Một số tồn tại trong các chính sách thuế

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với KVQT ngoài quốc doanh (Trang 53 - 58)

III. MỘT SỐ TỒN TẠI VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NQD Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1. Một số tồn tại trong các chính sách thuế

1.1. Thuế GTGT

Theo quy định tại Luật thuế GTGT thì mọi tổ chức, cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế, quy mô kinh doanh đều là đối tượng nộp thuế GTGT và đòi hỏi mọi đối tượng nộp thuế phải thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ. Nhưng trên thực tế, việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ tại các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể không nghiêm, đa số không thực hiện, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách thuế.

Theo thông lệ quốc tế, thuế GTGT thường chỉ áp dụng đối với các tổ chức kinh tế đạt đến một quy mô kinh doanh nhất định. Luật thuế GTGT hiện

hành áp dụng với tất cả các đối tượng, nhất là các đối tượng chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ vừa làm công tác quản lý thuế thêm phức tạp, vừa ảnh hưởng đến nghĩa vụ và quyền lợi của các tổ chức kinh doanh.

Về thuế suất thuế GTGT: Nguyên tắc của thuế GTGT là thuế suất được xây dựng và áp dụng theo mặt hàng. Qua một số lần điều chỉnh, bổ sung nguyên tắc này đã không được duy trì, thuế suất thuế GTGT một số hàng hoá, dịch vụ vừa theo mặt hàng, vừa theo công dụng. Cùng là sản phẩm cơ khí nhưng máy móc thiết bị thì áp thuế 5%, sản phẩm cơ khí tiêu dùng thì áp dụng thuế suất 10%, dẫn đến có mặt hàng nếu cơ sở kinh doanh mua về thì được coi là máy móc thiết bị, nhưng đối tượng khác mua về thì bị coi là sản phẩm tiêu dùng. Ví dụ: Máy in nếu bán đồng bộ với máy tính thì được coi là máy móc thiết bị và được áp dụng thuế suất 5%, nhưng nếu bán rời thì áp dụng thuế suất 10%.

Việc phân biệt các máy móc, dụng cụ chuyên dùng cho y tế, giáo dục, quốc phòng, an ninh rất phức tạp. Ví dụ: Bảng nếu bán cho nhà trường được coi là dụng cụ để giảng dạy được áp dụng thuế suất 5%, các đối tượng khác mua thì áp dụng thuế suất 10%.

Về kê khai nộp thuế: Theo Luật thuế GTGT, mọi tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng tháng đều phải nộp tờ khai gửi cơ quan thuế, không phân biệt quy mô, có phát sinh doanh số hay không... Cùng với việc kê khai cơ sở kinh doanh còn phải lập bảng kê hoá đơn, chứng từ liên quan đến hàng hoá mua vào, bán ra. Đối với khu vực kinh tế NQD, nhất là đối với những cơ sở có quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, không có người chuyên trách, việc lập tờ khai và bảng kê hàng tháng như vậy gặp nhiều khó khăn và tăng chi phí.

Theo luật thuế GTGT hiện hành cho áp dụng khấu trừ theo tỷ lệ đối với một số hàng hoá, chủ yếu là hàng nông sản là nhằm hỗ trợ cho các đối tượng nộp thuế mua hàng hoá nông sản. Nhưng trên thực tế đang bị lợi dụng, trong khi việc đối chiếu, xác minh của cơ quan thuế không thể thực hiện được đối

với mọi trường hợp, do đó đã có nhiều đối tượng nộp thuế lợi dụng quy trình này kê khai tăng giá mua, lập bảng kê khống, tăng số thuế đầu vào nhằm mục đích trốn thuế hoặc hoàn thuế khống, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc.

Việc thực hiện tính thuế theo hai phương pháp: khấu trừ và trực tiếp đã dẫn đến cùng kinh doanh một mặt hàng nhưng mức thuế phải nộp khác nhau, có mặt hàng thực hiện theo phương pháp khấu trừ thì số thuế phải nộp lớn hơn nếu tính theo phương pháp trực tiếp hoặc ngược lại, điều này vừa gây bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế, vừa sơ hở để đối tượng kinh doanh lợi dụng.

Về hoá đơn chứng từ: Luật thuế GTGT chỉ được phát huy đầy đủ tính ưu việt nếu thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hoá có hoá đơn, chứng từ. Thực tiễn ở nước ta, việc thực hiện hoá đơn, chứng từ khi mua bán hàng hoá chưa nghiêm túc, chưa phải là yêu cầu bắt buộc đối với mọi đối tượng mua hàng. Vì vậy nhiều tổ chức và cá nhân kinh doanh không xuất hoá đơn giao cho người mua, làm ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế. Nhiều doanh nghiệp còn vi phạm việc lập và sử dụng hoá đơn như: ghi hoá đơn không đúng phát sinh kinh tế, mua bán và sử dụng hoá đơn của cơ sở khác để lập giao cho khách hàng... cũng ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế của bên mua.

1.2. Thuế TNDN

- Các doanh nghiệp NQD hiện nay đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 32% cao hơn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài nước đang được hưởng thuế suất TNDN 25%.

- Theo quy định chi phí tiền lương đối với kinh tế NQD được xác đinh tính vào chi phí căn cứ vào hợp đồng lao động và phải phù hợp với định mức tiền lương được áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động cùng lĩnh vực, ngành nghề, không được chấp nhận một khoản chi phí có tính chất tiền công, tiền lương nào.

Tuy nhiên trong thực tế để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, các doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động theo mức độ cống hiến và đòi hỏi của họ, dẫn đến không phản ánh đúng lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp

+ Đối với các trường hợp không có hợp đồng lao động về nguyên tắc được xác định theo mức lương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định cho từng ngành nghề. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng lập danh sách lao động khống nhằm mục đích tăng chi phí, giảm thu nhập chịu thuế.

+ Đối với hộ kinh doanh cá thể không được tính vào chi phí giá trị sức lao động của bản thân chủ hộ bỏ ra để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tiền công trả cho người lao động khác thường không được xác định rạch ròi trong chi phí vì hộ kinh doanh áp dụng biện pháp khoán do không thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ. Điều này ảnh hưởng đến tính công bằng của chính sách thuế.

- Chi phí khác: Thường trong qúa trình kinh doanh ngoài các chi phí như KH TSCĐ, tiền lương, cơ sở kinh doanh còn phải chi các hoạt động có tính chất tự nguyện như: lũ lụt, tiếp khách... Những khoản này đều bị khống chế khi chi cao hơn thì không được tính vào chi phí. Vì vậy thuế TNDN đã tính khống mà cơ sở kinh doanh vẫn phải nộp.

- Về miễn thuế đối với hộ kinh doanh có thu nhập thấp theo quy định hộ kinh doanh có thu nhập dưới mức lương tối thiểu là 210.000 đồng/ tháng thì được miễn thuế, nếu thu nhập cao hơn thì phải nộp thuế. Điều này mâu thuẫn với mức miễn thuế theo chính sách thuế thu nhập của người có thu nhập cao, chính sách này quyết định khởi điểm đánh thuế là 2 triệu trở lên/ tháng/người.

- Thuế TNDN bổ sung: Theo quy định thì căn cứ vào lợi thế khách quan của doanh nghiệp để xác định với mức thuế suất là 25%, nhưng trong thực tế điều này khó xác định nên mọi đối tượng có thu nhập cao đều phải nộp thuế thu nhập bổ sung.

1.3. Thuế XNK

Thuế xuất nhập khẩu trong thời gian qua về cơ bản đã thực hiện được mục tiêu kinh tế của Đảng và Nhà nước trong 10 năm đổi mới là khuyến khích sản xuất trong nước thay thế cho hàng nhập khẩu, tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, bước đầu phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên chính sách Thuế XNK của ta đã bộc lộ những hạn chế là.

- Việc xác định các mức thuế bảo hộ còn thiếu chọn lọc chưa tính đến lợi thế so sánh của nền kinh tế, chưa tính đến điều kiện và thời hạn bảo hộ, một mặt đã tạo tâm lý ỷ lại cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước chủ yếu hướng vào sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, không vươn rộng lên mở rộng thị trường ra bên ngoài.

- Biểu thuế nhập khẩu hiện hành còn tương đối phức tạp với nhiều mức thuế khác nhau, tạo kẽ hở để các doanh nghiệp trốn lậu thuế gây khó khăn cho quản lý thuế.

- Chính sách miễn giảm thuế còn khá rộng rãi một mặt tạo kẽ hở cho việc trốn, lách thuế làm thất thu cho ngân sách Nhà nước, mặt khác làm cho chính sách thuế XNK thiếu tính minh bạch.

1.4. Thuế Môn bài

Thuế môn bài một năm thu một lần nhằm mục đích kiểm kê, kiểm soát, phân loại cơ sở kinh doanh.

Thuế môn bài hiện đang có 6 mức: 850.000 đồng, 550.000 đồng, 325.000 đồng, 165.000 đồng, 60.000 đồng, 25.000 đồng, không phân biệt tổ chức kinh tế hay hộ kinh doanh cá thể nên đã bộc lộ những nhược điểm.

- Thuế môn bài chưa thể hiện được đầy đủ mục đích phân loại cơ sở kinh doanh vì tổ chức kinh tế có thu nhập hàng chục tỷ đồng/năm cũng nộp thuế môn bài theo mức 850.000 đồng/năm trong khi hộ kinh doanh cá thể thu nhập từ 1.250.000 đồng trở lên đều phải nộp theo mức thuế môn bài trên. Như vậy đã không khuyến khích được đối tượng nộp thuế một cách công bằng.

- Thuế môn bài đang áp dụng chỉ phù hợp với thuế doanh thu và thuế lợi tức của những năm 1996. Từ năm 1999 thực hiện luật thuế GTGT và thuế TNDN thì thuế môn bài đã không còn phù hợp nữa.

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với KVQT ngoài quốc doanh (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)