Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó:

Một phần của tài liệu Luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 53 - 56)

- Thách thức:

3. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó:

* Xu thế toàn cầu hóa:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, giá trị tao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần. Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là của các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

quốc gia lớn kiểm soát tới 25 % tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương 3/4 giá trị thương mại toàn cầu.

- Sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Làn sóng sáp nhập này tăng lên nhanh chóng vào những năm cuối thế kỉ XX.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF ), Ngân hàng Thế giới ( WB ), Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO ), Liên minh châu Âu ( EU ), Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ ( NAFTA ), Hiệp ước Thương mại tự do ASEAN ( AFTA ), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương ( APEC ), Diễn đàn hợp tác á - Âu ( ASEM ),...

Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.

* Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa:

Là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và tiêu cực nhất là đối với các nước đang phát triển.

- Mặt tích cực:

Thúc đẩy mạnh mẽ và nhanh chóng của việc phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao ( nửa đầu thế kỉ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỉ tăng 5,2 lần ), góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng để năng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

- Mặt hạn chế:

Toàn cầu hóa đã làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Toàn cầu làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn hơn ( từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém về an toàn chính trị ), hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.

(Sưu tầm)

Quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh

1. Mâu thuẫn Đông - Tây và khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh:

* Mâu thuẫn Đông - Tây:

- Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc:

+ Liên Xô: duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

+ Mĩ: chống phá Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. - Mĩ lo ngại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.

- Sau chiến tranh, Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ cho mình quyền lãnh đạo thế giới.

* Khởi đầu chiến tranh lạnh:

viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì nhằm lôi kéo lực lượng và ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH.

- Tháng 6 - 1947, Mĩ đưa ra Kế hoạch Mác-san với khoản viện trợ 17 tỉ USD để giúp Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh.

- Ngày 4 - 4 - 1949, Mĩ thành lập khối quân sự - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO ) gồm 11 nước, sau này thên Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì, CHLB Đức.

- Tháng 5 - 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, một liên minh mang tính phòng thủ.

Sự ra đời của NATO và Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va là những sự kiện cuối cùng đánh dấu sự xác lập của cục diện hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm thế giới.

Một phần của tài liệu Luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 53 - 56)