KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Một phần của tài liệu XÃ hội HÓA SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI TRÊN KÊNH VTV7 (Trang 82 - 99)

25. Luật báo chí Việt Nam 2016.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Vì hạn chế thời gian nên người viết chỉ điều tra 200 bàng hỏi, những người được hòi ở Hà Nội và Thái Bình.

Địa điểm:

+ Hà Nội: 120 phiếu + Thái Bình: 120 phiếu Giởi tính: + Nữ: 110 phiếu + Nam: 130 phiếu

Đối tượng:

+ Học sinh: 160 phiếu + Phụ huynh: 80 phiếu

Câu 1: Bạn có xem các chương trình trên VTV7 không?

□ Thường xuyên: 160 phiếu □ Thỉnh thoảng: 50 phiếu □ Chưa bao giờ xem: 30 phiếu

Câu 2: Bạn có theo dõi chương trình: Khám phá khoa học?

□ Có: 154 phiếu □ Không: 86 phiếu

Nếu “có” vui lòng trả lời câu 2a, “không” vui lòng trả lời câu 2b Câu 2al: Bạn xem:

□ Thường xuyên: 113 phiếu □ Không liên tục: 30 phiếu

Câu 2a2: Lý do xem vì (bạn có thể chọn nhiều câu trả lời):

□ Nội dung chương trình hấp dẫn, thiết thực: 99 phiếu □ Cung cấp thông tin bổ ích: 127 phiếu

□ Phong cách dẫn của MC cuốn hút: 102 phiếu □ Trả lời câu hỏi nhận phần quà hấp dẫn: 97 phiếu □Ý kiến khác:

Câu 2b: Lý d0 không xem( bạn có thể chọn nhiều câu trả lời):

□ Không hấp dẫn: 10 phiếu

□ Thời lượng dài: 58 phiếu

□ Thời gian phát sóng không tiện xem: 30 phiếu □ Không dò được kênh: 84 phiếu

□Lý do khác:

Câu 3: Bạn có theo dõi chưong trình: Khám phá khoa học?

□ Có: 150 phiếu □ Không: 90 phiếu

Nếu “có” vui lòng trả lời câu 3a, “không” trả lòi câu 3b Câu 3al: Bạn xem:

□ Thường xuyên: 105 phiếu

□Thỉnh thoảng, không liên tục: 25 phiếu

Câu 3a2: Lý do xem (bạn có thể chọn nhiều câu trả lời):

□ Thích môn tìm hiểu khoa học: 120phiếu □ Hình thức học thực tiễn, thú vị: 110phiếu □ Đồ hoạ đẹp mắt: 34 phiếu

□ Áp dụng vào thực tế: 65 phiếu n Trả lời câu hỏi nhận phần quà hấp dẫn: 76 phiếu

□Ý kiến khác:

Câu 3b: Lý do không xem( bạn có thể chọn nhiều câu trả lời):

□Mc dẫn không cuốn hút: 98 phiếu □Thời lượng ít: 12 phiếu

□Thời gian phát sóng không thuận lợi: 6 phiếu □ Không dò được Kênh: 76 phiếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phỏng vấn bà Hoàng Thị Ly – Trưởng ban thư ký biên tập Trung tâm sản xuất các chương trình Giáo dục Quốc gia.

SĐT Bà Hoàng Thị Ly: 0989096518

Từ khi Kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia ra mắt khán giả (1/1/2016), khung giờ phát sóng các chương trình dường như vẫn còn trống?

Đúng thế! Mặc dù các nhà sản xuất của Trung tâm sản xuất các chương trình Giáo dục tìm tòi, sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm, chương trình truyền hình. Tuy nhiên, số lượng các chương trình luôn không đáp ứng đủ thời lượng và đẩy lấp đầy các khung giờ.

Truyền hình là một loại hình truyền thông đòi hỏi chi phí rất cao, VTV7 ra mắt khán giả trong thời gian gần đây, với nguồn kinh phí còn khiêm tốn được phân bổ từ nguồn ngân sách, diện phủ sóng và nguồn thu quảng cáo hạn chế, cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật còn thiếu và không đồng bộ nhưng phải liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung chương trình, tăng thời lượng phát sóng… là bài toán khó đối với VTV7

Để khắc phục được điều đóm ban biên tập đã xử lý như thế nào?

Chúng tôi đã có những cách xử lí như:

Phát lại các chương trình với tần xuất cao hơn. Ví dụ như chương trình Lớp học cầu vồng phát 3 khung giờ trong ngày, chương trình Chinh phục kì thi phát lại 2 khung giờ trong ngày…

Chúng tôi đã thực hiện việc mua bản quyền của các đối tác nước ngoài như các bộ phim hoạt hình, phim truyện, chương trình đặc sắc…

Phối hợp cùng các đài truyền hình khác như NHK, EBS để kết hợp sản xuất ra các chương trình với thời lượng dài hơn phiên bản gốc như: khám phá khoa học, Ú òa…

Bà đánh giá thế nào về hiệu quả của việc xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình?

Xã hội hóa các chương trình truyền hình huy động sự đóng góp năng lực chất xám ngoài xã hội trong việc sản xuất các chương trình, hay nói cách khác là xã hội hoá nguồn tin, bài từ đội ngũ cộng tác viên để xây dựng nội dung chương trình truyền hình. Thông qua nguồn tin, bài của cộng tác viên đã góp phần làm cho chương trình truyền hình của các Đài ngày càng hấp dẫn bổ ích, làm tăng yếu tố đại chúng, góp phần tích cực phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trên thực tế, việc tích cực khai thác nguồn tin, bài có chất lượng của đội ngũ cộng tác viên đã phản ánh khuynh hướng thu hút nguồn nhân lực của các đài truyền hình hiện nay. Phương án này đã tiết kiệm được cho nhà Đài một khoản kinh phí không nhỏ nhờ cắt giảm các khoản đầu tư dành cho việc đi lại của phóng viên, vận chuyển máy móc thiết bị tới nơi xảy ra sự kiện.

Xã hội hóa nguồn kinh phí hoạt động truyền hình: tăng thời lượng chương trình tự sản xuất để đáp ứng được yêu cầu và điều kiện phát sóng mà đem lại chất lượng cao, chi phí tiết kiệm khá nhiều.

Bà có thể cho biết khối lượng các chương trình truyền hình xã hội hóa của VTV7 hiện nay là khoảng bao nhiêu?

Theo thống kê sơ bộ của tôi là khoảng ½.

* Xin cảm ơn bà về buổi trao đổi này!

Phỏng vấn MC Trần Ngọc – Người dẫn chương trình của Khám phá khoa học và Ú Òa VTV7 . SĐT: 0912519995

Khám phá khoa học: Những thí nghiệm khổng lồ có phải chương trình khoa học đầu tiên bạn làm người dẫn?

- Đúng vậy, đây là lần đầu tiên tôi đảm nhận dẫn dắt một chương trình giáo dục về khoa học. Trước đó tôi mới chỉ dẫn các bản tin, phóng sự và trò chơi truyền hình. Đặc biệt, đối tượng của chương trình này hướng đến chủ yếu là các em nhỏ nên tôi cảm thấy vô cùng vui và hào hứng. Tôi đã từng học chuyên sâu về khoa học, vật lý và từng nghĩ rằng, một ngày nào đó mình có thể vận dụng lại một số kiến thức được học vào công việc dẫn chương trình. Nhiều thành viên trong ê-kíp cũng bảo tôi rất hợp để dẫn chương trình này.

Với bạn, chương trình này có những điểm khác biệt gì so với nhiều chương trình đã dẫn trước đó?

- Khám phá khoa học: Những thí nghiệm khổng lồ có rất nhiều điểm khác biệt thú vị, không chỉ thú vị về mặt quan sát mà chắc chắn sẽ kích thích trí tò mò và khám phá của người xem. Người dẫn chương trình không đơn thuần chỉ đóng vai trò dẫn dắt khán giả đến với nội dung kiến thức mà còn phải trực tiếp tham gia những thí nghiệm, từ đó thể hiện được sự phong phú và hấp dẫn của những kiến thức khoa học.

Bối cảnh chương trình cũng mang màu sắc khoa học độc đáo riêng, được xây dựng như một phòng thí nghiệm đơn giản. Trong đó, trọng tâm là chiếc bàn hình tròn để tiến hành những thí nghiệm. Đồng thời, các vật dụng thực hành được sắp xếp khắp nơi trong trường quay. Khi dẫn chương trình, tôi vừa chia sẻ kiến thức vừa sử dụng chính các vật dụng đó để làm thí nghiệm.

Từ đó, khán giả sẽ thấy vai trò của người dẫn chương trình là một hành trình trải nghiệm khoa học với nhiều thí nghiệm thú vị. Mỗi thí nghiệm sẽ mang đến kiến thức, bài học lý thú, thúc đẩy các em học sinh cấp 1, cấp 2 tìm tòi, thậm chí các em còn có thể mày mò thử làm lại một số thí nghiệm.

Lần đầu dẫn chương trình khoa học đồng thời phải thực hiện nhiều thí nghiệm khi ghi hình, bạn có gặp khó khăn nào không?

- Mặc dù tôi chưa làm chương trình về khoa học bao giờ nhưng ban đầu, tôi rất tự tin. Tôi nghĩ rằng mình sẽ không gặp vấn đề nhiều vì đã dẫn chương trình khá lâu rồi. Nhưng sau đó tôi nhận ra, cái khó nhất là phải thể hiện được cảm xúc của bản thân khi thực hành các thí nghiệm. Các chuyên gia hướng dẫn đều yêu cầu tôi phải bộc lộ rõ cảm xúc cá nhân như phấn khích, sợ hãi hay tò mò.

Một số thí nghiệm trên lý thuyết có vẻ dễ nhưng lúc làm tôi mới thấy không đơn giản chút nào. Tuy nhiên, từ chính những suy nghĩ ấy, tôi mới đưa ra được cảm xúc chân thật nhất. Vì thế, ê-kíp vẫn hài lòng khi lần ghi hình đầu tiên khá thành công.

Trong quá trình ghi hình, tôi không ít lần làm hỏng thí nghiệm nhưng ê- kíp vẫn giữ lại những cảnh quay đó. Họ muốn khi lên sóng, khán giả vẫn có thể nhận thấy người dẫn đã thực hiện sai ở những bước nào, những người muốn thử sức làm có thể rút kinh nghiệm từ cái sai đó. Tuy nhiên, tôi không được phép để xảy ra nhiều sai lầm liên tiếp. Bởi nếu thí nghiệm nào làm chưa được, ê-kíp phải kiểm tra lại từng vật liệu, quy trình xem chỗ nào chưa đúng, mất rất nhiều thời gian.

Trong số những thí nghiệm đã tiến hành, thí nghiệm nào bạn thấy ấn tượng nhất?

- Tôi vừa sợ hãi vừa thích thú nhất với thí nghiệm về lực hướng tâm. Để đưa ra ví dụ cụ thể nhất, ê-kíp đã dựng một giàn giáo khá cao trong trường quay và treo tôi lên. Tôi phải thực hiện theo yêu cầu là xoay người khi bị buộc dây lơ lửng trên cao, điều đó làm tôi rất chóng mặt. Khi ấy, tôi cảm thấy mình như một diễn viên xiếc vậy. Mọi người trong ê-kíp đã liên tục động viên, giúp tôi thực hiện thí nghiệm thành công.

Đặc biệt hơn, ngày ghi hình hôm đó lại vào đúng sinh nhật tôi. Ê-kíp đã chuẩn bị cho tôi một bộ đồ hình con gấu dù ban đầu, tôi chỉ nói đùa. Nhưng họ muốn làm tôi cảm thấy thoải mái hơn với thí nghiệm "đau tim" này. Buổi ghi hình cuối cùng đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ của tôi trong chương trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc tham gia thực hành những thí nghiệm chắc hẳn cũng làm bạn nhớ đến quãng thời gian đi học?

- Chương trình làm tôi nhớ lại thời đi học vì có rất nhiều kiến thức cấp 1, cấp 2. Trong đó, nhiều điều tôi đã từng đọc trên sách, từng xem trên mạng nên thấy tuổi thơ trở lại với mình.Tôi nhớ cả một số thí nghiệm đơn giản ngày xưa

mình từng thử nghịch như lấy kim đâm quả bóng nhưng dùng băng dính dán vào đâu để bóng không vỡ, hay làm thế nào để quả trứng chui được vào trong chai...

Còn bây giờ, những thí nghiệm được thực hành với sự đóng góp từ các chuyên gia nên tôi được làm một cách rõ ràng, cụ thể hơn. Đối với tôi, phần lớn kiến thức khoa học trong chương trình đều không quá lạ lẫm nhưng cách thể hiện để các em hiểu lại khiến tôi cảm thấy mới mẻ.

Tên gọi của chương trình là Khoa học khám phá: Các thí nghiệm khổng lồ. Vậy ngoài các thí nghiệm đơn giản trên trường quay, có thí nghiệm nào “khổng lồ” được thực hiện bên ngoài không?

- Hiện tại, chương trình chưa có thí nghiệm lớn được thực hiện bên ngoài. Nhưng ê-kíp cũng dự kiến sẽ hướng đến cả những thí nghiệm ngoài trời chứ không chỉ ở trường quay. Trên thực tế, format gốc của Nhật rất nổi tiếng bởi quy mô của chương trình. Khi đến Việt Nam, chương trình mới Việt hóa được 50%. Vì thế, với một số kiến thức đòi hỏi thí nghiệm khổng lồ hơn, ê-kíp phải sử dụng hình ảnh, video từ phiên bản gốc.

Chẳng hạn, khi khám phá về tốc độ của âm thanh, ê-kíp chương trình có nêu định nghĩa và làm những thí nghiệm nhỏ ở trường quay. Còn những thí nghiệm lớn hơn do ê-kíp người Nhật thực hiện sẽ có video thu lại để khán giả theo dõi. Trong phiên bản gốc, ê-kíp của Nhật huy động cả tàu chiến và dàn nhạc giao hưởng để làm thí nghiệm về tốc độ âm thanh.

Trong khi đó, chương trình phiên bản Việt trước hết hướng đến đối tượng chủ yếu là học sinh. Do đó, ê-kíp muốn thực hiện những thí nghiệm nhỏ để các em có thể làm lại được.

Bên cạnh những thí nghiệm, chương trình còn có điều gì tạo nên sức hấp dẫn với các khán giả nhỏ tuổi?

- Mặc dù hướng đến đối tượng chủ yếu là học sinh nhưng tương tự như format gốc của Nhật, chương trình vẫn đưa ra mục tiêu để mọi lứa tuổi khán

giả có thể xem được. Thậm chí, người lớn vẫn có thể theo dõi để nhớ lại những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, chương trình cũng muốn hướng đến những người yêu khoa học, thích khám phá.

Theo format gốc, người dẫn luôn giao tiếp với nhân vật ảo là một em học sinh. Khi phát sóng trên truyền hình, khán giả sẽ chỉ nghe thấy tiếng mà không bao giờ thấy được hình ảnh của nhân vật đó. Tôi là người dẫn dắt, trực tiếp tham gia các thí nghiệm và trình bày về những kiến thức qua từng thí nghiệm. Còn nhân vật ảo này lại đưa ra các góp ý, trò chuyện với tôi như “Anh làm thế là sai rồi”, “Anh làm lại đi”... giúp cho câu chuyện của người dẫn ở trường quay hay hơn.

Ngoài ra, dẫn chương trình cùng tôi còn có một em nhỏ khoảng 7 - 8 tuổi. Hai anh em cùng “tung hứng”, thay nhau diễn giải kiến thức dành cho khán giả. Qua đó, tôi luôn hứng thú với mỗi lần ghi hình vì được làm việc cùng trẻ em, ê-kíp chương trình cũng toàn những người trẻ sáng tạo. Những

Sự sáng tạo đó cũng là màu sắc mới mà Khám phá khoa học cũng như các chương trình mà VTV7 mang đến cho khán giả trong năm 2016?

- Chúng tôi đều hy vọng như vậy. Tôi thấy khán giả càng nhỏ tuổi càng thích những thứ hấp dẫn, mang nhiều màu sắc. Vì thế, mỗi chương trình dành cho các em luôn đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và sống động, làm các em thấy thích thú. Từ đó, cách dẫn chương trình cũng trở nên khác biệt hơn, đôi lúc người dẫn còn là người trò chuyện, chia sẻ cùng các em. Quan trọng hơn, chúng tôi đều muốn mang đến những kiến thức, bài học cho các em một cách gần gũi nhất.

Cảm ơn bạn vì những chia sẻ!

Phỏng vấn NSX chương trình Ú Òa VTV7 – Trần Ngọc

1. Với tư cách là NSX chương trình, anh hãy chia sẻ những điểm đặcbiệt, mới lạ của Ú Òa phiên bản Việt hóa? biệt, mới lạ của Ú Òa phiên bản Việt hóa?

Khi sản xuất chương trình Ú Òa phiên bản Việt hóa thì nhóm sản xuất của VTV7 không chỉ muốn Việt hóa về mặt nội dung, âm nhạc mà còn mong muốn chương trình có những điểm nhấn mang màu sắc Việt Nam. Do đó, sự xuất hiện của nhân vật Meo Meo trong chương trình sẽ là một điểm nhấn rất Việt. Bởi vì, nhân vật Wan Wan là nhân vật của người Nhật Bản, nếu như chỉ thay đổi về bối cảnh thì nó vẫn chỉ là nhân vật của Nhật Bản được thể hiện tại bối cảnh Việt Nam. Ngoài ra, khi thêm nhân vật Meo Meo, thì ekip cũng mong muốn tạo ra sự tương tác tốt hơn, cho Wan Wan một người bạn thì sẽ vui hơn rất nhiều.

Một điểm mới nữa trong chương trình đó là về âm nhạc. Trong phiên bản gốc thì đã có những bài hát với nhịp điệu rất hay, chính vì thế ekip sản xuất đã giữ lại các ca khúc đó và sáng tác lời Việt dựa trên phần nhạc nền có sẵn. Ú Òa phiên bản Việt hóa cũng có những ca khúc được sáng tác mới, hoặc biên tập lại những ca khúc thiếu nhi quen thuộc của Việt Nam để tạo ra không gian vui nhộn, phù hợp với các bạn nhỏ Việt Nam. Nội dung trong các ca khúc thưởng gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa, gắn với việc giáo dục nhẹ nhàng cho trẻ. Chẳng hạn sẽ hướng dẫn các bạn nhỏ những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như chuyện vệ sinh cá nhân như rửa mặt, tập đi…điều đó góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp ban đầu cho các bé.

2. Việc chuyển thể format của một chương trình thiếu nhi được coi là dấu ấn 20 năm của đài Truyền hình NHK – Nhật Bản để phù hợp với

Một phần của tài liệu XÃ hội HÓA SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI TRÊN KÊNH VTV7 (Trang 82 - 99)