hồi nợ cho ngân hàng trong thi hành án dân sự từ thực tiễn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Tình hình thi hành án thu hồi nợ cho ngân hàng
Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, nhằm xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 thí điểm về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị quyết 42) với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là TCTD), tổ chức mua bán nợ xấu tại Việt Nam. Ngay sau khi Nghị quyết 42 được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 (sau đây gọi là Chỉ thị 32) giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42. Với phương châm Chính phủ kiến tạo phát triển, quyết liệt hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, quán triệt và thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng và minh bạch cho mọi thành phần
kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm hoàn thiện chính sách, pháp luật và đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là về tín dụng, thuế, phí, đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, xuất nhập khẩu... nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết kịp thời hơn kiến nghị của doanh nghiệp, người dân.
Đối với công tác xử lý nợ xấu, trên cả nước ước tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017. Theo đánh giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết số 42 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD. Chịu sự tác động trực tiếp của Nghị quyết 42, công tác thi hành án dân sự nói chung và công tác thi hành án tín dụng, ngân hàng nói riêng cũng cũng có những chuyển biến tích cực và cũng phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc nhất định [51].
Qua khảo sát tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2018 có 47/166 (chiếm tỷ lệ 28,3%) vụ việc thi hành án cho ngân hàng phải tổ chức cưỡng chế kê biên tài sản để thu hồi nợ cho ngân hàng. Qua đó thấy được tính phức tạp, cũng như những khó khăn mà cơ quan thi hành án gặp phải khi tổ chức thi hành những quyết định, bản án liên quan đến loại vụ việc này. Do tình trạng pháp lý của tài sản là bất động sản thế chấp để vay tiền ngân hàng tương đối rõ ràng, vì vậy việc kê biên có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, bên cạnh những trường hợp xử lý tài sản thu hồi nợ vay rất có hiệu quả, thì trường hợp tài sản có pháp lý phức tạp, dẫn đến kéo dài thời gian thi hành án, thâm chí không thu hồi được nợ vẫn thường xuyên diễn ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: nhiều vụ việc tài sản dù cơ quan thi hành án đã giảm giá nhiều lần nhưng không có khách hàng đăng ký mua, một số vụ việc giai đoạn thẩm định tài sản để cho vay cao hơn nhiều lần so với giá thị trường tại thời điểm thẩm định giá, hoặc tài sản thế chấp trên hồ sơ không đúng thực tế, tài sản đang có tranh chấp, có những vụ việc tòa tuyên không rõ, chưa đúng, cơ quan thi hành án phải kiến nghị để Tòa án cấp trên xét xử lại… Ngoài ra, phần
lớn vụ việc kéo dài còn do thái độ chấp hành pháp luật của đương sự, có nhiều trường hợp trong quá trình giải quyết thì sau khi hết thời gian tự nguyện thi hành án người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án, cố tình chây ì không thi hành nghĩa vụ nên cơ quan thi hành án buộc phải tiến hành cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản đã thế chấp để thi hành án.
2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong kê biên tài sản thế chấp là bất động sản thu hồi nợ cho ngân hàng
* Những khó khăn, vướng mắc chung của ngành trong thi hành án hồi nợ cho ngân hàng
Thứ nhất, hiệu quả thi hành án đối với ngân hàng đạt thấp: Mặc dù công tác thi hành án dân sự liên quan đến tín dụng, ngân hàng trong năm 2018 tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước và hệ thống thi hành án dân sự cũng đã triển khai nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các quy định pháp luật, các hướng dẫn, chỉ đạo, tuy nhiên, kết quả thi hành án các vụ việc liên quan đến án tín dụng, ngân hàng về giá trị thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018. Số tiền, việc còn phải thi hành án lớn (số việc là 17.459 việc, tương ứng số tiền trên 78.458 tỷ đồng) và tập trung ở các ngân hàng lớn và có vốn nhà nước chi phối.
Thứ hai, số tiền phải thi hành án cho các ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thụ lý của cơ quan thi hành án dân sự nên có sự liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ của cơ thi hành án dân sự: Theo báo cáo thống kê thì số tiền thi hành án ngân hàng chiếm hơn 60,68% số tiền phải thi hành án cả nước. Trong đó, các địa phương có số tiền phải thi hành liên quan đến ngân hàng lớn là thành phố Hồ Chí Minh (3.142việc; trên 34.242 tỷ); Hà Nội (4.156 việc, trên 21.253 tỷ), Đồng Nai (790 việc, trên 1.758 tỷ đồng), Long An (933 việc; trên 2.759 tỷ đồng), Cần Thơ (919 việc, trên 1.854 tỷ đồng), An Giang (730 việc; trên 2.776 tỷ đồng), Kiên Giang (739 việc, trên 1.221 tỷ đồng) [51].Trong khi đó, giá trị tài sản bảo đảm khi nhận thế chấp thì lớn nhưng khi xử lý thì giá trị bị giảm nhiều lần, việc thi hành án kéo dài do bán nhiều lần không thành, xác minh mất nhiều thời gian,
phát sinh chi phí lớn. Trong khi đó, khi xử lý tài sản chưa xong thì kết quả thi hành án vẫn phải tính trên tổng nghĩa vụ phải thi hành (tức cả phần thực tế chưa có điều kiện thi hành án), dẫn đến phản ánh chưa đúng tình hình, thực chất kết quả thi hành án.
Thứ ba, tiền phải thi hành án ngân hàng tập trung vào một số ngân hàng lớn, như: Agribank (3.945 việc, trên 18.752 tỷ đồng); Vietinbank (1.327 việc, trên 8.506 tỷ đồng); BIDV (1.853 việc, trên 8.315 tỷ đồng); Techcombank (1.515 việc, trên 5.836 tỷ đồng); Sacombank (1.445 việc, trên 12.281 tỷ đồng) và VPBank (2.266 việc, trên 2.234 tỷ đồng) [51]. Do đó, kết quả thi hành án cũng đòi hỏi không chỉ nỗ lực, năng lực, công tác phối hợp của đội ngũ Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự mà cả hệ thống tín dụng, ngân hàng có lượng án lớn nêu trên.
Thứ tư, việc thực hiện Nghị quyết 42 còn vướng mắc về nghĩa vụ nộp án phí theo bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến án tín dụng ngân hàng:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì khoản án phí được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán cho các khoản nghĩa vụ có bảo đảm. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 thì khoản án phí không được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán cho các khoản nghĩa vụ có bảo đảm, nên đã dẫn đến tồn đọng việc thi hành án chủ động.
* Những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án hồi nợ cho ngân hàng tại quận Bình Tân, Thành phố HỒ Chí Minh
Khi tiến hành kê biên, xử lý tài sản thế chấp là bất động sản để thu hồi nợ cho ngân hàng Chấp hành viên trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh thường gặp những khó khăn, vướng mắc như sau:
Một là, về mặt thủ tục trước khi thực hiên kê biên, xử lý tài sản còn được quy định tại điều 39, 40, 41, 42 Luật Thi hành án dân sự, quy định hết sức chặt chẽ về thông báo các văn bản giấy tờ thi hành án (trong đó có Quyết định cưỡng chế thi hành án) cho đương sự, tuy nhiên đương sự lợi dụng kẻ hở của Luật nên đã lánh mặt, không nhận các văn bản giấy tờ của cơ quan thi hành án, sau khi kê biên bán
đấu giá thì khiếu nại, tố cáo, vì thế thủ tục để tiến hành việc kê biên tài sản cũng gặp không ít khó khăn.
Ngoài ra, để phục vụ cho việc kê biên tài sản là nhà, đất còn rất nhiều động tác khác như đo vẽ, xác định hiện trạng, vị trí … vì vậy rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa Chấp hành viên, chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn như địa chính, xây dựng…Vì vậy, trên thực tế có những trường hợp Chấp hành viên không thể chủ động và quyết định ngay việc kê biên.
Ví dụ như: Bản án số 01/2013/KDTM-ST ngày 14/8/2013 của Tòa án nhân dân (TAND) quận Bình Tân, có nội dung: “Buộc bà Mai Lâm Thục Nữ - Chủ DNTN Tiệp Hào phải trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu số vốn là 580.000.000 đồng, lãi trong hạn là 26.321.278 đồng, lãi quá hạn là 74.456.050 đồng, phạt chậm trả vốn là 495.444 đồng. Tổng số tiền 681.272.772 đồng (sáu trăm tám mươi mốt triệu hai trăm bảy mươi hai ngàn bảy trăm bảy mươi hai đồng) trả một lần ngay khi án có hiệu lực pháp luật. Bà Mai Lâm Thục Nữ - Chủ DNTN Tiệp Hào còn phải tiếp tục trả lãi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu từ ngày 09/01/2013 trên dư nợ vốn tương ứng cho đến khi thực trả hết nợ theo mức lãi suất nợ quá hạn quy định tại Hợp đồng hạn mức cấp tín dụng số PHL.CN01170809 ngày 19/8/2009 và Hợp đồng tín dụng trung, dài hạn số 64205029 ngày 20/8/2009 ..
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án nếu bà Mai Lâm Thục nữ - Chủ DNTN Tiệp Hào vẫn không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền nêu trên thì Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có quyền yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp để thi hành án là bất động sản tọa lạc tại 569/5 An Dương Vương, khu phố 6, phường An Lạc A, quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh thuộc thửa đất số 898, tờ bản đồ số 7 (TL 2005) theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số H00163/2009/ An Lạc A do UBND quận Bình Tân cấp ngày 13/7/2009 đứng tên bà Mai Lâm Thục Nữ để thi hành án… ”.
Hiện tại do tài sản thế chấp căn nhà 569/5 An Dương Vương, khu phố 6, phường An Lạc A, quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh thay đổi hiện trạng so với giấy chứng nhận (nâng tầng, hợp khối …), vì vậy, Chấp hành viên cần đo vẽ lại hiện
trạng trước khi kê biên, xử lý tài sản. Tuy nhiên, qua một thời gian dài Chấp hành viên vẫn không thể đo vẽ, kê biên, xử lý tài sản được. Nguyên nhân chính là do bà Nữ đang có biểu hiện bệnh tâm thần, bà sống một mình và căn nhà luôn khóa kín cửa. Hiện tại, Chưa xác định được năng lực hành vi của bà Nữ để cử người giám hộ tham gia vào quá trình thi hành án cho phù hợp quy định pháp luật.
Hai là là, để thực hiện việc kê biên, xử lý tài sản Chấp hành viên cần phải có sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương … Mặc dù pháp luật đã có quy định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc phối hợp, thực hiện các yêu cầu của Chấp hành viên và cơ quan thi hành án dân sự, nhưng chưa quy định những chế tài cụ thể trong việc chậm trả lời, không trả lời các yêu cầu của Chấp hành viên hoặc không có mặt khi được mời tham gia kê biên…. Điều này cũng cản trở, làm cho việc kê biên, xử lý tài sản .
Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục thực hiện kê biên, xử lý tài sản Chấp hành viên phải tuyệt đối tuân thủ. Vì vậy việc chưa được xác minh, cung cấp đấy đủ thông tin thì Chấp hành viên không thể thực hiện việc kê biên.
Ba là, tài sản kê biên là bất động sản (gồm đất và nhà xưởng) không phải do chủ tài sản, người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất quản lý, sử dụng mà do một doanh nghiệp khác quản lý, sử dụng và đang sản xuất kinh doanh. Việc kê biên tài sản này gây rất nhiều khó khăn cho Chấp hành viên, làm thế để vừa đảm bảo xử lý được tài sản đúng theo quy định pháp luật vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng nhà xưởng. Đây là vấn đề pháp lý đặt ra mà Chấp hành viên phải linh hoạt xử lý, cũng như khả năng vận dụng các kỹ năng, kinh nhiệm trong tác ngiệp thi hành án.
Ví dụ như: Bản án số 106/2013/KDTM-ST ngày 29/7/2013 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, có nội dung: “Công ty TNHH MTV Thương mại – Dịch vụ Tư vấn – Đầu tư Tân Phú Trung có nghĩa vụ thanh toán cho TMCP Á Châu số tiền 16.292.631.481 đồng. Lãi suất tiếp tục phát sinh theo mức lãi suất nợ quá hạn do các bên thỏa thuận tại các hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ trên kể từ ngày
18/07/2013 đến ngày Công ty TNHH MTV thương mại – Dịch vụ tư vấn – Đầu tư Tân Phú Trung thanh toán hết nợ cho Ngân hàng. Công ty TNHH MTV thương mại –Dịch vụ tư vấn – Đầu tư Tân Phú Trung phải trả nợ theo thứ tự sau: Lãi phạt, lãi quá hạn, lãi trong hạn, vốn. Thời hạn thanh toán: hạn cuối thanh toán là ngày 30/09/2013…
Trong trường hợp Công ty TNHH MTV Thương mại – Dịch vụ tư vấn – Đầu tư Tân Phú Trung không trả nợ hoặc trả không đầy đủ số nợ trên thì Ngân hàng TMCP Á Châu có quyền đề nghị Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền phát mãi tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ 215 đường Mã Lò, khu phố 6, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của Công ty TNHH MTV Thương mại - Dịch vụ tư vấn – Đầu tư Tân Phú Trung theo hợp đồng thế chấp tài sản số LNC.BĐDN.01.041111/TT ngày 04.11.2011 được công chứng tại văn phòng công chứng Trung tâm, TP.Hồ Chí Minh với số công chứng là 007717 đăng ký tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP.Hồ Chí Minh với số đăng ký là 41-2011- 009616 ngày 04/11/2011, số thứ tự ghi sổ 9616, quyển số 49 và hợp đồng tài sản để vay vốn bổ sung số LNC.BĐDN.41.040412/TT ngày 05.04.2012, được Công chứng tại văn phòng công chứng trung tâm, TP.Hồ Chí Minh với số công chứng là 002285 để thu hồi nợ. Ông Phạm Âu Hồng Vũ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng TMCP Á Châu theo chứng thư bảo lãnh mà ông Phạm Âu Hồng Vũ ký ngày 04.11.2011”.
Qua xác minh được biết, nguồn gốc đất và nhà xưởng thế chấp tại số 215 đường Mã Lò, khu phố 6, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh là của Công ty TNHH Lâm Hưng Phát. Công ty TNHH Lâm Hưng Phát thỏa thuận chuyển nhượng cho Công ty TNHH MTV Thương mại - Dịch vụ tư vấn – Đầu tư Tân Phú Trung với giá 28 tỷ đồng, nhưng khi mới trả được 6 tỷ thì các bên