Các thể loại chính được sử dụng

Một phần của tài liệu BÁO PAXAXON với vấn đề TUYÊN TRUYỀN KINH tế TRÊN báo PAXAXON HIỆN NAY” (KHẢO sát năm 2016) (Trang 45 - 53)

Khảo sát báo Paxaxon trong 1 năm, từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2016 chúng tôi thấy, thể loại dùng cho tuyên truyền điển hình tiên tiến trên báo Paxaxon chủ yếu là tin, bài phản ánh, phóng sự, ghi chép, chân dung. Tuy nhiên ký chân dung và ghi chép xuất hiện rất ít. Thể loại được dùng nhiều nhất là bài phản ánh.

Bảng: 2.1. Thống kê tỷ lệ tin bài về điển hình tiên tiến

Số TT Thể loại Số lượng tin, bài Tỷ lệ %

1 Tin 26 24,761% 2 Bài phản ánh 47 44,761% 3 Phóng sự 15 14,285% 4 Ký chân dung 5 4,761% 5 Ghi chép 12 11,428% Tổng 105 100%

Tin: Trong tổng số tin, bài thông tin kinh tế thì chỉ có 25 tin, chiếm tỷ

kinh tế. Hầu hết các tin viết về kinh tế chỉ nêu tên ai, ở đâu, làm ăn như thế nào, còn lý giải, phân tích, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu bạn đọc tìm hiểu về cách làm một cách chân thực và thuyết phục thì hầu như không có.

Lý do tin về kinh tế xuất hiện trên báo Paxaxon không nhiều cũng dễ hiểu, dễ chấp nhận bởi vì vấn đề kinh tế, khó có thể một vài câu mà phản ánh hết được, dù là tin sâu. Đó là vì đặc trưng thể loại của tin, ngôn ngữ và cấu trúc thường mang tính “khuôn mẫu” không linh hoạt, trong việc đặt vấn đề, phân tích, tổng kết, lý giải mà yêu cầu khi viết về vấn đề kinh tế đặt ra. Nói cách khác, tin không phải là thể loại phát huy được thế mạnh để viết thông tin kinh tế. Tuy nhiên, qua thống kê cho thấy, hầu hết các tin về kinh tế trên báo Paxaxon đều là do phóng viên của các cơ quan báo khác gửi về Paxaxon viết. Họ là những người chưa được trang bị tốt về nghiệp vụ báo chí nên thường chọn hình thức tin để chuyể tải nội dung.

Bài phản ánh (bài báo): Thể loại bài phản ánh được sử dụng nhiều

nhất khi viết về kinh tế trên báo Paxaxon tổng số 47 bài chiếm 44,761%, số lượng tin, bài khảo sát. Bài phản ảnh được sử dụng nhiều nhất bởi “bài phản ánh có phần linh hoạt, năng động, không bị chi phối bởi những đặc trưng, đặc điểm ổn định. Tác phẩm thuộc dạng bài này có sự biến hóa linh hoạt để thích ứng với sự kiện, vấn đề, nhân vật, tình huống mà nó phản ánh (8, tr 75).

Bài phản ánh đáp ứng được yêu cầu viết về kinh tế như: bảo đảm tính thời sự, gọn gàng về hình thức kết cấu, dung lượng vừa phải, phù hợp với việc sử dụng đăng tải trên các trang báo, một phần phù hợp với khả năng trình độ tay nghề của các phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết giới thiệu về tập thể, cá nhân làm kinh tế giỏi, gương người tốt, việc tốt và phù hợp với mọi đối tượng độc giả của báo. Ngôn ngữ văn phong của bài phản ánh cũng đơn giản, chính xác, dễ hiểu chứ không quá lê thê dài dòng, không quá cầu kỳ trong diễn đạt, tạo cho tác phẩm có độ tin cậy và dễ tiếp thu. Bố cục của bài phản ánh cũng phù hợp diễn đạt trình tự vận động, phát triển của thông tin

kinh tế, tác giả có thể xâu chuối liên kết, phân tích tình tiết, sự kiện và có thể đưa ra chính kiến mà thể loại tin không thể đáp ứng được. Vậy, thể loại bài phản ánh được sử dụng nhiều cũng dễ hiểu bởi nó có thể chuyển tải thông tin đa dạng, toàn diện, thuyết phục, người đọc dễ tiếp thu và phù hợp với đa số nhận thức của đối tượng độc giả. Mặt khác, yêu cầu nghiệp vụ khi sử dụng thể loại bài phản ánh không cao, phù hợp với khả năng, trình độ nghiệp vụ của đa số phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên. Có thể nói, những người làm báo của Lào nói chung và báo Paxaxon nói riêng, hầu như từ các ngành nghề khác chuyển vào chứ không phải tốt nghiệp nghề báo chí, cho nên những người này khi viết về vấn đề kinh tế thì rất khó diễn đạt về văn phong ngôn ngữ, cách viết một cách linh hoạt.

Phóng sự: Là thể loại báo chí được chọn sử dụng trong tuyên truyền

thông tin kinh tế trên báo Paxaxon khá nhiều có 15 bài, chiếm 14,285% số bài khảo sát. Thông qua cái tôi tác giả và bút pháp linh hoạt: mưu tả, tường thuật kết hợp nghị luận, đồng thời có sự xuất hiện của nhân vật, phóng sự cung cấp cho người đọc thông tin thời sự về người thật, việc thật và một cái nhìn cận cảnh, toàn cảnh về một hiện tượng thường là đặc biệt, hoàn cảnh làm ăn trong xã hội. “Phóng sự có khả năng phản ánh hiện thực một cách có bề dày và chiều sâu dưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực với những con người và sự việc xác thực” [8, tr.161].

Phóng sự về các thông tin kinh tế chủ yếu xuất hiện trên báo Paxaxon trong 1 năm (2016), khi báo phát động cuộc thi viết về các mô hình, cách làm kinh tế giỏi trong nông nghiệp nông thôn. Với số lượng 15 tác phẩm, thể loại phóng sự thường phù hợp với tầng lớp có trình độ văn hóa cao, có khả năng cảm thụ văn học tốt. Mặt khác, thể loại phóng sự chỉ phù hợp với những phóng viên, biên tập viên có tay nghề cao, sức sáng tạo lớn. Do vậy, thể loại này chưa được dùng nhiều trong việc tuyên truyền, phản ánh, biểu dương các điển hình kinh tế trên báo Paxaxon trong thời gian qua.

Ví dụ, bài phóng sự “18 năm kinh doanh khách sạn tại Lào” của Phu

Văn (tr 3, số 12.514), chúng ta bắt cặp mô hình kinh doanh dịch vụ - xây dựng - du lịch của đồng chí Sun Lê tại Thủ đô Viêng Chăn chủ tịch Hội đồng thương mại Trung Quốc tại Lào, đồng thời là Giám đốc công ty xây dựng - thương mại Mê Kông, làm ăn bằng con đường kinh doanh khách sạn ở Lào. Mang đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn cảnh về một tập thể làm ăn rất hiệu quả. Đây cũng là một bài học để những người khác học tập, làm theo, phong cách làm ăn. “Nhà kinh doanh nữ đảm đang và xuất sắc” của Bun Thi (tr 3, số 12.456), nói về nhà kinh doanh Đuông Ta Mạt Mạ Ny Sỏn, từ một sinh viên bình thường sau khi học xong trường Đại học Quốc gia Lào chuyên ngành kỹ sư thiết kế và xây dựng thì xin vào làm việc tại Công ty nhà máy nước điện của doanh nghiệp Nhà nước, sau một thời gian chị đã xin thôi việc và bắt đầu thành lập Công ty DDM xây dựng - thương mại tư nhân giữa năm 2004, và nhờ luồng gió đổi mới của Đảng, Nhà nước, bằng ý chí nghị lực của mình, chị Đuông Ta đã vươn lên làm giàu bằng nghề kinh doanh dịch vụ nước điện. Tác phẩm: “Sự thành công trong hoạt động kinh doanh” của Chít Tạ Lặt (tr 4, số 10.935), mang đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn cảnh về tập thể làm ăn giỏi trong phong trào chuyển đổi cách làm ăn manh mún nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp sang xây dựng trang trại, sản xuất hàng hóa tập trung, phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu của Hội nông dân. Những con số thuyết phục do Hội nông dân đưa ra bằng minh chứng những cây, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao, bằng những giấy khen, bằng khen tươi rói trong các gia trại, trang trại trên đường tác giả kẽ qua. Phóng sự có đoạn: “khi ngã xuống thì mình phải tự đứng dạy chứ không chịu bó tay, tôi nhẩm tính, không kể gia trại, chỉ tính số lượng trang trại thôi thì trung bình mỗi tỉnh trong cả nước có đến 10 trang trại. Chợt thấy lòng mình chộn rộn niềm vui phấn khởi. Bởi số gia trại, trang trại càng nhiều có nghĩa tương đương số diện tích mặt nước, đất chua trũng trồng lúa kém hiệu quả, đất hoang hóa ven sông đã được bàn tay bà con nông dân biến thành những vùng tập trung với số lượng hàng hóa lớn”.

Phóng sự chân dung: “Người phụ nữ hết mình vì kinh tế gia đình” của

Noi Chăn Súc Ma La (tr 3, số 12.521), ngày 13/08/2016 viết về một phụ nữ làm kinh tế giỏi ở tỉnh Sê Kong, phụ nữ đảm đang 3 việc tốt chị Phết Ma Ny Vạt Sa Vang, bằng việc tác giả chứng kiến hoàn cảnh công tác của nhân vật là phụ nữ đảm đang, chịu khó, không e ngại mặc dù việc lớn hay nhỏ, việc nặng hay nhẹ chị vẫn cố làm hết khả năng của mình, với nhiều phức tạp; quan sát công việc bộn bề hàng ngày của chị Phết Ma Ny từ nuôi trồng, học hỏi kỹ thuật, chăm nom gia súc: nghe nhân vật kể về cách làm ăn của mình, những chi tiết nổi bật của nhân vật trong bài viết cứ hiện rõ mồn một, sinh động và đầy thuyết phục: trong các cuộc thi viết về làm kinh tế giỏi do Ban thi đua khen thưởng của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào phối hợp với Hội nhà báo Lào phát động, các tác phẩm được giải hầu hết là các phóng sự được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trong đó chủ yếu là trên báo Pasaxon. Đó là “Anh nông dâng tiên phong nuôi gà” của Sẻng Chăn (tr 4, số 12.527), “Chịu khó làm ăn tạo ra thu nhập ổn định” của Sỷ Sổm Phon (tr 4, số 12.530), “Miệt mài gắn bó với việc khám nghiệm” của Rạt Sa Mỹ (tr 4, số 12.539).Như vậy, có thể nói phóng sự là thể loại phát huy được ưu thế đặc trưng trong tuyên truyền kinh tế, mang lại chất lượng tin, bài cao. Tuy nhiên, phóng sự không được chọn dùng nhiều bởi đòi hỏi tác giả phải có sự đầu tư lớn về thời gian, công sức và người viết cần kỹ năng nghiệp vụ tay nghề cao. Hơn nữa phóng sự cũng như ký và ghi chép về kinh tế thường có dung lượng lớn, không thuận tiện trong việc bố trí vị trí tin, bài kinh tế xen trong các chuyên mục.

Ký chân dung và ghi chép: Xuất hiện trên báo Paxaxon không nhiều,

trong đó ký chân dung chỉ có 5 bài, ghi chép 12 bài, cả hai thể loại mới chiếm 15,238% tổng số tin, bài khảo sát. Do đặc điểm ký chân dung là thể ký báo chí mà đối tượng phản ánh là những con người thật, việc thật, tiêu biểu cho một vấn đề hoặc khía cạnh nào đó mang tính thời sự, gắn với hành động, việc làm cụ thể trong những tình huống hoặc hoàn cảnh kinh tế. Các bài ký chân

dung với bút pháp miêu tả và thái độ thẩm định dứt khoát của tác giả về phẩm chất của con người, vừa có bề dày, vừa có chiều sâu. Vậy, bài ký chân dung thường gây được ấn tượng sâu đậm do tác động vào tình cảm, suy nghĩ của người đọc.

Trong bài “Nếu có sự quan tâm, duy trì làm công việc gì cũng thành công”, (trang 4, số 12.512) của tác giả Ma Ny Vông, nhân vật bài viết nổi bật ngay đoạt đầu qua việc mưu tả diện mạo tiêu biểu “vóc dáng to cao mà dòng nói lại nhỏ nhẹ, từ tốn”, tên là Phu My nhưng phong cách lại mang dáng dấp con nhà võ. Anh sinh ra từ một làng quê nghèo. Lớn lên ở đó và thành đạt trên thương trường vẫn là ở quê.Thuở niên thiếu và sự mưu sinh của Phu My đầy chông gai, vất vả và cũng đậm chất nhân văn. Bạn đồng nghiệp của tôi từng viết về Phu My: “Người mang ngọn lửa đến với muôn nhà”. Trong số này, tôi muốn kể về Phu My - một chủ trang tại. “chăn nuôi cừu, gà, vịt, nuôi cá và trồng nấm thơm”. Chỉ một đoạn lột tả mà nhân vật Phu My hiện rõ mồn một là một chủ trang trại đầy nghị lực, thành tích và tấm lòng nhân đạo, từ thiện được nhiều người biết ơn, cấp ủy chính quyền ghi nhận.

Chân dung làm kinh tế giỏi của anh In Đa Văn, một thanh niên hăng hái làm ăn, đã có nhiều bạn đến học hỏi cách làm kinh tế nông trại. Qua thể loại chân dung nhân vật In Đa Văn hiện lên thật sinh động: “ngồi đối diện với tôi là một anh thanh niên to cao, linh hoạt với đôi mắt kiên nghị và một trái tim tràn đầy nhiệt huyết với việc chăn nuôi”. khi nói đến anh In Đa Văn ai cũng biết, anh là người giàu lòng nhân ái, chăm chỉ làm ăn, giúp đỡ người khác, làm việc không biết mệt mỏi, chăm nom cây trồng. Hiện tại anh là ông chủ nông trại nuôi gia súc tại huyện Say Tha Ny Thủ đô Viêng Chăn. Anh rất tự hào về nghề làm ăn của mình, đó là niềm hạnh phúc của anh.

Thể loại ghi chép dùng trong tuyên truyền kinh tế hiếm xuất hiện trên báo Paxaxon. Song do kết cấu thể loại ghi chép được thể hiện uyển chuyển, xen kẽ giữa hiện thực và quá khứ; tình tiết, số liệu được chọn lựa cũng kỹ càng, thể loại ghi chép đã phát huy hiệu quả của thể ký trong chuyển tải nội

dung đến với người đọc. Ghi chép, “chuyện ba doanh nhân trẻ tỉnh Luông Phra Bang được vinh dự tại Bảo tàng Quốc gia” của tác giả Đen Nửa (số 12.517, tr 3) là một ví dụ: viết về doanh nhân Sỷ Thoong Khôm Mạ Chít , Giám đốc công ty Phu Sỷ xây dựng Cầu - Đường, tác phẩm có đoạn: “câu chuyện giữa chúng tôi và anh bắt đầu từ những cảm xúc dường như còn nguyên vẹn khi anh được vinh danh tại Bảo tàng Quốc giaanh nói. Sau 20 năm lăn lộn trên chiến trường thi công, tôi vinh dự được nhận rất nhiều giải thưởng, bằng khen, cúp vàng của Trung ương và tỉnh. Song có lẽ ấn tượng và có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc đối với cuộc đời tôi là tối ngày 17/11/2016, cùng với 50 doanh nhân được vinh danh trong “bảng vàng ghi danh doanh nhân Lào” tại Bảo tàng Quốc gia, nhân kỷ niệm 450 năm Thủ đô Viêng Chăn. Về doanh nhân Phay Thun Khăm Nưng Súc, giám đốc công ty Ang Thoong xây dựng Cầu - Đường, tác giả ghi lời tâm sự của anh: “ban đầu khi nhận được thông báo mình là một trong số 50 doanh nhân được vinh danh tại Bảo tàng Quốc gia, tôi cũng chỉ cảm thấy thích thú, phấn khởi. Thế nhưng khi đặt chân lên mảnh đất linh thiêng của Bảo tàng, nơi ghi danh các tiến sĩ, đại khoa các vương triều của đất nước, tôi mới cảm nhận được hết niềm vinh dự và ý nghĩa thiêng liêng khi nhận được vinh danh trong “bảng vàng ghi danh doanh nhân Lào” mà mình được trao tặng. Danh hiệu này là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với những doanh nhân như chúng tôi. Để chúng tôi cảm thấy mình càng phải đóng góp nhiều hơn cho quê hương, đất nước và sống có trách nhiệm để xứng đáng và phát triển bền vững mãi với danh hiệu cao quý đó”.

Đối với doanh nhân Bun Khăm Cha Lơn Phôn, Giám đốc công ty Thăn Sa May xây dựng Thăm dò - Thiết kế, anh nói rằng: thời gian qua tôi cũng được nhận rất nhiều khen thưởng, bằng khen của Trung ương Đoàn thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào, của tỉnh, huyện và của Hội doanh nhân trẻ. Và cái đó là chuyện bình thường, thế nhưng khi tôi lên nhận giải thưởng cao quý này, tôi cảm thấy mình rất vinh dự và tự tin hơn trong viếc làm ăn cũng như đóng góp phát triển xã hội và đất nước của mình.

Bằng việc chọn thể loại ghi chép, tác giả làm nổi bật nội dung cái điển hình của từng nhân vật. Chỉ trong một tác phẩm, ba điển hình nổi bật lên bởi những lời tâm sự, chân thật, ý nghĩa rất thiết thực và thuyết phục người đọc, cuốn hút họ vào câu chuyện, hòa vào niềm vui của nhân vật và như muốn cùng chia sẻ với cảm giác tự hào, để rồi trào lên cảm giác ngưỡng mộ, tin tưởng, phấn đấu noi theo.

Như vậy, trong số các thể loại báo chí thường dùng trong tuyên truyền

Một phần của tài liệu BÁO PAXAXON với vấn đề TUYÊN TRUYỀN KINH tế TRÊN báo PAXAXON HIỆN NAY” (KHẢO sát năm 2016) (Trang 45 - 53)