Năng lực nhà quản trị cấp trung

Một phần của tài liệu Năng lực nhà quản trị cấp phòng tại công ty TNHH samsung display việt nam (Trang 25)

Năng lực nhà QTCT bao gồm các kỹ năng, kiến thức và thái độ có sự liên quan chặt chẽ với nhau mà nhà quản tộ cấp trung sở hữu, năng lực ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành công việc và kết quả công việc, có thể đo lường thông qua các chuẩn mực, được tổ chức chấp nhận thông qua các hoạt động đạo tạo, bồi dưỡng đế nâng cao năng lực.

Mô hình năng lực phổ biến hiện nay là mô hình ASK của Bass & Stogdill (1990)

Thái độ/Phẩm chất

Hình 1.1 Năng lực cá nhân đưọc thê hiện qua mô hình ASK

Nguồn: Bass M.M (1990) Thái độ/Phẩm chất (Attitudes): Được biểu hiện qua quan điểm, hành vi, phẩm chất cá nhân của nhà QLCT, giúp họ có đủ năng lực đế hoàn thành công việc được giaọ Phẩm chất là khái niệm liên quan đến cảm xúc, tình cảm. Thái độ là phạm trù thuộc về quan điểm, nhận thức hay một phần của tính cách. Phẩm chất cá nhân thường bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan, cách nhìn nhận, đánh giá, phản ứng và tác động ngược trở lại thực tể của nhà QLCT. Các phẩm chất và hành vi sẽ thể hiện thái độ, động cơ, tố chất cần có của nhà QLCT để thực hiện tốt công việc.

Kỹ năng (Skills): Là biểu hiện cao nhất của việc vận dụng các kiến thức vào thực tế công việc, thông qua mức độ thành thạo của các thao tác hay hoạt động cụ thể khi thực hiện công việc. Có kiến thức giúp nhà QLCT biết vấn đề đó là gì thì có kỹ năng giúp nhà QLCT biết làm công việc đó như thế nàọ Kỹ năng có thề được rèn luyện và trở thành phản xạ có điều kiện. Kỹ năng là kết quả rõ ràng của việc áp

dụng kiên thức vào công việc và có thê nâng cao trong quá trình tác nghiệp hàng ngàỵ

Kiến thức (Knowledge): Kiến thức là khả năng nhận thức, tư duy về thế giới xung quanh. Là tập hợp tất cả những gì thuộc về quy luật hoặc có tính quy luật của thế giới xung quanh, của nghề nghiệp được nhà QLCT nhận thức. Kiến thức được thế hiện qua trình độ, chuyên môn đào tạo, kiến thức chuyên sâu của nghề, kiến thức hiểu biết chung từ kinh tế, xã hội, chính trị, khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật, ... Kiến thức là năng lực thu thập thông tin và am hiểu các thông tin, năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá. Đây là năng lực cơ bản mà nhà QLCT cần có khi đảm nhận một công việc. Kiến thức có thế được bồi đắp, nâng cao thông qua quá trình học tập, tự học hởi, thông qua kinh nghiệm công việc.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực nhà quản trị cấp trung

Hiện nay có nhiều quan điềm khác nhau nói về các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực nhà quản trị cấp trung. Theo Abigail Redic et al (2014) cho rằng ngoài yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thì còn bị ảnh hưởng bởi chính tâm lý nhà quản lý.

Theo Kontoghiorghes, c. and Neophytou, Ạ (2011) chia làm 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đó là nhóm yếu tố thuộc về bản thân nhà quản trị cấp trung, nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp và nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

Nghiên cứu gần đây của Das,V.T. and Amala, G.(2016) ở Án Độ đà liệt kê rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như: Môi trường làm việc, phúc lợi và tiên lương của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực, độ tuổi, trình độ học vấn của nhân viên cấp dưới, mối quan hệ cấp trên và cấp dưới,... Qua việc tống quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực nhà quản trị cấp trung, tác giả nhận thấy rằng nãng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung trong các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố được chia thành 2 nhóm như sau:

1,4,1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp hay còn gọi là các yếu tố khách quan như: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, các yếu tố về kinh tế, về văn hoá xã hội, các

yêu tô vê chính trị luật pháp hay tình hình khoa học kỹ thuật công nghệ có sự ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến việc nâng cao năng lực nhà QTCT trong doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay sự cạnh tranh gay gắt thường xuyên xảy ra với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Trong đó, mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là cạnh tranh về nguồn nhân lực. Nhân sự có trình độ và năng lực luôn được các doanh nghiệp tìm cách thu hút, nhất là các vị trí nhân sự QTCT. Do đó các doanh nghiệp cần phải có các chính sách, chế độ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý tạo ra môi trường làm việc thoải mái, nâng cao sự gắn bó của nhân sự QTCT với tổ chức, luôn tạo cơ hội học tập, phát triển, thăng tiến với nhân sự chủ chốt nàỵ

Khách hàng: Năng lực nhà QTCT phải nắm bắt và thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng và thị trường. Do vậy nhà QTCT phải tiếp xúc nhiều với các khách hàng và đối tác để thực sự hiểu và phục vụ một cách tốt nhất. Từ đó các nhà QTCT truyền tải vãn hóa của tố chức, doanh nghiệp đến với khách hàng, thị trường nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Các yếu tố kinh tế: Nền kinh tế hội nhập, toàn cầu hóa dẫn tới sự thay đổi môi trường kinh doanh, vừa là cơ hội cũng là thách thức với các tổ chức, doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi trong yêu cầu về nàng lực của nhà QTCT. Các chính sách kinh tế của Nhà nước, quan hệ cung cầu hàng hóa, tý lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giả ngoại tệ... Đây là các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh cùa doanh nghiệp, từ đó sẽ ảnh hưởng đến năng lực quản lý của nhà quản trị trong doanh nghiệp.

Các yếu tố chính trị luật pháp: Hoạt động quản lý doanh nghiệp bị tác động bởi các chủ trương, chính sách hay thế chế pháp luật của Nhà nước. Một quốc gia nào mà môi trường chính trị ổn định sẽ là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh hay mở rộng đầu tư họp tác với nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước, qua đó sẽ tạo động lực nâng cao năng lực quản lý cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Hơn nữa, môi trường pháp lý bao gồm các bộ luật, văn bản dưới luật, các quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Các

doanh nghiệp luôn phải châp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, với xã hội và với người lao động theo quy định của pháp luật. Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó cũng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà quản lý muốn điều hành quản lý được doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững không vi phạm pháp luật thì phải nám vững luật pháp cũng như phải thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến các chủ trương, chính sách, đường lối của Nhà nước (Đỗ Anh Đức (2015); Phạm Anh Tuấn (2016).

Các yếu tố văn hóa xã hội: hoạt động quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của cả yếu tố thuộc môi trường văn hóa và xã hộị Tình trạng thất nghiệp, phong tục tập quán, phân tầng xã hội, tâm lý xã hộị.. đều tác động có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tới thái độ quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp cả tích cực và tiêu cực. Nếu xã hội không xảy ra tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội đế lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động cùa doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại nếu xã hội mà tình trạng thất nghiệp gia tăng thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tãng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng sẽ giám và có thế dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do đó lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải linh hoạt trong mọi tình huống để có thể đưa ra các quyết định quản lý tối ưu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, môi trường văn hóa cũng ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn cũng như khả năng tiếp thu các kiến thức của nhà quản lý. Còn các yếu tố như phong cách, lối sống, phong tục, tập quán hay tâm lý xã hội cũng ảnh hưởng trực tiếp tới phong cách và kỹ năng quản lý của nhà quản lý doanh nghiệp (Đỗ Anh Đức (2015); Lê Phương Thảo (2016); Phạm Anh Tuấn (2016)).

Các yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ: Sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng cùa khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất ảnh hưởng tới năng suất lao động và chất lượng sản phấm tức là

ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp. Nêu nhà quản trị doanh nghiệp không có trình độ, kiến thức, không cập nhật được các thông tin đế đưa doanh nghiệp tiếp cận được với khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại cua nước ngoài, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trở nên lạc hậu và mất khả nãng cạnh tranh với môi trường trong nước và quốc tế (Phạm Anh Tuấn (2016)).

Sự cạnh tranh trên thị trường: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến năng lực quản lý của nhà quản lý doanh nghiệp, đòi hỏi họ luôn phải nồ lực hoàn thiện năng lực quản lý cùa mình, đáp ứng yêu cầu của thị trường và xã hộị Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, mà còn diễn ra trong phạm vi toàn cầu, vì vậy đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức và kỹ năng quản lý tốt hơn nữa để có thế quản lý và điều hành doanh nghiệp của mình phát triền bền vững (Kontoghiorghe & Neophytou (2011); Đồ Anh Đức (2015); Lê Phương Thảo (2016)).

1.4.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Bản thân nhà quản trị cấp trung: Yếu tố bản thân nhà quản trị cấp trung là yếu tố bên trong doanh nghiệp, là yếu tố có tính quyết định đối với sự hình thành và phát triển của mỗi nhà quản trị. Nhận thấy yếu tố bản thân nhà quản trị cấp trung tác động trực tiếp đến sự phát triển và hình thành năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung trong doanh nghiệp. Bản thân nhà quản trị cấp trung thường thể hiện trên các yếu tố sau: Sức khỏe, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các tố chất, năng khiếụ

Văn hóa doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp tự tạo lập sắc thái văn hóa riêng cho doanh nghiệp mình, đó là không gian làm việc, là tình đồng nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận,, các phòng ban, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp trong thực hiện công việc. Ngày nay, đa số các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài họ rất quan tâm, đề cao môi trường văn hóa trong doanh

nghiệp, ở đây có sự kêt hợp giữa văn hóa các dân tộc, giữa văn hóa các nước khác nhaụ Các doanh nghiệp thành công trong kinh doanh là các doanh nghiệp chú trọng đến xây dựng môi trường, văn hóa khác biệt. Văn hóa doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu chiến lược, các chính sách trong kinh doanh của doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã lựa chọn của doanh nghiệp. Vì vậy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hóa doanh nghiệp và người tạo dựng lên môi trường văn hóa doanh nghiệp chính là đội ngũ nhà quản lý (cả cấp cao và cấp trung) của doanh nghiệp. Do đó, nếu nhà quản lý doanh nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng và tố chất để điều hành quản lý thì sẽ biết định hướng và thiết lập một môi trường văn hóa doanh nghiệp phù hợp với doanh nghiệp của mình và đảm bảo đạt hiệu quả tối đa trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp cũng tác động ngược lại đến năng lực quản lý cùa nhà quản lýdoanh nghiệp, đòi hỏi nhà quản lý phải thường xuyên cập nhật bổ sung các kiến thức, kỹ năng và rèn luyện tố chất để bổ trợ cho môi trường văn hóa doanh nghiệp (Kontoghiorghe & Neophytou (2011); Đỗ Anh Đức (2015); Phạm Anh Tuấn (2016); Das & Amala (2016)).

Cơ chế và chính sách của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp tự xây dựng cơ chế chính sách riêng phù hợp với đặc điểm và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mình nhưng vẫn phải tuân thủ theo chính sách của Nhà nước. Các chính sách mà doanh nghiệp xây dựng chăng hạn như chính sách phát triển nhân sự có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực quản lý của nhà quản trị cấp trung thế hiện ở chế độ đãi ngộ, cơ chế tiền lương, chính sách khen thưởng... của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một sự khen thưởng kịp thời cho các kết quả hoạt động kinh doanh tốt sẽ tạo động lực cho nhân viên cấp dưới làm việc hiệu quả hơn qua đó càng tạo động lực cho nhà quản trị cấp trung nâng cao năng lực quản lý của mình. Ngoài ra, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến năng lực quản lý. Ngay cả khi nhà quản trị cấp trung có tố chất bẩm sinh được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên môn cao nhưng nếu không được trang bị những kiến thức và kỹ

năng quản lý thì không thê hoàn thành nhiệm vụ quản lý của mình được. Đê nâng cao năng lực quản lý, bên cạnh ý thức tự nâng cao của nhà quản trị thì doanh nghiệp cũng phải luôn xác định đúng đắn và có kế hoạch hoạt động đào tạo,bồi dưỡng cho họ (Đỗ Anh Đức (2015); Phạm Anh Tuấn (2016); Das & Amala (2016)).

về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp có bộ máy tổ chức càng gọn và linh hoạt thì vấn đề ra quyết định và quản lý càng dễ dàng. Nhà quản trị doanh nghiệp có thề phát hiện dễ dàng những thay đổi nhu cầu của thị trường từ đó chuyển đổi nhanh chóng hướng kinh doanh. Với cơ cấu tổ chức gọn, số lượng nhân viên ít sẽ đảm bảo sự thống nhất trong các quyết sách từ lãnh đạo đến nhân viên cấp dướị Từ đó năng lực về tố chức và triền khai công việc đến Cấp dưới cùa nhà quản lý sẽ dễ dàng hơn (Lưu Ngọc Hoạt (2015); Lê Phương Thảo (2016); Phạm Anh Tuấn (2016)). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về quy mô của doanh nghiệp: quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là tùy

thuộc vào số lượng nguồn nhân lực và số vốn điều lệ cùa doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn thì đòi hỏi số lượng người quản lý sẽ phải nhiều, đặc biệt doanh nghiệp nào càng nhiều chi nhánh hay đơn vị thành viên thì số lượng nhà quản lý cấp trung càng gia tăng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình quản lý điều hành của các nhà quản lý doanh nghiệp. Càng nhiều người quản lý thì càng phức tạp vì khó có thể thống nhất trong các quyết sách về quản lý. Đôi khi còn gây ra sự chồng chéo trong quản lý giữa các bộ phận, phòng ban. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì số lượng người quản lý sẽ ít, do đó việc ra quyết định và thực thi các quyết định đó sẽ dễ dàng nhanh chóng đến từng nhân viên và công việc quản lý cũng sẽ dễ dàng hơn. Tuy vậy nếu quy mô càng nhỏ thì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng thiếu vốn mỗi khi muốn mở rộng thị trường hay tiến hành đổi mới, nâng

Một phần của tài liệu Năng lực nhà quản trị cấp phòng tại công ty TNHH samsung display việt nam (Trang 25)