Trong khi lý thuyết đại diện chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các mối quan hệ phụ thuộc giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, thì lý thuyết phụ thuộc nguồn lực lại đi vào nghiên cứu mối liên kết giữa doanh nghiệp (công ty) và môi trường của nó.
Daft (trích dẫn trong Ninh Thị Kim Thoa, 2014, trang 19) cho rằng những nguồn lực của doanh nghiệp được hiểu là tất cả các tài sản, vốn, năng lực, những quy trình hoạt động của doanh nghiệp, những thuộc tính của doanh nghiệp, những thông tin, tri thức …. mà doanh nghiệp kiểm soát nó, giúp cho doanh nghiệp nhận thức, hình thành và thực hiện các chiến lược để nâng cao hiệu quả và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp mình. Những nguồn lực của doanh nghiệp chính là những ưu điểm, những điểm mạnh của mình để dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng chúng để xây dựng và thực hiện các chiến lược của mình, giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt trong hoạt động.
Năm 1978, Jeffrey Pfeffer và Gerald R. Salancik đã cho ra đời cuốn sách “ Việc kiểm soát từ bên ngoài của các tổ chức: quan điểm phụ thuộc nguồn lực”, và đây được coi là sự ra đời của lý thuyết phụ thuộc nguồn lực. Thuyết này được trình bày với ba nội dung chính và có mối quan hệ tuần hoàn như sau:
Tất cả các doanh nghiệp đều cần nguồn lực để tồn tại và phát triển, và điều này dẫn đến sự phụ
thuộc lẫn nhau của các doanh nghiệp
Để giảm sự không chắc chắn, các tổ chức hành động để quản
lý sự phụ thuộc lẫn nhau này
Sự phụ thuộc lẫn nhau lại dẫn đến sự không chắc chắn, sẽ có những rủi ro cho việc duy trì sự
tồn tại này
Theo thời gian, khi sự cân bằng trong thị trường thay đổi, từ sự ổn định đến không ổn định, chu kỳ này cứ như vậy quay vòng.
Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực được dựa trên ý tưởng cho rằng môi trường có nguồn lực giới hạn và các tổ chức phụ thuộc vào các nguồn lực đó để tồn tại. Các tổ chức có xu hướng ngày càng bị ảnh hưởng nhiều, ngày càng phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài tổ chức, hoặc cách khác, các nguồn lực bên ngoài tổ chức có ảnh hưởng quan trọng đến chức năng và sự tồn tại của tổ chức. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cũng nghiên cứu cách thức mà các nguồn lực bên ngoài của tổ chức (kiểm soát hay cung cấp các nguồn lực cần thiết cho tổ chức) có ảnh hưởng đến hành vi cũng như hoạt động của tổ chức đó. Quan điểm phụ thuộc nguồn lực đưa ra một số ý chính sau:
-
-
-
Các tổ chức không tồn tại một mình mà nó có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với các tổ chức khác, và nó bị kiểm soát và ảnh hưởng bởi mối quan hệ phụ thuộc đó.
Sự phụ thuộc lẫn nhau của các tổ chức cũng như sự thiếu kiểm soát của các nguồn lực (chịu áp lực từ các nguồn lực bên ngoài) được diễn ra trong môi trường hoạt động không ổn định, điều này dẫn đến sự không chắc chắn, dẫn đến sự rủi ro trong các hoạt động của tổ chức để duy trì và phát triển.
Vì vậy, để giảm sự rủi ro, các tổ chức quản lý sự phụ thuộc này bằng các chiến lược của mình, có kế hoạch để sử dụng các nguồn lực sao cho đúng, và điều này cũng là vấn đề được các công ty khác quan tâm, nhằm mục đích đảm bảo sự sống còn của họ.
Mục tiêu của các tổ chức là xây dựng các chiến lược kinh doanh sao cho tổ chức đạt được nguồn lực cao nhất với chi phí thấp nhất. Để thực hiện được điều đó, tổ chức cần thực hiện đồng thời hai chiến lược cơ bản là:
- -
Giành lấy các nguồn lực cần thiết cho tổ chức bằng các ảnh hưởng của mình. Đáp ứng nhu cầu của các tổ chức khác trong môi trường cùng hoạt động, nhằm đạt được và mở rộng khả năng tích lũy và sử dụng các nguồn lực.
Kể từ khi ra đời đến nay, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu để giải thích cách các tổ chức giảm phụ thuộc lẫn nhau về môi trường và giảm sự không chắc chắn.
Theo lý thuyết này, giám đốc (hoặc ban quản lý) của doanh nghiệp là một mắt xích quan trọng, là một liên kết cần thiết trong môi trường của doanh nghiệp, cũng như giữa môi trường của doanh nghiệp và các nguồn lực bên ngoài mà họ phải phụ thuộc.
Hillman và cộng sự (2007) cũng cho rằng giám đốc (ban giám đốc) là liên kết chính cho một doanh nghiệp để kết nối với môi trường bên ngoài. Sự góp mặt của nữ giới trong vai trò người quản lý sẽ tạo cho doanh nghiệp một hình ảnh tự do, bình đẳng hơn, từ đó tạo ra những cơ hội tốt hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như có nhiều cơ hội hơn cho sự phát triển nghề nghiệp sau này. Campbell & Minguez - Vera (2008) cũng bổ sung thêm vào kết luận của các nghiên cứu trước đây, họ cho rằng các giám đốc nữ sẽ làm tốt hơn các giám đốc nam về lĩnh vực truyền thông của doanh nghiệp, từ đó có tác động tích cực đến giá trị và tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Với kinh nghiệm sống và quan điểm của mình, các giám đốc nữ có thể thực hiện tốt hơn trong việc kết nối doanh nghiệp của mình với khách hàng nữ, lao động nữ và xã hội nói chung, giúp cho doanh nghiệp có được thành tựu tốt hơn.
Tương tự như vậy, Singh (2007) cũng cho rằng sự hiện diện của phụ nữ trong Ban quản lý có thể cải thiện hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp, và từ đó nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì đối với chiến lược dài hạn của bất kỳ một doanh nghiệp nào thì danh tiếng của doanh nghiệp là một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng và có sức năng nhất, giúp cho doanh nghiệp có được thành quả tốt và có vị trí trong xã hội. Barney (2001) cũng cho rằng sự tham gia của phụ nữ trong Ban quản lý cũng như sự đa dạng giới tính trong các tổ chức là một nguồn lực vô hình và nguồn lực xã hội có tầm quan trọng, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, nâng cao vị trí của doanh nghiệp trong xã hội.