II. Cách mạng tháng Tám 1945 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập
a, Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp.
Mặc dù là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới nhất nhưng nước Pháp bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. Chương trình khai thác lần thứ hai là sự tiếp nối và nhất quán trong mục đích xâm lược và thống trị của thực dân Pháp, nhưng quy mô lớn , tốc độ nhanh và tàn bạo hơn nhằm mục đích tăng cường vơ vét , bóc lột để bù đắp những thiệt hại nặng nề do chiến tranh gây ra.
Trong vòng 6 năm (1924-1929) tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương tăng gấp 6 lần số vốn đầu tư 20 năm trước chiến tranh của chúng. Thực dân Pháp mở rộng quy mô khai thác trên nhiều lĩnh vực nhằm bóc lột tối đa nguồn tài nguyên phong phú, nhân lực dồi
dào và thị trường rộng lớn, đem lại lợi nhuộn tối đa cho chủ nghĩa đế quốc Pháp. Chúng bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp, chủ yếu là đồn điền cao su, và khai thác mỏ, chủ yếu là than. Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp là 400phơrăng, gấp 10 ần trước chiến tranh. Diện tích trồng cao su năm 1918 là 15 ngàn ha, đến năm 1930 là 120 ngàn ha. Các công ty cao su lớn lần lượt ra đời như công ty Đất Đỏ, côg ty Misơlanh, công ty trồng trọt cây nhiệt đới.
Sau nông nghiệp, tư bản Pháp chủ yếu chú trọng đến khai thác mỏ. Các công ty than được bỏ thêm vốn và hoạt động mạnh hơn. Đồng thời các công ty than mới lần lượt ra đời như công y than Hạ Long- Đồng Đăng , công ty than và kim khí Đông Dương, công ty than Tuyên Quang,..
Tư bản Pháp cũng mở thêm một số cơ sở công nghiệp như các nhà máy sợi Hải Phòng, Nam Định, rượu Hà Nội, Nam Định, Hà Đông ; diêm Hà Nội , Hàm Rồng, Bến Thủy, đường Tuy Hòa, gạo Chợ Lớn. Để nắm chặt thị trường Đông Dương, thực dân Pháp ban hành đạo luật thuế nặng nề hoàng hóa nước ngoài nhập vào Đông Dương. Nhờ đó hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương tặng lên nhanh chóng.
Để phục vụ khái thác, hệ thống giao thông vận tải được đầu tư phát triển thêm. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn như Đồng Đăng- Na Sầm- Đông Hà… Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
Thực dân Pháp cũng dùng thủ đoạn bóc lột nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặng nề với hàng trăm thứ thuế.
Nhìn chung, các ngành kinh tế của tư bản Pháp đều có bước phát triển mới. Nhưng chính sách khai thác thuộc địa của chúng về cơ bản vẫn không thay đổi. Chú trọng công nghiệp khai thác, không mở mang phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu dựa trên cơ sở kĩ thuật lạc hậu, thế nên kinh tế nước ta trở thành kinh tế thuộc địa lạc hậu.