Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực bán hàng tại công ty điện tử samung việt nam khu vực phía bắc (Trang 46)

2.2.1. Dữ liệu sơ cấp

2.2.1.1. Nguồn dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp trong luận văn này là những dữ liệu chưa có sẵn, liên quan đến công tác đào tạo nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp. Bao gồm dữ liệu về phương pháp, nội dung đào tạo nhân viên bán hàng, dừ liệu liên quan đến quy trình đào tạo nhân viên bán hàng... Những dữ liệu này chưa được công bố trong các tài

liệu mà được tác giả thu thập thông qua phương pháp phỏng vân hoặc điêu tra khảo sát.

Trong phạm vi nghiên cứu này, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua sử dụng điều tra khảo sát bảng hỏi đề thu thập dữ liệu và tiến hành phỏng vấn chuyên sâu.

2.2.I.2. Phuong pháp thu thập dữ liệu SO’ cấp + Phuong pháp phỏng vấn

Mục tiêu phỏng vấn: Hiểu rõ những nhân tố tác động đến công tác đào tạo nhân viên bán hàng của Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc. Những khó khăn mà công ty gặp khi áp dụng phương pháp, mô hình đào tạo cho

nhân viên bán hàng. Hiểu rõ định hướng và các công cụ đào tạo đang sử dụng, các phương thức đào tạo mà Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc đang triển khai.

Câu hỏi phóng vấn: Đối với cán bộ quản lý nhân viên bán hàng sử dụng 6 câu hỏi đóng hỏi về những yếu tố liên quan đến công tác đào tạo nhân viên bán hàng, như tầm quan trọng của việc đào tạo, công ty có đào tạo hướng dẫn nghiệp vụ, định hướng đề xuất đối tượng đào tạo... 1 câu hỏi mở để lấy ý kiến đóng góp để cải thiện công tác đào tạo nhân viên bán hàng được tốt và hiệu quả hơn. Đối với trưởng phòng đào tạo sử dụng 5 câu hỏi mở hỏi về định hướng, chiến lược để hoàn thiện công tác đào tạo được tốt hơn, những điểm hạn chế đang tồn tại, có chủ động tìm hiểu, đề xuất phương pháp đào tạo mới, có kế hoạch kết hợp với đơn vị bên ngoài hỗ trợ.

Phương pháp và thời gian phỏng vấn: Tác giả tiến hành phỏng vẩn trực tiếp đồng chí trưởng phòng đào tạo và các cán bộ quản lý phụ trách hoạt động kinh doanh. Cuộc phỏng vấn được tiến hành tại địa điềm làm việc của đối tượng được phong vấn và trong khoảng thời gian sau giờ làm việc.

Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý, phụ trách hoạt động kinh doanh (người quản lý đối tượng được đào tạo) và trưởng phòng đào tạo tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc.

Kết quả phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý, phụ trách hoạt động kinh doanh: 10 phiếu phát ra, 10 phiếu thu về (đạt 100%). Phong vấn trưởng phòng đào tạo: 1 phiếu phát ra, 1 phiếu thu về (đạt 100%).

+ Phưong pháp điêu tra khảo sát bảng hỏi

Tác giả tiến hành khảo sát để lấy ý kiến của nhân viên bán hàng và nhân viên phòng đào tạo tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc về thực trạng công tác đào tạo nhân viên bán hàng để tìm hiểu những hạn chế mà công ty còn tồn tại làm giảm hiệu quả công việc và nhu cầu, nguyện vọng để có thế góp phần giúp nhân viên bán hàng làm việc tốt hơn.

Bước 1: Đối tượng khảo sát: nhân viên bán hàng và nhân viên phòng đào tạo tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc.

Phương phảp lấy mẫu: Các mẫu điều tra được lựa chọn từ các mẫu gửi về của nhân viên bán hàng và nhân viên phòng đào tạo được khảo sát. Tác giả thực hiện khảo sát bằng cách: Đối với đội ngũ nhân viên bán hàng, tác giả gửi phiếu khảo sát thông qua đầu mối các quản lý nhờ triến khai trực tiếp Google Form tới các nhân viên. Đối với nhân viên phòng đào tạo, tác giả gửi Google Form.

Số lượng mẫu: Kích thước mẫu có liên quan trực tiếp và tỉ lệ thuận với độ tin cậy của phương pháp thống kê. Trong phạm vi nghiên cún này, do điều kiện cho phép, tác giả thực hiện khảo sát với 94,6% đối tượng khảo sát. Khảo sát đối tượng nhân viên bán hàng: 350 phiếu phát ra, 330 phiếu thu về (đạt 94,28%). Khảo sát đối tượng nhân viên phòng đào tạo: 10 phiếu phát ra, 10 phiếu thu về (đạt 100%).

Bước 2: Xây dựng phiêu khảo sát

Cơ sở xây dựng câu hỏi: Những câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết đào tạo nhân viên bán hàng ở chương 1.

Bảng 2.1. Mô tả bảng hỏi

Phần Nội dung Sô r câu hỏi

I Thông tin chung 5

II

Xác đinh • •nhu cầu đào tao 5

Phương pháp đào tạo 4

Xây dựng kế hoạch đào tạo 4 Triển khai đào tao• 4

Đánh giá đào tạo 3

III Đóng góp ý kiến 1

(Nguôn: Tác giả đê suât) Cấu trúc bảng hỏi: Nội dung của bảng hỏi được chia làm 3 phần:

Phần I: Gồm 5 câu hỏi cơ bản về đối tượng khảo sát, gồm: Giới tính, vị trí công tác, học vấn, chuyên môn, thâm niên.

Phàn II: Gồm nhóm câu hỏi được đưa ra dưới dạng thang đo Likert 5 để đánh giá mức độ quan tâm của người làm công tác đào tạo và nhân viên bán hàng đối với nội dung của công tác đào tạo cụ thể là:

Xác định nhu cầu đào tạo: Gồm 5 câu hởi được đặt ra để đánh giá công tác xác định nhu cầu đào tạo của Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc: khả năng xác định chính xác nội dung đào tạo, đối tượng đào tạo ...

Phương pháp đào tạo: Gồm 4 câu hỏi về phương pháp đào tạo mà Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc đang tiến hành áp dụng, mỗi phương

pháp có ưu nhược điêm khác nhau, tác giả đưa ra câu hỏi đê thu thập ý kiên cảm nhận của nhân viên về phương pháp đang áp dụng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo: Gồm 4 câu hỏi có mục đích để đánh giá tính phù hợp và khả thi của hoạt động xây dựng kế hoạch đào tạo tại Công ty Điện tử

Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc.

Triển khai đào tạo: Gồm 4 câu hỏi này có nhiệm vụ tìm ra ưu điểm, hạn chế trong khâu tố chức đào tạo theo các nội dung và kế hoạch đào tạo đã đặt ra.

Đánh giá đào tạo: Gồm 3 câu hởi được xây dựng nhằm nhìn nhận lại công tác đào tạo đã triển khai, gồm cả việc đánh giá kết quả đào tạo của học viên cũng như đánh giá chính công tác đào tạo tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc.

Phần III: Câu hỏi mở để khuyến khích người được hỏi tham gia đóng góp giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo nhân viên bán hàng tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc.

Thang đo: Trong nghiên cứu này loại thang đo được lựa chọn sừ dụng là thang đo Likert. Vì lợi ích khá rõ ràng của thang điểm Liker là người được hỏi chỉ quan tâm đến một tính từ cho mồi hạng mục được hởi. Hơn nữa, người nghiên cứu có thế đưa ra nhiều vấn đề cho người được hỏi đánh giá mà chỉ cần dùng đến một mẫu bản hỏi câu hỏi duy nhất và đồng loạt.

Cụ thể, trong bản câu hỏi phục vụ cho đề tài này, tôi sử dụng thang điểm Likert với 5 mức: (5) - Hoàn toàn đồng ý; (4) - Đồng ý; (3) - Đồng ý một phần; (2) - Không đồng ý; (1) - Rất không đồng ý.

2.2.2. Dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các loại sách, tạp chí, các loại tài liệu liên quan đến công trình nghiên cún, các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu đăng tải trên webside và internet... để làm rõ cơ sở lý luận về sự cần thiết và nội dung cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân viên bán hàng.

Thu thập dữ liệu thứ câp từ nguôn nội bộ của Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc thông qua các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo về nhân sự và đào tạo của đơn vị đã được công bố trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2020, để phân tích làm rõ thực trạng công tác đào tạo nhân viên bán hàng tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc.

2.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 2.3.1. Phương pháp xử lý dữ liệu

Các dữ liệu tác giả thu thập được từ các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được xử lý, phân loại và được tổng hợp sử dụng trong quá trình phân tích tài liệu về công tác đào tạo nhân viên bán hàng.

Đối với dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sau khi thu thập thông qua khảo sát bảng hỏi qua Google Form sẽ được thống kê và phân tích dữ liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2019. Sau khi thu thập dữ liệu thông qua khảo sát bảng hỏi, sẽ thực hiện các bước sau đề phân tích cho kết quả cuối cùng:

+ Làm sạch dữ liệu

+ Kiếm tra độ tin cậy của dữ liệu thu thập được + Sử dụng công cụ phân tích

+ Đọc và giải thích kết quả phân tích

2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Luận văn tiến hành phân tích dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh, cũng như các vấn đề về công tác đào tạo nhân viên bán hàng của Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc trong 3 năm từ năm 2018 - 2020 để phân tích, nghiên cứu và so sánh.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh.

2.3.3. Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê là phương pháp tập hợp những thông tin đã thu thập được về đối tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các đối tượng cần nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các đối tượng số lớn, phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần cỏ những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến trong chương 3. số liệu thống kê về công tác đào tạo nhân viên bán hàng ở Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc giai đoạn 2018 - 2020 nhằm cung cấp dữ liệu cho việc phân tích,

so sánh trong các từng nội dung cụ thể.

2.3.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phân tích là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiếu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua đối tượng để tìm ra bản chất. Tồng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tỉm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng nội dung, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích, tống hợp được sử dụng ở chương 3. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nhân viên bán hàng ở Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc. Từ đó thấy rõ những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trong công tác đào tạo nhân viên bán hàng tại công ty.

2.3.5. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được thực hiện bằng việc đặt các số liệu trong cùng một bảng tính. Việc so sánh sẽ cho thấy những biến động, thay đổi của từng yếu tố tác động đến công tác đào tạo nhân viên bán hàng ở Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc. Từ đó, luận văn có thể đánh giá được sự thay đổi tích cực

hay tiêu cực, nhìn nhận ra vấn đề còn tồn tại cần phải khắc phục hiện nay.

Phương pháp so sánh được sử dụng ở chương 3 trong quá trình phân tích thực trạng công tác đào tạo nhân viên bán hàng ở Cồng ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc. Phương pháp làm nổi bật bản chất của vấn đề theo dòng thời gian.

CHƯƠNG 3. THỤC• • • TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TẠICÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG VIỆT NAM KHU vực PHÍA BẮC 3.1. Tổng quan về Công ty Điện tử Samsung Việt Nam

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Điện tử Samsung Việt Nam khu vực Phía Bắc Nam khu vực Phía Bắc

CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỦ SAMSUNG VIỆT NAM

Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà PVI, đường Trần Thái Tông, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Mã số thuế: 0300741922-003

Người đại diện pháp luật: Chung Yonghee Ngày hoạt động: 25/08/1996

Giấy phép kinh doanh: 0112000514

Lĩnh vực: Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đỉnh khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh.

Được thành lập vào năm 1996, SAMSUNG Vina là liên doanh giữa Công ty cổ phần TIE và tập đoàn điện tử SAMSUNG. Sau nhiều năm phấn đấu, nồ lực không ngừng để đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm cao cấp và tích cực đóng góp cho cộng đồng, SAMSUNG đã trở thành một trong những thương hiệu đáng tin cậy và được yêu thích nhất của người tiêu dùng trong nước. SAMSUNG

Vina luôn liên tục giữ vị trí đứng đầu thị trường về Ti vi phẳng, màn hình máy tính và giữ vị trí thứ hai trên thị trường về sản phẩm điện thoại di động ...

CÁC CỘT MÓC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ

SAMSUNG VIỆT NAM

1996: Xuất xưởng chiếc Tivi màu đầu tiên tại Việt Nam.

1997 - 1999: Xuât khâu lô Tivi màu đâu tiên sang Singapore. Băt đâu sản xuât đâu máy video tại thị trường Việt Nam. Tống doanh thu lên đến 26 triệu đô la Mỹ. Năng suất sản xuất tăng gấp 2 lần so với thời kỳ đầu. Bắt đầu sản xuất máy giặt tại thị trường Việt Nam.

2000 - 2003: Samsung Việt Nam dẫn đầu thị trường về sản xuất Tivi màu và bắt đầu sản xuất tủ lạnh tại thị trường Việt Nam (2000). Bắt đầu sản xuất màn hình máy tính tại thị trường Việt Nam (2001). Bắt đầu sản xuất máy điều hòa nhiệt độ tại Việt Nam. Nằm trong danh sách 5 công ty Công nghệ Hàng đầu tại Việt Nam. Đạt danh hiệu màn hình máy tính được yêu thích nhất 5 năm liên tiếp (1999-2003) do tạp chí PC World Việt Nam bình chọn.

2004: Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm Tivi màn hình phãng; màn hình vi tính và màn hình vi tính. Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cúng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn). Màn hình vi tính được ưa thích nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn).

2005: Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm Tivi màu và màn hình vi tính.

2006: Giải vàng chất lượng Việt Nam do Thủ tướng trao tặng. Chửng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho Tivi Phẳng và màn hình vi tính.

2007: Dan đầu thị trường TIVI màu và màn hình máy tính tại Việt Nam.

2009: Dự án Samsung Electronics Việt Nam được cấp chứng nhận đầu tư năm 2008 và đi vào hoạt động từ 04/2009. Nhà máy SEV được đặt tại khu công nghiệp Yên

Phong, Bắc Ninh với số vốn đầu tư lên đến 2,5 tỷ USD.

2010: Giới thiệu dòng điện thoại thông minh Galaxy sử dụng hệ điều hành Android. Ra mắt dòng Tivi màn hình 3 chiều đầu tiên tại Việt Nam.

2012: Ra mắt dòng Smart Tivi đầu tiên tại Việt Nam. Dần đầu thị trường điện thoại thông minh.

2014: Ra măt điện thoại thông minh Galaxy Note Edge với màn hình viên cong đâu tiên trên thế giới. Dự án Samsung Vietnam Electronics Thái Nguyên nhận giấy phép đầu tư vào 3/2013, đi vào hoạt động từ 3/2014, với nhà máy đặt tại Khu công

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực bán hàng tại công ty điện tử samung việt nam khu vực phía bắc (Trang 46)