Ưu điểm, nhược điểm

Một phần của tài liệu BÁO PAXAXON với vấn đề TUYÊN TRUYỀN KINH tế TRÊN báo PAXAXON HIỆN NAY” (KHẢO sát năm 2016) (Trang 54 - 71)

3.1.1.1 Ưu điểm: Trong những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền, biểu dương, giới thiệu về những mô hình kinh tế của báo Paxaxon gặt hái được rất nhiều thành công, được Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào đánh giá cao. Những ưu điểm chủ yếu sau:

Trước hết, công tác tuyên truyền về điển hình kinh tế trên báo Paxaxon được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng, Nhà nước, của cơ quan quản lý và định hướng tuyên truyền nên công tác tuyên truyền kinh tế trên báo Paxaxon đảm bảo yếu tố đúng, trúng và kịp thời. Thông qua đó, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được báo phổ biến, góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Báo Paxaxon đã kịp thời phổ biến những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc biểu dương, khen ngợi các tập

thể, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội của đất nước. Từ những điển hình kinh tế được tôn vinh đó, báo chí đã phổ biến, nhân rộng tạo ra sức mạnh tổng hợp, những phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết các dân tộc anh em đang sống trên địa bàn toàn quốc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, đẩy lùi đói nghèo, bệnh tật, xóa bỏ các thủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội. Tạo ra thế và lực thúc đẩy nhanh, mạnh và thành công sự nghiệp đổi mới đất nước.

Thành công của công tác tuyên truyền kinh tế của báo Paxaxon có sự đóng góp to lớn của tập thể lãnh đạo, ban biên tập, phóng viên, cộng tác viên, công nhân viên báo Paxaxon. Sự điều hành sát sao, sự động viên, khích lệ kịp thời của lãnh đạo cơ quan báo Paxaxon đối với tập thể phòng phóng viên, đối với từng phóng viên đã bám sát thực tiễn cuộc sống, góp phần tích cực vào việc khám phá, phát hiện nhân tố mới, tuyên truyền thường xuyên các điển hình kinh tế thời gian vừa qua. Đồng thời, sự đóng góp to lớn của đội ngũ cộng tác viên - những người hăng say, miệt mài tìm kiếm, phát hiện những điển hình kinh tế cung cấp cho báo Paxaxon, để kịp thời biểu dương, ca ngợi.

Việc tuyên truyền về kinh tế của báo Paxaxon thời gian qua thể hiện thành công ở việc hình thành dư luận và định hướng dư luận cho quần chúng nhân dân, tạo ra bầu không khí trong lành, phấn khởi, tin tưởng về tình đoàn kết giữa dân với Đảng, Nhà nước, cũng như niềm tin của nhân dân các bộ tộc Lào vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng cuộc sống ấm no, mạnh giàu, hạnh phúc. Tuy nhiên, tuyên truyền về kinh tế chính là tạo ra dòng thông tin chủ lưu mạnh trên báo Paxaxon góp phần tích cực đẩy lùi các mặt trái của xã hội thể hiện quan điểm của Đảng NDCM Lào trong giai đoạn hiện tại “Xây là chính, chống là cần” từng bước làm mạnh hóa các quan hệ xã hội, như trong bài phát biểu của Tổng biên tập báo Paxaxon, Đuông Chít Sa Vắt Bun My, nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày thành lập báo Paxaxôn 18/03/1950 - 18/03/2016 vừa qua. “Qua việc tuyên

truyền người tốt, việc tốt, làm kinh tế giỏi, những nhân tố mới báo Paxaxon đã thực sự góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, hạn chế các hiện tượng tiêu cực, củng cố và không ngừng nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ” [7, tr.3].

Thông qua tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương các điển hình kinh tế, báo Paxaxon đã tích cực đóng góp vào việc phổ biến những kinh nghiệm quý báu, cách làm hay, những bài học bổ ích từ việc chuyển đổi nhận thức, tư duy, định hướng hành động cụ thể. Ví dụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi; áp dụng những tiến bộ của KH-KT vào sản xuất, tăng năng suất lao động; giới thiệu các mô hình sản xuất, kinh doanh làm kinh tế giỏi, ổn định chính trị, an toàn xã hội. Chính thông qua việc biểu dương, tuyên truyền các điển hình kinh tế của báo Paxaxon mà những đơn vị, tập thể, cá nhân, yếu kém có nhiều cơ hội học hỏi cái hay, cái đẹp, cái tốt của những tấm gương này, từng bước phấn đấu vươn lên hoàn thiện chính bản thân mình, trở thành những đơn vị, cá nhân vững mạnh, làm ăn tốt.

Một trong những ưu điểm nữa cần phải kể đến trong việc tuyên truyền, biểu dương, giới thiệu về kinh tế của báo Paxaxon là: giúp cho các phóng viên, cộng tác viên, biên tập viên của cơ quan báo có dịp cọ sát, nâng cao nhận thức, tay nghề, hiểu biết sâu sắc thêm một đề tài quan trọng đóng vai trò chủ đạo của báo chí cách mạng Lào, củng cố thêm bản lĩnh chính trị cho các nhà báo vượt qua mọi hoàn cảnh, thách thức, khó khăn để hoàn thành xuất sắc công việc mà mình được phân công đảm trách. Bên cạnh đó, tuyên truyền về điển hình tiên tiến để tập hợp được một lực lượng hùng hậu đội ngũ cộng tác viên, những người góp phần tích cực cho sự thành công của báo Paxaxon trong thời gian qua, cũng như việc tăng cường sức mạnh cho tương lai.

Nội dung thông tin, tuyên truyền kinh tế trên báo Paxaxon rất đa dạng, phong phú về lĩnh vực, đối tượng, nghề nghiệp bởi có sự hợp lực của đội ngũ phóng viên và đội ngũ cộng tác viên với ưu điểm đông đảo, có mặt ở mọi nơi,

mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày. Việc khai thác đề tài bài bản, thông tin đồng bộ; tổng kết phổ biến những kinh nghiệm quý, cách làm hay, bổ ích, khuyến khích các điển hình tiên tiến tiếp tục phát triển.

Về hình thức: báo Paxaxon đã sử dụng nhiều các thể loại, chuyên trang, chuyên mục, áp dụng các thủ pháp báo chí để chuyển tải nội dung tuyên truyền kinh tế, tạo ra sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn, thu hút bạn đọc. Đặc biệt, thể loại phóng sự, bài báo được sử dụng nhiều phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao chất lượng, khẳng định sự phù hợp trong tuyên truyền kinh tế. Nhiều chuyên trang tuyên truyền về kinh tế đã tạo điểm nhấn và sức thuyết phục cao khi tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm.

3.1.1.2 Các mặt nhược điểm:

Nhược điểm về bố trí tin, bài: Tuy công tác tuyên truyền về kinh tế được báo Paxaxon và phóng viên, cộng tác viên, biên tập viên chú trọng, số lượng tin, bài về kinh tế khá nhiều, song tần số xuất hiện tin, bài về kinh tế không đều. Có tháng có 15 tin, bài về kinh tế, song có tháng thì chỉ có 5 tin, bài. Có số báo có 3 tin, bài, nhưng có số thì không có một tin, bài nào, thậm chí nhiều số liền không có xuất hiện một tin, bài nào về kinh tế.

Trong đó tháng 8 là tháng có số báo đặc biệt chào mừng ngày kỷ niệm quan hệ ngoại giao Lào - Việt Nam, có tổng số 15 tin, bài về hợp tác kinh tế của hai nước, số báo 12.521 ra ngày 13/8/2016, có 3 bài về kinh tế. Việc bố trí đăng tin, bài lại không đều, từ số đầu tiên của tháng là số 12.412 ngày 5/3/2016 là có một gương điển hình “Chuyển đổi sản xuất tự nhiên sang sản xuất kỹ thuật”. bỏ qua 7 số liền, đến số 12.419 thì có bài “Cần cù chăn nuôi là chìa khóa thoát khỏi cảnh nghèo đói”. Mãi cho đến ngày 15/3/2016 thì mới xuất hiện số 12.425 có một bài về điển hình làm kinh tế giỏi ở trang 4: “có thu nhập từ nuôi lợn giúp gia đình thoát nghèo đói”. Cách sau 6 số là số 12.431 “xây dựng kinh tế gia đình bằng nuôi lợn”. Việc bố trí tin, bài không đều khiến cho việc theo dõi của độc giả bị ngắt quãng, không tập trung, thẩm chí làm cho người đọc nhàm chán không muốn đọc, gây nhận xét công tác tuyên truyền kinh tế chưa được chú trọng, quan tâm và thực hiện thiếu chuyên nghiệp, bài bản.

Báo Paxaxon chưa có chuyên mục “kinh tế” ở vị trí cố định, mà thường đăng tải rải rác, xen kẽ ở các vị trí khác nhau, đôi khi cũng đăng không đúng chuyên mục. Các chuyên mục và chuyên trang cũng không cố định khiến cho việc tìm đọc của độc giả gặp nhiều khó khăn. Dù đã cố gắng trong việc phát hiện, tuyên truyền về kinh tế song đội ngũ phóng viên chưa thực sự chú trọng, quan tâm, sâu sát cơ sở tìm tòi, phát hiện các gương làm kinh tế giỏi.

Trong quá trình, tuyên truyền kinh tế chưa được báo Paxaxon phát hiện, biểu dương, tuyên truyền kịp thời, chưa biểu dương đúng người, đúng việc, đúng đối tượng. Nhiều điển hình kinh tế cần được tuyên truyền, biểu dương, cần được động viên khích lệ về những thành tích đóng góp cho gia đình, xã hội, được xã hội thừa nhận thì lại chưa được đề cập trên báo Paxaxon trong thời gian qua.

Nhiều tập thể, cá nhân điển hình làm kinh tế giỏi được báo Paxaxon giới thiệu, tuyên truyền nhưng lại chưa đúng tầm, còn mờ nhạt, chưa đúng trọng tâm. Những tấm gương tiêu biểu cho mọi người học tập, noi theo như:

Công ty công nghiệp xi măng Lào - đơn vị được phong tặng danh hiệu anh hùng trong thời kỳ đổi mới, có nhiều tác phẩm của báo Paxaxon viết về công ty ở một số khía cạnh làm kinh tế giỏi, hoạt động văn hóa văn nghệ. Tuy nhiên công tác Đảng, vai trò Đảng bộ của công ty gần như trong 2 năm qua không thấy xuất hiện, còn nếu có thì vô cùng mờ nhạt. Bản thân anh hùng lao động Sổm Phăn, người có nhiều thành tích được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng cao quý trong thời kỳ đổi mới vào ngày 7/11/2009, được báo chí Trung ương biểu dương, ca ngợi nhiều, nhưng trong 3 năm qua, kể từ ngày phong tặng chỉ mới xuất hiện với tư cách “độc lập” có một bài “xi măng Lào trong hoạt động xã hội” số 12.501 trên báo Paxaxon.

Đối với phóng viên, biên tập viên của báo Paxaxon mặc dù có nhiều cố gắng trong việc phát hiện viết bài biểu dương, tuyên truyền về kinh tế của đất nước nhưng chưa thật sự bám sát cơ sở, những nơi xa xôi hẻo lánh, vùng xa, vùng sâu, đi sâu vào từng lĩnh vực để tìm tòi, phát hiện những gương mặt làm kinh tế giỏi. Nhiều gương mặt làm kinh tế giỏi của các tỉnh, huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, các dân tộc ít người thì ít được báo Paxaxon chú trọng, đề cập. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ chưa có phát hiện, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích “nổi trội” để nâng đỡ họ từng bước trưởng thành, những điển hình, xuất sắc đi đầu trong lĩnh vực làm kinh tế của thương mại - dịch vụ, mà ở đây các điển hình chỉ “thường thường bậc trung” bình bình, đều đều. Tin, bài về kinh tế trên báo Paxaxon nhiều phần lớn là của cộng tác viên (67/105 tin, bài, chiếm 63,809%), chính vì vậy còn có những tin, bài hạn chế về chất lượng. Trong số các tin, bài của phóng viên, có nhiều bài không đúng bút danh mà ghi chung chung P.V (phóng viên), thẩm chí nhiều người phóng viên không ghi bút danh hoặc tên. Điều đó thể hiện trách nhiệm của phóng viên không cao.

Tuy đã đa dạng về lĩnh vực, đối tượng tuyên truyền về kinh tế song nhiều điển hình thì chưa được phát hiện kịp thời, chưa biểu dương đúng người, đúng đối tượng. Có nhiều mô hình kinh tế được báo biểu dương song

thành tích còn mờ nhạt. Nhiều mạng nội dung, đối tượng chưa được chú trọng khai thác đúng mức, kịp thời như những điển hình từng một thời lầm lỡ nhưng có chí hoàn lương - vươn lên trở thành người tốt, sống có ích cho xã hội và gia đình, là tấm gương làm kinh tế giỏi để nhiều người học tập, noi theo thì hoàn toàn vắng bóng. Trong khi các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp có hàng vạn công nhân lao động hăng say làm việc không biết mệt mỏi, nhưng những công nhân, người lao động trực tiếp ít được đề cập. Có nhiều bài viết về kinh tế với thông tin một chiều, dừng lại ở việc liệt kê thành tích, chưa có nhiều bài về phân tích, lý giải sâu về tính chất điển hình. Việc tổng hợp, so sánh, khái quát, đúc rút nêu kinh nghiệm quý để những người khác, nơi khác có thể học tập, vận dụng còn hạn chế.

Hình thức thể hiện bài tuyên truyền kinh tế còn đơn điệu, giống nhau, chủ yếu tập trung ở dạng bài phản ánh, bài báo. Trong khi các tác phẩm có sức chuyển tải thông tin sâu sắc và sinh động, hấp dẫn như phóng sự, ký chân dung thì ít xuất hiện. Một số tác phẩm còn có kết cấu dễ dãi, dài dòng, nhiều chữ, thể hiện nội dung theo thời gian tuyến tính mang tính chất dài dòng không đi vào trọng tâm. Thẩm chí có nhiều tin, bài thiếu thông tin, không chính xác.

Việc sử dụng thủ pháp báo chí còn hạn chế, chưa phát huy tối đa hiệu quả. Cụ thể nhiều tít các tin, bài về kinh tế còn chưa hay, chưa hấp dẫn, chưa gây sự chú ý, có phần đơn điệu. Còn những tít quá dài dòng, thừa chữ, sai cả lỗi chính tả, viết tắt nhiều, song trong nội dung bài nhiều từ không thể hiểu được là tác giả muốn nói lên cái gì, nhiều chữ viết tắt mà không giải thích khiến cho người đọc khó hiểu: Ví dụ “QXĐGN coi trọng trồng rừng Văng Sạ Nguổn để xóa đói giảm nghèo” số 12.524, trang 3 ngày 8/7/2016, hay “nhà kinh doanh tham dự 11 năm Hội vận tải E Sản xây dựng động lực xã hội” số 12.540, ngày 24/7/2011.

Nhiều tít trùng nhau như rập khuôn từ một công thức, gây cảm giác nhàm chán, khó chịu cho người đọc. Ví dụ tít bắt đầu bằng từ: “nhà kinh

doanh….”: “nhà kinh doanh trẻ đáng tin cậy” (số 12.556, ngày 10/8/2016),

“nhà kinh doanh trẻ rất tự tin” (số 12.412, ngày 2/3/2016), “nhà kinh doanh nữ xuất sắc” (số 12.560, ngày 15/8/2016. Tương tự tít bắt đầu bằng từ, “gia

đình….” Cũng rất phổ biến; “gia đình gương mẫu trong sản xuất ở bản Sạ

Vang huyện Na Mỏ tỉnh U Đôm Xay” (số 12.545, ngày 29/7/2016), “gia đình gương mẫu trong nghề chăn nuôi” (số 12.570, ngày 15/10/2016), “gia đình thanh niên bản Xiêng Ngân nấu rượi nuôi lợn có thu nhập cao” (số 12.581, ngày 26/10/2016), “gia đình gương mẫu trong sản xuất chế biến chè” (số 12.593, ngày 26/11/2016).

Đa số bài về kinh tế đều không có ảnh đăng kèm theo để bổ sung thông tin, tăng tính thuyết phục về người thật, việc thật. Những bài có ảnh thì phần lớn là những ảnh chân dung khô cứng, ít thông tin. Còn những bài dài thì không có sapo làm cho bài viết thiếu sức hấp dẫn, khiến cho người đọc chán, không muốn đọc và có thể bỏ qua.

Mặc dù được Ban biên tập và soạn thảo lỗi nhưng báo Paxaxon vẫn xuất hiện khá nhiều “từ sai”. Đó là những từ lỗi chính tả, câu sai ngữ pháp, tối nghĩa, trừu tượng, khó hiểu, chưa được chọn lọc kỹ càng khiến cho người đọc hiểu nhầm, khó hiểu, nhất là bà con người nông dân khó tiếp thu… ví dụ như tít: “cần cù lao động làm cho cuộc sống khá lên” của cộng tác viên Sổm Nít đăng trên số 12.561, ngày 6/10/2016. Hay bài “vai trò của Đảng với việc kinh doanh thương mại” của Phết Mương Phuôn, số 12.554 ra ngày 21/9/2016, khiến cho người đọc hiểu nhầm là bài viết về gương một người đảng viên theo đúng nghĩa đen, mặc dù đây là bài viết về một công ty điển hình trong kinh doanh thương mại của tỉnh Xiêng Khoảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài “công nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tại bản Nặm San” của

Một phần của tài liệu BÁO PAXAXON với vấn đề TUYÊN TRUYỀN KINH tế TRÊN báo PAXAXON HIỆN NAY” (KHẢO sát năm 2016) (Trang 54 - 71)