Những nội dung tuyên truyền kinh tế trên báo Paxaxon

Một phần của tài liệu BÁO PAXAXON với vấn đề TUYÊN TRUYỀN KINH tế TRÊN báo PAXAXON HIỆN NAY” (KHẢO sát năm 2016) (Trang 30 - 45)

Tần số của tin, bài về kinh tế trong từng số. vấn đề kinh tế được phóng viên, cộng tác viên của báo Paxaxon tích cực tìm tòi, khám phá, phát hiện và phản ánh. Tính từ tháng 1 - 12/2016, báo Paxaxon phát hành 264 số (từ số 12.367 - số 12.619), có 105 tin, bài về kinh tế. Như vậy, tính trung bình thì cứ 1 số báo thì có một tin hoặc bài phản ánh về vấn đề này. Điều này chính tỏ báo Pasaxon rất quan tâm đến việc tuyên truyền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế của từng số báo không xuất hiện đồng đều. Nhiều số báo thì đăng tải hai, ba, bốn tin, bài về kinh tế nhưng nhiều số lại không có một tin, bài nào, đôi khi lại có số báo đăng tải cả trang về vấn đề kinh tế. Ví dụ, số báo 12.514, cả trang 4 giới thiệu người làm kinh tế giỏi, nhưng tiếp sau 2-3 số báo, đến số 12.515 thì lại không có một tin, bài nào về kinh tế. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì báo Paxaxon chỉ có chuyên mục “Người tốt, việc tốt” mà chưa mở chuyên mục giới thiệu về các vấn đề kinh tế nên số xuất hiện của tin, bài về vấn đề này không liên tục là điều khó tránh khỏi.

Qua khảo sát, thống kê trên báo Paxaxon từ tháng 1-12/2016, tức là (từ số 12.367 - số 12.619), có 264 số báo được phát hành, trong đó có có 105 tin, bài phản ánh về kinh tế. Như vậy, trung bình cứ mỗi số báo Paxaxon thì có một tin hoặc bài được giới thiệu về kinh tế. Sở dĩ báo Pasaxon có thể thực hiện được như vậy, là vì bắt đầu từ ngày 5/3/2016, theo Chỉ thị số 36/TW, báo Paxaxon chính thức giới thiệu chuyên mục “gương các điển hình làm kinh tế giỏi” trên mỗi số báo. Thông qua lời của tòa soạn ta hiểu thêm về vấn đề này.

Thực hiện quyết định số 265 QĐ/TV của Ban thường vụ Bộ thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào về việc khen thưởng “Các đơn vị làm ăn phát đạt” và “Các hộ gia đình” 5 năm 2011 - 2016; nhằm tuyên truyền, động viên khích lệ các gương mặt trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng cũng như trong việc xây dựng con người mới, nếp sống mới trong sự nghiệp đổi mới. Bắt đầu từ số báo 12.367, báo Paxaxôn lần lượt giới thiệu các kinh tế

nông trại để bạn đọc biết và có điều kiện tham khảo học tập. (Báo Paxaxon, trang 4, số 12.514).

Việc giới thiệu về kinh tế đều đặn trên báo Paxaxon là một lợi thế, vì đây là một kênh thông tin quan trọng chuyển tải những chủ trương, đường lối, chiến lược của Lào, chẳng hạn như việc hoạch định chính sách kinh tế, phát triển và định hướng kinh tế của đất nước đối với mọi tổ chức, tập thể, cá nhân, giúp cho các tổ chức và mọi thành viên trong cộng đồng có điều kiện tiếp xúc, học hỏi những kinh nghiệm hay, các mô hình kinh tế mới, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất vươn lên làm giàu chính đáng.

Xét về các lĩnh vực thông tin tuyên truyền

Khảo sát báo Paxaxon trong thời gian từ tháng 1-12/2016 cho thấy nội dung các tin, bài viết về kinh tế rất sinh động, phong phú và đa dạng đề cập đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống; kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và vượt khó, ở mọi vùng miền của đất nước. Cụ thể những khía cạnh nội dung được đề cập như sau:

Những vấn đề làm kinh tế

Lào là một nước nghèo, kém phát triển nên việc tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế được Đảng, Nhà nước Lào xác định là nhiệm vụ trọng tâm, dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện [6, tr. 59]. Chính vì vậy, trong số 264 tin, bài khảo sát, tin, bài trong lĩnh vực kinh tế xuất hiện nhiều nhất với 105 tin, bài chiếm 39,772%, nổi bật ở hai mảng chính là kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp.

Thực hiện theo Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng NDCM Lào, Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất của Quốc hội VII và VIII về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VII (2011-2016) nói chung có sự thành công tương đối cao, đạt được nhiều mục tiêu lớn, trình độ sản xuất - dịch vụ đã có sự phát triển hơn làm cho cơ sở kinh tế quốc dân vững mạnh hơn, sự tăng trưởng kinh tế vĩ mô liên tục phát triển và ổn định về cơ bản, tỷ lệ tăng trưởng của kinh tế trong 5 năm qua bình quân đạt 7,9%/năm, tổng giá trị sản

xuất nội bộ GDP năm 2014-2015 đạt 102.320 tỷ kíp, bình quân đầu người đạt 15,8 triệu kíp/năm.

Thực hiện kế hoạch thu - chi ngân sách: thu ngân sách thực hiện được 39.436 tỷ kíp chiếm 17,9% của GDP, bằng 110% của kế hoạch, trong đó thu nội bộ thực hiện được 31.168 tỷ kíp bằng 105% của kế hoạch. Chi ngân sách 5 năm thực hiện được 49.214 tỷ kíp, chiếm 22,3% của GDP, bằng 103% của kế hoạch. Nghĩa là sự mất cân đối ngân sách 4,45% của GDP, có thể thấy nhịp độ mất cân đối ngân sách giảm xuống.

Kinh tế công nghiệp: Với phương châm phát triển công nghiệp là

hướng đột phá (4, tr. 343). Nhà nước Lào tập trung phát triển các khu công nghiệp nhằm tạo sức lan tỏa kéo theo sự tăng trưởng của các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác. Hiện nay Lào đã và đang xây dựng và phát triển 20 khu công nghiệp diện tích trên 19.000 ha, bước đầu khẳng định vai trò hạt nhân đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cả nước.

Hơn 30 năm đổi mới công nghiệp của Lào đã có bước phát triển và vươn lên đạt được nhiều thành tựu, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng phát triển bình quân 14,3%/năm (2011-2015), trong đó tổng giá trị công nghiệp điện lực tăng bình quân 15,6%/năm, đến năm 2015, thực hiện dự án phát triển 38 thủy điện với năng suất 6.265 MW và công nghiệp mỏ tăng 15 - 20%/năm. Hiện nay, Lào đang thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước là: phấn đấu đến năm 2020 cơ bản nước Lào trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy, lãnh đạo của Lào đã đề ra nhiều chủ trương, kế hoạch, biện pháp nhanh chóng nền công nghiệp của Lào. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện tại Lào chia ra làm 3 vùng phát triển công nghiệp trọng điểm như; phía Bắc có khu công nghiệp muối ki ốt ở tỉnh Bo Kẹo, phía Nam có khu công nghiệp chế biến café ở tỉnh Chăm Pa Sắc, và miền Trung có khu công nghiệp Thép, xi măng, nhà máy bia, nước ngọt, khoáng sản, thạch đá, đồng, vàng, chế biến thực phẩm và v.v… Quá trình chuyển đổi cơ chế, đổi mới tư duy trong giai đoạn đã qua nhanh chóng đưa các doanh nghiệp nhà máy, xí nghiệp, đơn vị

sản xuất, kinh doanh từng bước sang thực hiện cổ phần hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mặc dù nền công nghiệp của Lào chưa phải là lớn nhưng vẫn có nhà máy, xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh giỏi, làm ăn có hiệu quả mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế cho ngân sách Nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân lao động. Những nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh này trở thành động lực trong sự nghiệp đổi mới, tên tuổi của họ không chỉ dừng lại mà được nhiều nước biết đến, được báo chí Lào tuyên truyền, biểu dương, những thành tựu, những việc làm hay, những kinh nghiệm quý báu đó đã được các nước khác học tập, noi theo như: Công ty café Đao Hương, Công ty xi măng Lào, Nhà máy bia Lào.

Đối với báo Paxaxon tuyên truyền về các vấn đề kinh tế là việc làm thường xuyên, là trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan báo chí đồng thời cũng là nhiệm vụ cao cả mà Đảng và Nhà nước giao phó. Nhằm tôn vinh, giới thiệu, cổ vũ các doanh nghiệp, xí nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh bằng ý chí và nội lực của mình vượt qua khó khăn, thử thách làm kinh tế có hiệu quả nhanh chóng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Quá trình khảo sát cho thấy, báo Paxaxon đã đăng tải 43 tin, bài (chủ yếu là bài) về cách làm kinh tế giỏi trong lĩnh vực công nghiệp. Các phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên đã tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều vấn đề, các khía cạnh khác nhau, từ đó đưa đến cho độc giả nhiều thông tin quý giá, một cách nhìn tổng thể về bức tranh công nghiệp, những gương mặt làm kinh tế giỏi của Lào trong thời gian qua như việc tuyên truyền về công ty xi măng Tha Khạch ở huyện Tha Khạch, tỉnh Khăm Muộn là một trong những ví dụ sống động về tập thể và cá nhân. Trước kia cũng như hiện nay, hàng loạt các nhà máy xi măng toàn quốc làm ăn thua lỗ do thiếu nguyên liệu trầm trọng, kéo dài đang đứng trước nguy cơ phá sản thì công ty xi măng Tha Khạch vẫn vững vàng tiến lên trước. Để có kết quả như ngày hôm nay, ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo chính

quyền Lào, công ty xi măng Tha Khạch còn nhận được sự ủng hộ đặc biệt nhiệt tình về công tác thông tin, tuyên truyền của các cơ quan báo chí Lào. Các phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của báo Pasaxon không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc biểu dương những thành tích của công ty phấn đấu đạt được mà anh chị em phóng viên, biên tập viên đã chủ động tìm tòi, phát hiện nhiều vấn đề có liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của công ty xi măng Tha Khạch, đó là: sự tác động qua lại đối với tư duy của công nhân lao động và nông dân, công nghiệp và nông nghiệp, sự liên kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau giữa công - nông - trí thức để tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa công ty xi măng Tha Khạch phát triển vững mạnh, trở thành con chim đầu đàn của ngành xi măng Lào. Điều này được thể hiện qua một số tác phẩm trên báo Pasaxon, như: bài “Sự trưởng thành và phát triển của xi măng Tha Khạch của Bun Thông SUVIMON, ra ngày 13/04/2016(tr 4, số 12.423), hoặcCông nghiệp xi măng Tha Khạch đáp ứng được yêu cầu thị trường trong nước” của Thong Đăm, ra ngày 25/6/2016 (trang 4, số 11.442). Chính sự liên kết này tạo cho công ty xi măng huyện Tha Khạch có một “hậu phương” vững chắc đó là các vùng nguyên liệu thạch đá, đá vôi bạt ngàn trên địa bàn huyện cùng với một lực lượng hùng hậu những người công dân cần cù, chịu khó ngày đêm, sớm hôm hăng hái say mê lao động sản xuất tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho các nhà máy xi măng ở khu vực miền trung Lào. Việc tuyên truyền của báo Pasaxon không chỉ có tác dụng đối với người dân ở khu vực này mà còn là sự chuyển đổi tư duy nhận thức cho nhân dân ở khu vực khác có nhà máy xi măng ở tỉnh Sa La Văn và nhà máy xi măng Văng Viêng, nhà máy xi măng ở Thủ đô Viêng Chăn và các nhà máy xi măng khác học hỏi cách làm hay, áp dụng vào thực tế ở Lào tạo ra nhiều sản phẩm giúp cho các nhà máy xi măng của Lào đứng vững, có đủ nguyên liệu hoạt động. Hiện nay, trên cả nước Lào có 9 nhà máy xi măng, trong đó lớn nhất là nhà máy xi măng Tha Khạch, tỉnh Khăm Muộn với công suất là 700.000 đến 1.000.000 tấn/năm.

Tập thể làm kinh tế, phát triển vững mạnh phụ thuộc một phần vào vai trò cá nhân. Ngày xưa ông cha ta thường nói “một người lo bằng kho người làm” điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của Tổng giám đốc Sổm Phăn Phum Thạ Ly, Công ty xi măng Lào Chủ tịch hội đồng quản trị công ty xi măng Tha Khạch người gần như gắn bó trọn cả cuộc đời của mình với mảnh đất, con người và nhà máy xi măng ở Tha Khạch. Sự trăn trở, lo toan, xông xáo, năng động của người Giám đốc này đã được đền bù xứng đáng ngày 7/11/2008 ông được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng trong thời kỳ đổi mới, được báo chí tuyên truyền, biểu dương về những thành tích đóng góp của anh đối với vùng đất Tha Khạch. Hình ảnh người anh hùng trong thời kỳ đổi mới được phác họa, miêu tả rõ nét qua tác phẩm “người anh hùng vùng đất ngọt” của Săm Nan (tr 4, số 12.448). Phản ánh chân dung vị Giám độc năng động, giám nghĩ, giám làm, biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh để làm giàu cho đất nước, tác giả viết: “Người dân vùng đất ngọt này đã từ lâu gọi anh Sổm Phăn là người anh hùng trước khi Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý này cho anh, họ gọi anh Sổm với tất cả sự trìu mến kính phục trong từ đáy lòng họ. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao đích thực không gì có thể so sánh được”. Có được kính trọng như vậy, bởi vì người Giám đốc anh hùng này đã làm thay đổi cuộc đời của họ “Cách đây 1 năm tôi đã đến tìm hiểu đời sống của đồng bào nhân dân huyện Tha Khạch, tỉnh Khăm Muộn, vùng này trước đây nghèo lắm, bây giờ hầu như nhà nào cũng có xe máy, xe công nông, nhà cao tầng. Qua tìm hiểu bà con ở đây mới biết anh Sổm là người mở hướng sản xuất cho họ, lại đầu tư vốn, giống, phân bón, kỹ thuật cho họ, dân được mùa có thu nhập cao, có tiền mua xe máy, xây nhà, đời sống hoàn thiện là nhờ anh Sổm.

Ngoài công ty xi măng Tha Khạch thì hàng loạt các công ty khác làm kinh tế giỏi trong lĩnh vực công nghiệp ở Lào được thể hiện trên nhiều tác phẩm như: “Tổng công ty cổ phần Lào In Đô Chai Na khuyến nông trồng sắn giải quyết xóa đói giảm nghèo” của Sẻng Chăn (tr 4, số 12.452, năm 2016),

“đời sống của nông dân ngày càng hoàn thiện hơn nhờ trồng sắn” của Sẻng Chăn (tr 3, số 12.455, năm 2016) “công nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở bản Nặm San” của Phu Khoong (tr 4, số 12.457, ngày 24/5/2016) “Đằng sau sự thành công của nhà kinh doanh” của Súc Sả Khon (tr 4, số 12.480, ngày 17/06/2016), “55 năm trưởng thành và phát triển của doanh nghiệp điện lực nhà nước” của Tu Lay (tr 3, số 12.482). “một năm qua điện lực miền Bắc có thu nhập 450 tỷ kíp” của Bun Tom (tr 4, số 12.486), “gương mẫu của Thủy điện Nặm Ngưm trong công tác giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp” của Sẻng Chăn (tr 4, số 12.490), “doanh nghiệp nhà nước điện lực chi nhánh Xay Nha Bu Ly có bước phát triển bền vững” của Ma La (tr 3, số 12.495), “doanh nghiệp nhà nước xăng dầu Lào kinh doanh gắn với công tác môi trường xanh, sạch” của Săn Tị (tr 3, số 12.496).

Qua khảo sát thì thấy năm 2016, báo Paxaxon có 30 tin, bài giới thiệu về kinh tế công nghiệp chiếm 28,571%. Đây là những gương mặt làm kinh tế giỏi trong lĩnh vực công nghiệp mà thể hiện rõ của những người biết cách làm ăn, hăng hái say mê với công sức của mình.

Kinh tế nông nghiệp: Lào là một nước nông nghiệp nhỏ bé đất rộng,

người thưa, với diện tích 236.800 km2. Dân số có hơn 6 triệu người, bao gồm 17 tỉnh, thành phố. Tuy đất rộng, người thưa nhưng 86% dân số Lào sống ở nông thôn, do vậy kinh tế của Lào từ xưa đến nay dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Trước đây, Lào cũng là một nước thiếu lương thực, nhưng kể từ khi đổi mới đến nay, Lào đã tự túc được lương thực ổn định và đang từng bước có dự trữ. Theo báo cáo tổng kết chỉ tính riêng lương thực Lào năm 2015 đạt 3,5 triệu tấn qũy thóc; năm 2016 đạt 3,7 triệu tấn. Như vậy, liên tục trong nhiều

Một phần của tài liệu BÁO PAXAXON với vấn đề TUYÊN TRUYỀN KINH tế TRÊN báo PAXAXON HIỆN NAY” (KHẢO sát năm 2016) (Trang 30 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w