Đấu tranh với quân Trung Hoa quốc dân đảng và

Một phần của tài liệu Luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 107 - 110)

II. Cách mạng tháng Tám 1945 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập

c. Đấu tranh với quân Trung Hoa quốc dân đảng và

bọn phản cách mạng ở miền Bắc:

- Quân Tưởng sử dụng bọn tay sai phá hoại cách mạng, muốn thành lập chính quyền phản cách mạng.

- Chính phủ ta tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Tưởng.

+ Ngày 2 - 3 - 1946, quốc hội họp và quyết định nhường cho bọn Việt cách 70 ghế trong quốc hội và 4 ghế bộ trưởng. + Cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, chấp nhận tiêu tiền Trung Quốc ở Việt Nam.

+ Tay sai phá hoại cách mạng thì bị trừng trị theo pháp luật, trấn áp bọn phản cách mạng. Điều đó làm hạn chế các hoạt động phá hoại của quân Tưởng, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.

d. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy lui quân Trung Hoa Quốc dân đảng ra khỏi nước ta:

* Hiệp ước Hoa - Pháp:

Pháp, Tưởng cấu kết kí hiệp ước Pháp - Hoa ( 28 - 2 - 1946 ), theo đó:

- Tưởng được Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa ở Trung Quốc, vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng qua Hoa Nam ( Trung Quốc ) không phải nộp thuế.

- Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay Tưởng giải giáp quân Nhật.

* Chủ trương của ta:

- Dân tộc Việt Nam có hai con đường: cầm súng đánh Pháp; tạm hòa với Pháp để tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.

- Ngày 3 - 3 - 1946, Đảng ta họp và quyết định chọn giải pháp hòa để tiến.

- Ngày 6 - 3 - 1946, Hiệp định sơ bộ được kí kết tại Hà Nội giữa Hồ Chí Minh và Xanh-tơ-ni. Nội dung Hiệp định như sau:

+ Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do có chính phủ riêng, quân đội riêng, nghị viện riêng, tài chính riêng nhưng vẫn nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

+ Việt Nam cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay Tưởng trong thời hạn 5 năm.

+ Hai bên ngừng bắn Nam Bộ để đi tới đàm phán chính thức.

Ý nghĩa: tránh được cuộc chiến tranh bất lợi và đẩy nhanh được 20 vạn quân Tưởng về nước cùng tay sai. Giành thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng về mọi mặt.

- Sau khi kí Hiệp định sơ bộ:

+ Pháp tiếp tục khiêu khích ở Nam Bộ, lập chính phủ Nam Kì tự trị.

+ Ta kiên quyết đấu tranh nên một cuộc hội nghị họp tại Phông-ten-nơ-blô ( Pháp ) ngày 6 - 7 - 1946 nhưng thất bại. Quan hệ Việt Pháp trở nên căng thẳng, nguy cơ chiến tranh kề gần.

Hồ Chí Minh kí Tạm ước ( 14 - 9 - 1946 ) với Pháp, nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Đông Dương, tạo thêm quỹ thời gian hòa bình cho ta xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến.

và hòa với quân Tưởng ở miền Bắc nhưng từ 6 - 3 - 1946 trở đi, ta tạm thời hòa hoãn với Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước.

(Sưu tầm)

Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

Một phần của tài liệu Luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 107 - 110)