Xã hội hoá truyền hình đã, đang và sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ. Xã hội phát triển, nhu cầu của công chúng về truyền hình cũng ngày càng tăng cao. Các chương trình truyền hình để có thể đáp ứng được nhu cầu của công chúng thì không còn cách nào tốt hơn là tiến hành xã hội hoá. Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình giúp nhà đài giảm bớt nhiều gánh nặng, huy động được nguồn lực bên ngoài đài truyền hình cùng tham gia sản xuất chương trình.
Xã hội hoá truyền hình sẽ tạo ra không khí cạnh tranh,sự năng động cho truyền hình và mang lại nhiều lợi ích cho khán giả. Do đó, dù đứng trên cương vị của những người sản xuất chương trình truyền hình hay đứng trên cương vị của khán giả thì xã hội hoá truyền hình cũng là điều cần thiết và tất yếu.
Xã hội hoá truyền hình là tất yếu, trong đó có xã hội hoá các chương trình cho thiếu nhi. Nhu cầu của nhóm đối tượng khán giả này không hề ít. Tuy nhiên, trên thực tế, các chương trình dành cho thiếu nhi lại không nhiều. Nếu kể ra cũng chỉ có vài ba chương trình. Một thực tế là trẻ em ngày nay đang vô tình bị “ép” xem các chương trình dành cho nhóm đối tượng khác. Sự đẩu tư của các đài truyền hình vào đối tượng này là chưa xứng với nhu cầu của các em, dù có cả kênh dành cho thiếu nhi thì chất lượng các chương trình
cũng chưa thực sự cuốn hút. Việc tiến hành xã hội hoá các chương trình thiếu nhi là cần thiết vừa để mở rộng vừa nâng cao chất lượng các chương trình cho thiếu nhi.
Xã hội hoá truyền hình đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Trước tiên là về phía các nhà đài: Nếu chỉ có các Đài truyền hình đầu tư
sản xuất các chương trình thì sẽ không đủ phát sóng phục vụ công chúng. Sự lựa chọn hợp tác với các công ty truyền thông, các đơn vị ngoài đài là một việc làm thông minh, đúng đắn vào thời điểm này. Việc hợp tác sẽ giúp nhà đài giảm bớt gánh nặng về chi phí sản xuất, nhân lực và phương tiện kĩ thuật. Thêm vào đó, việc sử dụng chất xám ngoài đài mang lại sự phong phú, mới mẻ, tạo sự hấp dẫn cho mỗi chương trình.
Nhiều chương trình của các đơn vị ngoài đài không chỉ dừng lại ở mục đích kinh doanh, lợi nhuận. Có thể kể ra như chương trình “Vượt lên chính mình” của Lasta phát trên sóng đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, VTC9-Let’sViet và một số đài địa phương. Chương trình không dừng lại ở mục đích quảng bá thương hiệu cho các công ty, mà nó đi vào lòng người xem bởi tính nhân đạo, nhân vân cao cả. Chương trình giúp đỡ những người nghèo xoá được nợ ngân hàng và cấp vốn cho họ làm ăn. Chính điều này đã tạo được dấu ấn trong lòng người xem truyền hình cả nước.
Chương trình “Chìa khoá thành công” phát trên VTV1 là sản phẩm của Hoàng Gia Media Group. Mục đích của chương trình là chia sẻ kiến thức cộng dồng, tôn vinh doanh nhân. Đây là sân chơi bổ ích cho các nhà kinh doanh trẻ tuổi khẳng định tài năng điều hành, giải quyết vấn đề của mình. Trong hơn 7 năm phát sóng, chương trình thực sự ghi được dấu ấn trong cộng đồng doanh nhân và khán giả xem truyền hình.
Về phía công chúng: Xã hội hoá truyền hình mang lại những gì cho công
chúng? Điều mang lại có giá trị nhất chính là những chương trình có chất lượng về nội dung; phong phú về thể loại, đề tài; mới lạ, hấp dẫn về hình thức
thể hiện. Rất nhiều chương trình giải trí hiện nay “tôn trọng” khán giả ở mức độ cao nhất. Với các chương trình giải trí được tổ chức dưới hình thức thi, chính khán giả là những người có ảnh hưởng lớn tới kết quả của các thí sinh tham gia chương trình.
Khán giả cũng có thể tự ghi hình bằng các phương tiện cá nhân và gửi về cho các chương trình. Những đoạn video đảm bảo chất lượng, phù hợp sẽ được chọn phát sóng như chương trình Nút rec của tôi (VTV6). Khi chương trình SV 2012 quay trở lại sóng truyền hình, có một cuộc thi dành cho các bạn sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên cả nước làm clip giới thiệu về trường mình đang theo học. Các clip sẽ được chính khán giả bình chọn. Điều này càng làm tăng sự hấp dẫn cho chương trình. Xã hội hoá truyền hình đã đưa công chúng tới gần với truyền hình hom, sự gắn kết giữa khán giả và truyền hình được xiết gần hơn.
Các công ty truyền thông, các đơn vị hợp tác sản xuất: Hợp tác sản xuất
với đài truyền hình giúp cho các đơn vị này có thu nhập để duy trì hoạt động của công ty. Đài truyền hình có được những chương trình hay thu hút khán giả còn các công ty hợp tác, cái được sau cùng của họ vẫn là lợi nhuận về kinh tế.
Đối với các cơ sở đào tạo báo chí, việc hợp tác với đài truyền hình sẽ là
một trải nghiệm thú vị cho sinh viên, các bạn sẽ không chỉ học lý thuyết mà còn được thực hành. Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất thực tế sẽ là bài học quý báu cho các bạn khi ra trường.
Tiểu kết:
Xã hội hoá truyền hình là một xu hướng tất yếu. “Xu hướng xã hội hóa
không thể đảo ngược được đâu mà chỉ nhanh hay chậm với toàn bộ hệ thống truyền hình của Việt Nam" [2, tr.28]. Xã hội luôn phát triển, yêu cầu công
chúng ngày càng cao và khắt khe hơn trước. Đi cùng với sự phát triển của truyền hình là thực tế nhu cầu thông tin, giải trí của công chúng đã thay đổi. Để đáp ứng được nhu cầu ấy, chỉ đài truyền hình Việt Nam và các đài địa phương là không đủ. Lần lượt đài truyền hình kỹ thuật số (VTC), đài truyền hình cáp (VCTV), đài truyền hình Việt Nam (VTV) tăng thời lượng phát sóng lên 24/24 giờ một ngày, đồng nghĩa với việc tăng lượng chương trình để đảm bảo thời lượng phát sóng. Nếu chỉ đài truyền hình làm công việc này thì quả thực không hề đơn giản và tiêu tốn rất nhiều tiền của. Lúc này, các công ty truyên thông, các hãng phim tư nhân ra đời và giải quyết những khó khăn đó.
Để không bị mất khán giả, không có cách nào khác các báo đài phải sản xuất thêm các chương trình mới và hấp dẫn. Việc mua bản quyền hay hợp tác sản xuất là sự lựa chọn sáng suốt vì nó giảm bớt gánh nặng về kinh phí, nhân lực, phương tiện, kĩ thuật.
Như vậy xã hội hóa truyền hình, mục đích cuối cùng cũng chỉ là cung cấp cho công chúng những chương trình chất lượng cao, đa dạng phong phú hơn.
Hiện nay ở nước ta có nhiều hình thức xã hội hoá khác nhau tạo nên nhiều sự kết hợp độc đáo giữa đài truyền hình với đối tác. Sự hợp tác giữa nhà đài với các công ty, tổ chức bên ngoài đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Để xã hội hoá truyền hình ngày càng thành công hơn nữa, ngoài sự định hướng của các nhà đài, các công ty, tổ chức tham gia vào xã hội hoá truyền hình cũng phải luôn ý thức được sự ảnh hưởng từ các chương trình của mình để giải quyết tối đa những bất cập còn tồn tại và làm ra những sản phẩm truyền hình thực sự có ý nghĩa với xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực mà xã hội hoá truyền hình mang lại là những bất cập, hạn chế.
Các chương trình xã hội hoá trên truyền hình mang tính giải trí nhiều hơn các chương trình mang tính chất xã hội, văn hoá giáo dục. Ông Trần Đăng Tuấn đã nói xã hội hoá truyền hĩnh bắt đầu từ các chương trình giải trí. Khi tham gia bắt tay với nhà đài thực hiện chương trình, các đơn vị tham gia chú ý nhiều tới yếu tố thương mại nên họ thường chú ý tới chương trình giải trí, không bị đặt quá nhiều trách nhiệm xã hội vào nội dung chương trình. Điều này không có gì xấu hay sai trái. Tuy nhiên, truyền hình không nên quá sa đà vào một loại chương trình, nên có sự đầu tư hợp lý và chú ý xã hội hoá các chương trình giàu ý nghĩa mang tính xã hội cao như Vượt lên chính mình (VTC9), Lục lạc vàng( VTV1)...Sự phối hợp thiếu đồng bộ, chưa ăn khớp giữa nhà đài và đơn vị hợp tác. Những bất cập trong khâu hợp tác sản xuất giữa các bên liên quan với nhà đài thể hiện ở sự lệch pha trong quan điểm về sản xuất và nội dung chương trình. Hậu quả là có những chương trình khi phát sóng gây phản ứng trái chiều với khán giá, đôi khi là phản ứng tiêu cực. Với hình thức xã hội hoá đặt hàng đơn vị ngoài đài sản xuất chương trình, chỉ cần sự phối hợp không chặt chẽ, sự kiểm duyệt của nhà đài không sát sao tới nội dung hay hình thức thể hiện chương trình sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vụ việc “ngược đãi mèo” trong chương trình “Con yêu của mẹ” trên VTV3 cách đây vài năm là một ví dụ điển hình. Một bất cập nữa thể hiện ở sự chưa chuyên nghiệp trong sản xuất chương trình của các đơn vị tham gia. Các đơn vị tham gia sản xuất còn gặp phải một số vấn đề như đảm bảo thời gian phát sóng chương trình. Các chương trình hoặc các phần của chương trình giao cho nhà đài không đúng hạn sẽ ảnh hưởng tới sự kiểm tra giám sát chương trình dẫn tới những hậu quả đáng tiếc khi phát sóng. Điều đó cho thấy cách tổ chức sản xuất của nhiều đơn vị vẫn còn chưa chuyên nghiệp.
Như vậy, những ưu điểm cũng như hạn chế về vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình, các đài truyền hình nên nhìn nhận một cách khách quan và tùy vào điều kiện cụ thể của đài mình để đánh giá và đưa ra phương án tối ưu nhất.
Chương 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI TRÊN VTV7
(Khảo sát chương trình “Khám phá khoa học” và “Ú Òa”)
2.1. Giới thiệu về Kênh VTV7 và các chương trình khảo sát