm hoàn toàn trong thành trước tử cung. Hoặc nằm một phần trong BTC và một phần trong thành trước tử cung.

+ Có dòng chảy trên Doppler màu của lớp nguyên bào nuôi trong các trường hợp túi thai ở vị trí trung gian hoặc về phía bàng quang.

- Vị trí túi thai:

+ Về phía BTC: 1 phần túi thai nằm trong BTC và 1 phần nằm trong thành trước tử cung.

+ Vị trí trung gian: Túi thai nằm toàn bộ trong thành trước tử cung, độ dày cơ tử cung giữa bàng quang và túi thai trên 3mm.

+ Về phía bàng quang: Túi thai nằm toàn bộ trong thành trước tử cung lồi vào bàng quang, độ dày cơ tử cung giữa bàng quang và túi thai dưới 3mm.

- Siêu âm Doppler xác định mức độ tăng sinh mạch:

+ Thấy có mạch máu dải rác quanh túi thai đặc biệt ở vị trí rau bám tại sẹo mổ.

+ Mạch máu dày đặc ở vùng rau bám tại sẹo mổ và mặt sau bàng quang, mạch máu tăng cả về số lượng và kích thước mạch.

- Xét nghiệm βHCG: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trước điều trị là nồng độ βHCG ngay trước khi điều trị.

+ Nồng độ βHCG sau điều trị 48 giờ, sau 1 tuần, sau 1 tháng, sau 2 tháng, sau 3 tháng.

+ Nồng độ βHCG về bình thường tôi lấy mốc là 15mIU/ml

- Các xét nghiệm được tiến hành tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Gang Thép.

2.2.4.5. Điều trị

- Nội khoa:

+ MTX tại chỗ: Sử dụng kim giảm thiểu thai trong IVF cỡ 17G dưới chỉ dẫn siêu âm đầu dò âm đạo đưa vào túi ối hút bớt dịch ối bơm 25mg/1ml MTX vào túi thai, trường hợp đã có tim thai tiêm thẳng vào ổ tim thai sau đó rút kim ra đến vị trí vùng rau bám tiêm 25mg/1ml MTX. Theo dõi sau 1 tuần túi thai thoái triển, không

còn âm vang tim thai, nồng độ βHCG giảm trên 30% tiếp tục theo dõi tới khi nồng độ βHCG về bình thường và khối AVHH biến mất là điều trị thành công.

+ Điều trị MTX toàn thân: Tiêm bắp 50mg MTX sau đó theo dõi nồng độ βHCG giảm dần.

+ Điều trị MTX kết hợp: Sau khi tiêm MTX tại chỗ và theo dõi sau 1 tuần nếu nồng độ βHCG giảm dưới 30% kết hợp tiêm bắp 50mg MTX. Số mũi tiêm tùy thuộc vào nồng độ βHCG và kích thước khối thai có thể tiêm tới 4 liều.

- Ngoại khoa:

+ Hút thai đơn thuần: Hút thai bằng bơm Carman với ống hút số 5 hoặc số 6 dưới chỉ dẫn của siêu âm đường bụng.

Kỹ thuật: Đưa ống hút vào buồng tử cung qua phía ngoài túi thai hút sạch BTC sau đó đưa ống hút ra đến vị trí túi thai xoay nhẹ ống hút phá vỡ màng ối, tiếp tục xoay nhẹ ống hút lấy ra tổ chức rau thai, cố gắng hút bớt tổ chức thai nếu khó khăn không cố gắng lấy hết có thể gây vỡ tử cung.

+ Hút thai kết hợp MTX toàn thân: sau hút thai 48 giờ nếu nồng độ βHCG giảm dưới 50%, tiêm bắp 50mg MTX. Số mũi tiêm tùy thuộc vào nồng độ βHCG và kích thước khối thai có thể tiêm tới 4 liều.

+ Bơm bóng chèn cầm máu: sau khi hút thai nếu máu chảy nhiều thành dòng từ lỗ CTC dùng sonde Folley số 18 đưa vào buồng tử cung bơm vào cớp 20 -40ml nước muối sinh lý sao cho bóng cớp chèn đúng vào vị trí eo tử cung, rút sonde sau 24 giờ.

+ Phẫu thuật mổ mở:

- Lấy khối chửa bảo tồn tử cung: mổ mở vào ổ bụng, bóc tách bàng quang. Mở ngang khối lấy hết tổ chức rau thai, cắt lọc khâu phục hồi cơ tử cung.

- Cắt tử cung bán phần.

2.2.4.6. Theo dõi sau điều trị

- Lâm sàng: Theo dõi triệu chứng ra máu sau điều trị: + Không có rong huyết: ra máu sau điều trị 1 tuần. + Rong huyết : thời gian ra máu sau điều trị trên 1 tuần. + Băng huyết: trong quá trình theo dõi chảy máu trên 500ml.

+ Có kinh lại: ra máu sau điều trị 1 tháng có tính chất máu kinh.

- Cận lâm sàng: Theo dõi nồng độ βHCG và khối AVHH sau điều trị 1 tuần 1 lần trong 2 tuần, 1 tháng 1 lần cho đến khi nồng độ βHCG về bình thường và khối AVHH tại sẹo mổ biến mất.

+ Khối âm vang hỗn hợp là khối âm vang không đều tăng âm xen lẫn giảm âm, ranh giới rõ nằm ở thành trước vùng eo tử cung tại vị trí khối thai cũ.

+ βhCG về < 15 ml UI/ml

- Khái niệm điều trị thành công, chuyển phương pháp:

+ Điều trị thành công là các trường hợp điều trị bằng 1 phác đồ và theo dõi đến khi khỏi bệnh.

+ Chuyền phương pháp: Là các trường hợp khi điều trị bằng 1 phác đồ trong quá trình điều trị hoặc theo dõi sau điều trị có biến chứng chảy máu, vỡ tử cung hoặc khối AVHH lớn phải chuyển mổ lấy khối chửa hoặc cắt tử cung.

+ Khối AVHH lớn : là khối trên 5cm tồn tại trên 2 tháng.

2.2.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

- Thu thập thông tin theo mẫu bệnh án nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0, vẽ sơ đồ trên Exel. - Các biến định tính được trình bày dưới dạng tỉ lệ phần trăm.

- Các biến số định lượng có phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn; các biến định lượng không có phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng trung vị (khoảng vị).

- So sánh được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0.05.

2.2.6. Đạo đức nghiên cứu khoa học

Tất cả các bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn chẩn đoán và tiêu chuẩn chọn bệnh đều được mời tham gia vào quá trình nghiên cứu.

Bệnh nhân chỉ được đưa vào mẫu nghiên cứu khi đồng ý tham gia. Các thông tin về bệnh nhân được mã hóa để đảm bảo bí mật.

Bệnh nhân được phổ biến quyền lợi của mình, có quyền rút ra khỏi quá trình nghiên cứu.

Nghiên cứu được Ban Giám đốc và Hội đồng khoa học Bệnh viện Gang Thép chấp thuận và ủng hộ.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian từ 01/2021 đến 10/2021, chúng tôi đã ghi nhận 14 trường hợp chửa tại sẹo mổ lấy thai của tại Khoa Phụ sản – Bệnh viện Gang Thép.

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 3.1.1. Tuổi

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi

Độ tuổi n % ≤ 30 6 42.9 31-34 4 28.6 35-39 3 21.4 >40 1 7.1 Tổng 14 100 TB ± SD (năm) 32.1 ± 5.0

Nhận xét: Độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (42.9%), độ

tuổi từ 31 – 34 tuổi chiếm 28.6%, 35 đến 39 tuổi chiếm 21.4%. Chỉ có một bệnh nhân trên 40 tuổi (7.1%). Tuổi trung bình là 32.1 ± 5.0 tuổi.

3.1.2. Số lần mổ đẻ

Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo số lần mổ đẻ

n %

1 lần 5 35.7

2 lần 8 57.2

3 lần 1 7.1

Tổng 14 100

Nhận xét: Bệnh nhân đã mổ đẻ 2 lần chiếm đa số (57.2%),

35.7% bệnh nhân mổ đẻ 1 lần và có một bệnh nhân (7.1%) mổ đẻ 3 lần.

3.1.3. Liên quan giữa bệnh với thời gian mổ gần nhất Bảng 3.3. Phân bố theo thời gian mổ gần nhất

n %

< 1 năm 2 14.3

Từ 1 đến 2 năm 3 21.4

> 2 năm 9 64.3

Tổng 14 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét: Hay gặp ở bệnh nhân có thời gian mổ gần nhất

trên 2 năm chiếm 64.3%.

3.1.4. Tiền sử sản khoa

Bảng 3.4. Tiền sử sản khoa

Tiền sử n %

Nạo hút thai 7 50

Chửa vết mổ 0 0

Chửa ngoài tử cung 1 7.1

Không có tiền sử 6 42.9

Tổng 14 100

Nhận xét: Tiền sử nạo hút thai chiếm tỷ lệ cao (50%). Có

42.9% bệnh nhân không có tiền sử nạo hút thai hay chửa ngoài tử cung trước đó.

3.1.5. Triệu chứng lâm sàng

Biểu đồ 3.2. Triệu chứng lâm sàng

Nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là chậm kinh

(71.4%), ra máu âm đạo (50%), đau bụng (35.7%). Có một bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.

3.3. CẬN LÂM SÀNG 3.3.1. Siêu âm

Nhận xét: Trên siêm âm, hay gặp tuổi thai từ 6 – 7 tuần (50%), 8 – 10 tuần chiếm 28.6%. Chỉ có một trường hợp tuổi thai trên 10 tuần.

Tuổi thai trung bình là 6.79 ± 1.63 tuần.

Bảng 3.5. Tuổi thai trên siêu âm và hoạt động tim thai Tuổi thai Hoạt động tim thaiCó Không có Tổng số

n % n % n % < 6 tuần 0 0 2 100 2 14.3 6 – 7 tuần 2 28.6 5 71.4 7 50.0 8 – 10 tuần 2 50.0 2 50.0 4 28.6 > 10 tuần 1 100 0 0 1 7.1 Tổng số 5 35.7 10 64.3 Nhận xét:

Ở tuổi thai dưới 6 tuần, không có trường hợp nào thấy hoạt động tim thai trên siêu âm. Tuổi thai 6 – 7 tuần, có 2/7 trường hợp (28.6%) có tim thai. Tuổi thai 8 – 10 tuần: 2/4 trường hợp (50%) có tim thai. Trường hợp bệnh nhân duy nhất có tuổi thai trên 10 tuần, trên siêu âm đã có tim thai.

Nhận xét: Vị trí túi thai phát triển về phía buồng tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất 71.5%. Vị trí túi thai về phía bàng quang chiếm 21.4% và 7.1% túi thai ở vị trí trung gian

3.3.2. Công thức máu Bảng 3.6. Công thức máu TB SD Max Min RBC 4.32 0.36 4.91 3.40 HGB 126.5 7.19 136 111 HCT 40.42 5.22 55.0 35.1

Nhận xét: Số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin và

hematocrit trung bình đều trong giới hạn bình thường.

3.3.3. Nồng độ βHCG Bảng 3.7. Nồng độ βHCG trước điều trị Nồng độ βHCG n Tỷ lệ % < 10.000 2 14.3 Từ 10.000 – 50.000 9 64.3 Từ 50.000 – 100.000 1 7.1 > 100.000 2 14.3 Tổng 14 100 Nhận xét: Nồng độ βHCG từ 10.000 – 50.000UI chiếm tỷ lệ cao nhất (64.3%).

Bảng 3.8. Nồng độ βHCG trung bình trước điều trị theo tuổi thai Tuổi thai TB ± SD p < 6 tuần 21475 ± 19959 p > 0.05 6 – 7 tuần 56898 ± 79000 > 8 tuần 69188 ± 59505 Chung 55349 ± 66902

Nhận xét: Nồng độ βHCG tăng dần theo tuổi thai. Tuy nhiên chúng

tôi chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0.05). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4. ĐIỀU TRỊ

Phương pháp n %

Nội khoa 0 0

Hút thai đơn thuần 13 92.9

Phẫu thuật cắt tử cung

1 7.1

Tổng 14 100

Nhận xét: Số bệnh nhân hút thai đơn thuần chiếm tỷ lệ cao

nhất (92.9%). Có một bệnh nhân được chỉ định cắt tử cung bán phần (7.1%).

3.4.2. Kết quả của các phương pháp điều trị

Bảng 3.9. Kết quả của các phương pháp điều trị

Phương pháp Thành công Thất bại

n % n % Hút thai đơn thuần 12 92.3 1 7.7 Phẫu thuật cắt tử cung 1 100 0 0 Tổng 13 92.9 1 7.1

Nhận xét: Tỷ lệ thành công của phương pháp hút thai đơn

thuần là 92.3%. Có một trường hợp phẫu thuật cắt tử cung thành công.

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

Thông qua kết quả trên, so sánh với một số nghiên cứu liên quan, chúng tôi xin đưa ra một số bàn luận như sau:

4.1. Đặc điểm lâm sàng 4.1.1. Tuổi

Trong số các bệnh nhân của chúng tôi, độ tuổi dưới 30 chiếm đa số (42.9%). Lứa tuổi dưới 35 tuổi chiếm 71.5%, chỉ có một bệnh nhân trên 40 tuổi (7.1%). Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 32.1 ± 5.0 tuổi.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Nhung (tuổi trung bình: 35.47 ± 4.998 tuổi) [20]. Tạ Thị Thanh Thủy (34 ± 4.5 tuổi) [23]. Tỷ lệ bệnh nhân dưới 35 tuổi trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huy Bạo là 70.8% [24].

Điều này cho thấy sự cần thiết bảo tồn tử cung cho người bệnh để bảo tồn chức năng sinh sản và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ

4.1.2. Số lần mổ đẻ

Có 35.7% bệnh nhân đã mổ đẻ 1 lần, 57.2% mổ đẻ 2 lần, chỉ có 1 bệnh nhân (7.1%) mổ đẻ 3 lần.

Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả của các tác giả Diêm Thị Thanh Thủy (mổ đẻ 1 lần: 39.6%, 2 lần: 58.9%) [2]; trong nghiên cứu của Phạm Thị Nhung có 28.3% người bệnh có tiền sử mổ lấy thai 1 lần, 66.7% người bệnh mổ đẻ trên 2 lần và có 5% trường hợp mổ lấy thai 3 lần [20].

Những kết quả trên có sự khác biệt so với nghiên cứu của Tạ Thị Thanh Thủy: số lần mang thai trung bình 2.7 ± 1.4 lần (1‐7 lần) với 53% trường hợp có vết mổ lấy thai cũ 1 lần, 45% mổ 2 lần và 2% mổ 3 lần [25].

Sự khác biệt này có thể do tỷ lệ mổ lấy thai, phương pháp mổ lấy thai, chất lượng sẹo mổ cơ tử cung, yếu tố dinh dưỡng giữa các nhóm bệnh nhân khác nhau nên chỉ cần mổ lấy thai một lần đã xuất hiện nguy cơ chửa tại sẹo mổ cũ trong lần có thai sau [26]. Các trường hợp mổ lấy thai 2 lần trở lên nên tư vấn sử dung biện pháp tránh thai triệt để tránh CTSMLT.

4.1.3. Thời gian mổ đẻ gần nhất

Tần suất bệnh hay gặp ở nhóm có sẹo mổ cũ trên 2 năm (64.3%), thời gian mổ từ 1 – 2 năm chiếm 21.4%, có 14.3% có sẹo mổ dưới 1 năm.

Nghiên cứu của Diêm Thị Thanh Thủy cho thấy tỷ lệ thời gian mổ cũ trên 2 năm là 62.5%, từ 1 – 2 năm 29.2%, dưới 1 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất 8.3% [2]. Tác giả Đỗ Thị Ngọc Lan nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân có khoảng cách mổ gần nhất ≥ 2 năm chiếm 68.5%, dưới 2 năm chiếm 31.5% [27]. Tỷ lệ này giống với nghiên cứu của chúng tôi.

Nghiên cứu của Đinh Quốc Hưng thu được kết quả: mổ cũ <24 tháng chiếm 50.7%, trên 24 tháng là 49.3% [13]. Theo Tạ Thị Thanh Thủy mổ cũ dưới 24 tháng là 16%, trên 24 tháng là 84% [23]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những trường hợp có thai khi vết mổ lấy thai cũ dưới 12 tháng, do sẹo mổ chưa đủ thời gian để hồi phục nên dễ gây vỡ tử cung trong quá trình mang thai hoặc gây ra rau cài răng lược, rau tiền đạo gây nguy cơ mất tử cung của thai phụ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của người bệnh.

4.1.4. Tiền sử sản khoa

Tiền sử sản khoa hay gặp là nạo hút thai (50%), 1 bệnh nhân (7.1%) chửa ngoài tử cung, có 42.9% bệnh nhân không có tiền sử sản khoa trước đó.

Kỹ thuật mổ lấy thai, chất lượng sẹo mổ và những can thiệp vào buồng tử cung là yếu tố làm cho nguy cơ CSMLT tăng lên đáng kể, do ảnh hưởng đến chất lượng niêm mạc tử cung làm cho thai không thể làm tổ đúng vị trí như bình thường. Và điều đáng buồn là kiến thức về sinh sản của người bệnh chưa cao, chưa sử dụng các biện pháp tránh thai hợp lý, để có thai ngoài ý muốn nhiều nên phải nạo hút

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí chửa ở sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Gang Thép trong hai năm 2020 2021 (Trang 33)