Về ảnh hưởng của rủi ro đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 89 - 92)

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra nữ giới thường có xu hướng sợ rủi ro hơn so với nam giới, đặc biệt khi họ nắm giữ vị trí lãnh đạo, và vì vậy họ thường có những quyết định đầu tư ít mạo hiểm hơn nam giới trong các quyết định tài chính cũng như các quyết định trong kinh doanh, và điều này có thể có mối quan hệ đến việc lợi nhuận của các công ty do nữ giới làm giám đốc sẽ khác so với những công ty do nam giới làm giám đốc. Các doanh nghiệp có giám đốc là nữ có đòn bẩy thấp hơn, thu nhập ít biến động hơn, và cơ hội sống sót cũng như khả năng để duy trì hoạt động của doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp tương tự nhưng có giám đốc là nam (Mara Faccio và các cộng sự, 2016). Vì thái độ đối với rủi ro của giám đốc có ảnh hưởng đến các quyết định về tài chính (Vandergrift và Yavas, 2009), đến kết quả của các cuộc đàm phán (Eckel và cộng sự, 2008, Vandegrift và Yavas, 2009), đến động lực và kỹ năng kinh doanh (Anna và cộng sự, 1999 và Morris và cộng sự, 2006), nên có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Johnson và Powell (1994) cũng cho rằng phụ nữ Việt Nam ở vị trí quản lý thường có xu hướng lo ngại rủi ro hơn nam giới, sự tự tin vào bản thân cũng như cách nhìn nhận của phụ nữ về cơ hội và thất bại cũng sẽ bi quan hơn. Khi phụ nữ không tự tin vào kiến thức và kỹ năng của mình hoặc có ít cơ hội để thành công thì khả năng họ tham gia vào các hoạt động kinh tế là rất thấp.Trong khi đó, Boyd và Vozikis (1994) đã nhận định rằng, sự khởi sự kinh doanh cần phải có tính kiên trì, tự tin và lòng tin mãnh liệt vào năng lực của bản thân và khả năng chấp nhận rủi ro.

Tuy nhiên, các tài liệu về tâm lý học và xã hội học lại chứng minh rằng nam giới không những tự tin mà họ còn thường tự tin thái quá hơn phụ nữ (Croson & Cneezy, 2009). Sự tư tin thái quá này khiến các giám đốc nam đầu tư vào những dự án có NPV âm mà sau này sẽ thua lỗ, khiến lợi nhuận của công ty giảm xuống, do không thích rủi ro, phụ nữ sẽ ít đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn nam giới, và điều này sẽ không làm lợi nhuận của công ty bị suy giảm nhiều (Huang & Kisgen, 2013).

Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, tác giả đề xuất mối tương quan ngược chiều giữa mức độ rủi ro và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Giả thuyết H4. Các doanh nghiệp có mức độ rủi ro thấp hơn sẽ có kết quả hoạt

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Dữ liệu sử dụng

Bộ dữ liệu chính được sử dụng là Tổng điều tra doanh nghiệp hàng năm (VEC). Trong Luận án, tác giả sử dụng dữ liệu của hai năm 2011 và 2013. Hàng năm, Tổng cục thống kê (GSO) sẽ tiến hành điều tra tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc, những doanh nghiệp sử dụng mạng lưới văn phòng tại các tỉnh, các quận và các huyện. Tổng cục thống kê sẽ khảo sát tất cả các doanh nghiệp đã đăng ký. Các cuộc tổng điều tra bao gồm tất cả các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài và các hợp tác xã trên toàn quốc. Luận án sử dụng dữ liệu Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2011 và năm 2013, đó là năm mà cuộc tổng điều tra bắt đầu có đầy đủ dữ liệu về giới tính, tuổi và trình độ học vấn của các giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO). Các cuộc tổng điều tra khác không có dữ liệu về những thông tin này. Số lượng quan sát trong Tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 và năm 2013 lần lượt là 339.168 và 380.476. Trong đó có 267.299 doanh nghiệp có dữ liệu ở cả Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2011 và Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2013 (bảng dữ liệu).

Rất nhiều thông tin khá chi tiết về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được các tổng điều tra doanh nghiệp Việt nam thu thập. Các cuộc tổng điều tra này có số liệu chung về các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành kinh doanh. Các dữ liệu này bao gồm loại hình doanh nghiệp, ngành kinh doanh chính, số lượng lao động, số lượng lao động nam và số lượng lao động nữ, số lượng lao động có bảo hiểm xã hội, chi phí lao động, tài sản, thuế, chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Đặc biệt, các VECs có dữ liệu về độ tuổi, giới tính, giáo dục và dân tộc của các nhà quản lý doanh nghiệp và các khoản vay mà các doanh nghiệp có được trong 12 tháng trước đó. Dữ liệu về giới tính của các nhà quản lý được sử dụng để phân tích về giới trong tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp.

Bên cạnh những số liệu chung của tất cả các doanh nghiệp, cuộc tổng điều tra còn có dữ liệu về các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể như: tài chính ngân hàng, nông nghiệp, du lịch và vận tải. Bảng hỏi của những phần này được thiết kế riêng cho những ngành kinh doanh khác nhau.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 89 - 92)