VĂN HÓA GIẢI TRÍ

Một phần của tài liệu XÃ hội HÓA SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI TRÊN KÊNH VTV7 (Trang 99 - 106)

25. Luật báo chí Việt Nam 2016.

VĂN HÓA GIẢI TRÍ

Xã hội hóa truyền hình - Không phải là phân lô, bán sóng

Chủ Nhật, 14/1/2007 00:53

Liên hoan Truyền hình toàn quốc (LHTHTQ) 2007 diễn ra trong bối cảnh hội nhập, rộng mở và tương đối đổi mới với dấu hiệu xã hội hóa qua hội chợ phim, triển lãm tiếp thị thiết bị kỹ thuật truyền hình... Thế nhưng, một trong những vấn đề mà người trong cuộc trăn trở là xã hội hóa chương trình truyền hình trong thời gian tới sẽ như thế nào?

Lát cắt từ một lời bình

Sự có mặt tương đối đông đảo của nhiều người thuộc nhiều thành phần tại hội thảo “Xã hội hóa chương trình truyền hình”, có thể coi là phần nào thành công của ban tổ chức.

Ông Huỳnh Văn Nam, Giám đốc đài Truyền hình TPHCM, nêu khái niệm xã hội hóa và tư nhân hóa cần được phân định. Ông cho rằng thật lãng phí khi cả nước có đến 64 đài truyền hình. Con số này kể cả nhiều nước lớn trên thế giới cũng không có.

Những thực trạng vướng mắc được mô tả trong không khí hơi trầm lắng, bỗng sôi động hơn khi đạo diễn Khải Hưng với nỗi băn khoăn của một nghệ sĩ trước thách thức xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình đã phân tích cái hay, cái dở của hãng phim THVN trong hoạt động xã hội hóa.

Ông cho rằng tình hình xã hội hóa cũng có nghĩa là bị “phá giá cát-sê”, bị “chảy máu chất xám, thất thoát nhân lực” khi có một số đạo diễn, quay phim trẻ ra đi tìm “đất mới” ở Công ty Lasta để có thu nhập cao hơn. Nhưng, nhận xét khá thẳng thắn, đạo diễn Khải Hưng đã phân tích thực chất chất lượng phim truyện của Công ty Lasta trình chiếu trên HTV trong giờ được khán giả ngồi xem trước màn ảnh nhỏ nhiều nhất chỉ là phim… loại 4! Uổng cho quảng cáo nhà đài…!

Lời nói thật này không dừng ở chỗ làm mất lòng mà còn làm ông Trần Minh Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Lasta phản ứng, xin lên diễn đàn để bày tỏ nỗi bức xúc vì phim của công ty mình bị đánh giá quá kém trong khi chỉ số rating thăm dò lượng khán giả thông thường cũng từ 25% đến 45%...

Xuất phát từ cái nhìn của người trong cuộc, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã (Hãng phim truyện Việt Nam) phân tích một số điều nghịch lý vẫn diễn ra nhan nhản. Người làm phim chuyên nghiệp thì quá tự trọng nghề nghiệp. Nhà sản xuất thì vì lý do liên doanh này hoặc liên kết nọ cứ mua những kịch bản đã sản xuất của nước ngoài về Việt hóa để sản xuất, nhằm đạt tiêu chí nhanh, nhiều và rẻ. Điều này rõ ràng làm giảm chất lượng phim.

Muốn tồn tại, phải hay

Sự có mặt của tư nhân trong xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình đã manh nha từ lâu. Bà Ngô Thị Bích Hạnh, Giám đốc công ty BHD tại TPHCM cũng đặt vấn đề bước phát triển xã hội hóa chương trình truyền hình VTV từ năm 2000 đến nay. Xã hội hóa hiện nay càng đòi hỏi những nhà sản xuất chương trình làm phim Việt có chất lượng cao. Mối quan hệ giữa các công ty tư nhân và đài truyền hình càng được hỗ trợ nhiều hơn.

Đó cũng là kinh nghiệm mà truyền hình Hàn Quốc, Trung Quốc đã có và bằng chứng là phim của họ đang chiếm ưu thế trên thị trường điện ảnh, truyền hình ở Việt Nam. Ông Đào Văn Kính, Giám đốc Công ty quảng cáo Đất Việt bày tỏ xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình là lợi ích và quyền hy

vọng, là động lực sản xuất, giúp nhau cùng tiến; đặc biệt khi các công ty tư nhân muốn làm ăn bằng uy tín, chất lượng thương hiệu. Muốn tồn tại, phải có chương trình hay.

“Vượt lên chính mình” (do Công ty Lasta sản xuất) một trong những chương trình truyền hình tạo được tình cảm đẹp trong lòng khán giả màn ảnh nhỏ.

Nêu giải pháp xã hội hóa, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã đề xuất các phương thức hợp tác. Theo chị, trong hợp tác tổ chức sản xuất, các nhà sản xuất nên chọn đúng đối tác chuyên nghiệp (chủ yếu ở hãng phim nhà nước); hợp tác về tài chính giữa các hãng truyền thông giải trí hoặc các nhà đầu tư tầm cỡ có thể mở rộng cơ sở hạ tầng (ví dụ xây dựng trường quay); liên kết phát hành chương trình sản xuất; cuối cùng là hợp tác giữa những nhà đài và nhà sản xuất.

Sân chơi và luật chơi là của nhà đài và người chơi là các nhà sản xuất. Luật chơi sòng phẳng, rành mạch thì người chơi hào hứng, tuân thủ hết mình. Cộng sinh sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía với tiêu chí nhân văn được đặt lên hàng đầu. Tất nhiên, bên cạnh mảng phim truyện, sự có mặt của một số chương trình game show (trò chơi truyền hình) cũng ra đời từ hoạt động xã hội hóa chương trình truyền hình.

Công bằng mà nói, game show trước khi “bùng nổ”, có lúc đã mang lại sinh khí mới, hấp dẫn khán giả màn ảnh nhỏ qua các chương trình Chuyện nhỏ, Rồng vàng, Vượt lên chính mình, Đi tìm ẩn số, Ai là ai… Đặc biệt,

chương trình Vượt lên chính mình của Công ty Lasta đã vượt lên “màu sắc quảng cáo” thương hiệu mà đi vào lòng người dân nghèo trên mọi miền đất nước qua hình thức xóa nghèo và bảo tồn nghề truyền thống của một gia đình, một làng quê. Nét son này tạo được ấn tượng đẹp đối với khán giả truyền hình.

Về phía Đài Truyền hình Việt Nam, do quy định mới của Luật Điện ảnh về tỷ lệ phát sóng phim Việt Nam trên sóng truyền hình rất lớn, khả năng sản xuất phim của Đài có giới hạn. Vì vậy, Đài cần có nhiều bộ phim Việt Nam chất lượng cao để xây dựng các khung giờ chiếu phim Việt thu hút sự theo dõi của nhiều khán giả.

Nhìn chung, vấn đề xã hội hóa chương trình truyền hình vẫn chưa được bàn bạc thấu đáo trong khuôn khổ một buổi hội thảo. Tuy nhiên, với cái nhìn lạc quan, về phía lãnh đạo đài truyền hình VN, ông Trần Đăng Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình VN đã khẳng định ý nghĩa xã hội hóa không phải là “phân lô, bán sóng cho quảng cáo”.

Riêng ông Huỳnh Văn Nam thì cho rằng xã hội hóa các chương trình truyền hình đáng quan tâm nhất chính là sự hợp tác sản xuất giữa các đài truyền hình…

Hy vọng những điều bàn bạc trên không dừng lại ở những lời nói trong hội thảo.

Đài truyền hình NHK tư vấn, hỗ trợ kênh truyền hình giáo dục quốc gia VTV7

(Báo điện tử VTV.vn)

Ngày 8/1 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Đài Truyền hình NHK Nhật Bản (đại diện bởi công ty truyền thông Quốc tế Nhật Bản JIB) đã ký kết Hợp đồng tư vấn, hỗ trợ kênh truyền hình giáo dục Quốc gia VTV7.

Theo đó, các chuyên gia JIB- NHK sẽ cùng công ty AIC tư vấn phát triển các chương trình VTV7 chiếu ở trường học; Tư vấn các vấn đề về mua bản quyền các chương trình của Đài Truyền hình NHK Nhật Bản; Tư vấn về tổ chức nhóm giáo viên (Bộ GD&ĐT) để quảng bá việc sử dụng chương trình VTV7 ở trường học; Tổ chức hội thảo, giảng dạy cách sử dụng chương trình của VTV7 và các video giáo dục một cách hiệu quả ở trường; Hợp tác trong lựa chọn và sản xuất chương trình VTV7 như học từ xa, xuất bản, bán hàng và các sự kiện quảng cáo…

Về thiết bị và hạ tầng, JIB- NHK sẽ tư vấn kiểm tra hệ thống kỹ thuật cho VTV7; Tư vấn kỹ thuật để phát triển dịch vụ OTT bao gồm giới thiệu thiết bị thích hợp để bắt đầu và mở rộng dịch vụ.

Với tiêu chí "Vì một xã hội học tập", kênh Truyền hình Giáo dục quốc gia VTV7 đã phát sóng thử nghiệm từ ngày 20/11/2015 và sẽ chính thức ra

mắt bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề Bay lên nhé ước

mơ vàotối nay, 8/1/2016.

Với tiêu chí "vì một xã hội học tập", VTV7 được sự tư vấn của các đài TH quốc tế lớn như NHK Nhật Bản

Sự ra đời của kênh VTV7 là thành quả bước đầu trong quá trình hợp tác tốt đẹp giữa Đài Truyền hình Việt Nam với các nguồn lực xã hội như Công ty AIC và sự tư vấn đến từ các Đài Truyền hình quốc tế, trong đó có Đài NHK (Nhật Bản), EBS (Hàn Quốc).

Chúc mừng kênh truyền hình giáo dục Quốc gia chính thức phát sóng, ông Tadanobu Sakamamoto, giám đốc cấp cao Đài truyền hình NHK Nhật Bản chia sẻ: “ Đây là nỗ lực không ngừng nghỉ của các bạn và NHK- JIB rất tự hào được tham gia vào quá trình chuẩn bị ra đời của kênh truyền hình quan trọng này. Tuy nhiên, chương trình truyền hình sắp tới có hay, có hấp dẫn người xem hay không mới là quan trọng, chúng tôi cam kết sẽ gắn bó lâu dài vì sự phát triển của kênh truyền hình giáo dục Việt Nam”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn- Chủ tịch HĐQT, TGĐ AIC

“Đầu tư vào giáo dục là một quá trình khó khăn song mong muốn tạo nên những nét mới cho giáo dục là điều Việt Nam luôn hướng tới. Xin được cảm ơn đài truyền hình NHK đã đồng hành và giúp đỡ chúng tôi biến ước mơ đầu tư xây dựng kênh truyền hình giáo dục quốc gia trở thành hiện thực. Chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các đài truyền hình quốc tế nổi tiếng trên thế giới . Hy vọng với sự hỗ trợ, tư vấn của các Đài truyền hình quốc tế như NHK, chúng ta sẽ có những giải pháp công nghệ tiên tiến nhất cho giáo dục Việt Nam, kênh VTV7 sẽ đạt được thành công , hấp dẫn người xem”. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Tổng Giám đốc Công ty AIC chia sẻ.

VTV7 được phát sóng trên hạ tầng truyền hình số mặt đất DVB-T2, VTVcab, SCTV, truyền hình số vệ tinh K+ và truyền hình Internet VTVgo. Với thời lượng 18 tiếng/ ngày, VTV7 sẽ phát sóng các khung chương trình chính như: Thức dậy cùng VTV7, VTV7 English, Trường học VTV 7, VTV7 Giải trí.

Đại diện NHK cam kết hỗ trợ kênh truyền hình giáo dục quốc gia VTV7

Đây là kênh truyền hình chuyên biệt về giáo dục, hỗ trợ học sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, có thể học qua sóng truyền hình. Qua kênh này, học sinh sẽ được tiếp cận các kiến thức qua những hình ảnh phong phú, sinh động từ kho dữ liệu của Đài Truyền hình Việt Nam cũng như nhiều kênh truyền hình khác trong khu vực và trên thế giới.

Kênh Truyền hình Giáo dục quốc gia VTV7 sẽ đồng hành cùng đổi mới giáo dục, phản ánh những vấn đề giáo dục từ nhà trường đến gia đình thông qua các bản tin về giáo dục như Trường Teen (bản tin do chính các em học sinh phản ánh và thực hiện, Chương trình Edutalk - Nhìn và thấy - talkshow thảo luận về chính sách và các vấn đề giáo dục).

Bên cạnh đó, lấy giáo dục truyền cảm hứng lên hàng đầu, mỗi chương trình trên VTV7 đều được đầu tư công phu về mặt thể hiện cùng nội dung được tham vấn kỹ lưỡng bởi các chuyên gia ngành giáo dục.

Chính thức phát sóng từ ngày 1/1/2016, kênh VTV7 được đánh giá cao và được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng và cơ hội giáo dục cho người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu XÃ hội HÓA SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI TRÊN KÊNH VTV7 (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w