- Giai đoạn 5: Đóng gó
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm
2.2.3.3 Những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi có được, nhà máy cũng gặp nhiều khó khăn. Tỷ trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật còn thấp đây là một rào cản lớn của nhà máy trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
nghiệp trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước không những phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với những hàng hoá nhập ngoại. Với các đối thủ trong nước nhà máy phải cạnh tranh với một số đối thủ lớn như công ty bánh kẹo Hải Hà.
Những tồn tại :
- Về khả năng thanh toán : khả năng thanh toán hiện hành năm 2003 thấp hơn so với năm 2002 . Nguyên nhân của sự thay đổi này là do mức tiêu thụ của hàng hoá bị chậm lại . Do đó mà nhà máy đã gặp phải khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Các khoản nợ phải trả của nhà máy tăng lên kéo theo sự tăng lên của nhu cầu thanh toán.
- Lợi nhuận thu nhập của hoạt động tài chính cần xem xét lại hoạt động đầu tư tài chính.
- Đối với công tác quản lý tài chính hàng tồn kho, Nhà máy vẫn vấp phải những khó khăn nhất định. Lượng hàng tồn kho vẫn tiếp tục tăng. Nhưng về lâu dài thì việc gia tăng hàng tồn kho quá mức sẽ gây lãng phí vốn và làm gia tăng các chi phí liên quan như : chi phí bảo quản, hao hụt mất mát, hỏng .Việc xác định lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc làm rất cần. Nó đem lại những lợi ích cho nhà máy trên khía cạnh tài chính lẫn thuế khoá.
- Các khoản phải thu tăng đáng kể trong những năm qua cũng là một vấn đề nhà máy cần quan tâm. Mức độ rủi ro của các khoản phải thu này lớn, nếu số nợ khó đòi cứ liên tục gia tăng trong khi đó số nợ vay của nhà máy rất lớn thì phải cần tìm ra nguồn nào để trả
nợ. Các khoản phải thu tăng cả về tỉ trọng lẫn quy mô trong tài sản lưu động.
- Về nguồn tài trợ cho tài sản lưu động chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn. Các khoản nợ ngắn hạn lớn dẫn đế chi phí vốn cao, dễ xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán. Trên nguyên tắc cơ cấu vốn hợp lý và tài sản lưu động phải được tài trợ bằng một phần vốn chung và dài hạn. Cơ cấu vốn đầu tư cho tài sản lưu động hiện nay là chưa hợp lý. Do đó nhà máy cần huy động nguồn vố chung và dài hạn
Nguyên nhân :
- Do hệ thốn ngân hàng chưa thực sự phát triển, thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu trong dân chúng cũng như các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ . Từ đó dẫn đến các công ty nắm bắt các thông tin tài chính thông qua các ngân hàng. Cơ chế tài chính của nước ta còn nhiều bất cập, thông tin trên các báo cáo tài chính mà các công ty đưa ra có độ tin cậy thấp
- Xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá hội nhập cùng phát triển làm cho thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, môi trường kinh doanh trở nên khó khăn. Lượng khách hàng có hạn làm cho lượng sản phẩm tiêu thụ bị chậm lại.
- Nhà máy chưa đưa ra các chiến lược thanh toán với khách hàng nhằm mở rộng thị trường mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm ,thu hồi vốn nhanh nhất . Vốn của nhà máy bị người mua chiếm dụng vì công tác quản lý không chặt, không có một chính sách cụ thể trong việc tín dụng cho khách hàng
- Lượng hàng hoá tồn kho gia tăng do hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tổ chức các hội nghị bán hàng. Trong thời gian qua mặc dù nhà máy vẫn thực hiện song vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó ảnh hưởng đến thị phần, nhu cầu về hàng hoá. Ngoài ra lượng hàng tồn kho gia tăng là do nhà máy mua quá nhiều nguyên vật liệu trong khi nhu cầu sản xuất chưa cần đến. Việc dự đoán thị trường không phải lúc nào cũng đúng, làm cho lượng hàng tồn kho tăng lên hang năm.
Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế thế giới, với các nước trong khu vực. Chúng ta mới gia nhập AFTA, sắp tới là WTO. Khi đó các hàng hóa nước ngoài trong đó có bánh kẹo dễ dàng thâm nhập vào nước ta mà không bị đánh thuế và giá hàng hoá rẻ, người Viêt Nam chuộng đồ ngoại vì chất lượng cao mẫu mã đẹp. Đây là một thách thức lớn đối với nhà máy.Bên cạnh đó nạn hàng giả hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu đang gây khó khăn cho hoạt động của nhà máy.