- Huyện An Lão, tỉnh Bình Định cách thành phố Quy Nhơn 120 km, có tổng diện tích đất tự nhiên 69.660,2ha, trong đó đất nông nghiệp 7.247,5ha, đất lâm nghiệp 59.918,5ha, địa hình tự nhiên chia cắt phức tạp; Phía Bắc giáp huyện Ba Tơ và huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam một phần giáp huyện Hoài Ân và huyện Vĩnh Thạnh; phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn; phía Tây một phần giáp huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định và huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Huyện An Lão có 9 xã và 01 thị trấn, có 57 thôn, trong đó 40 thôn đồng bào dân tộc thiểu số và 54 thôn đặc biệt khó khăn đang được đầu tư theo Chương trình 135. Toàn huyện có 8.612 hộ, 30.880 nhân khẩu với 3 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Bana, H’re; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số là 3.118 hộ với 11.384 khẩu, chiếm 36,86%; mật độ dân cư thưa thớt (42,5 người/km2) [11, tr.35].
- Huyện An Lão là huyện miền núi nghèo, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, điểm xuất phát thấp, nguồn lực đầu tư hạn chế, cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; năng suất trong sản xuất còn thấp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn nhỏ lẻ và manh mún; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; văn hóa, giáo dục, y tế còn nhiều khó khăn, lạc hậu. Nguồn thu ngân sách của huyện rất thấp, chủ yếu được bổ sung từ ngân sách cấp trên. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới thì vốn, chi phí đầu tư cho XD NTM cao hơn nhiều so với các vùng đồng bằng, nhất là trong đầu tư xây dựng cơ bản, vì vậy quá trình quản lý, sử dụng,
thanh quyết toán vốn đôi khi gặp nhiều khó khăn, nhất là trong một số nội dung, hạng mục liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều dự án khác.