2.1 Qui trình quản lí thu thuế đối với các doanh nghiệp
2.1.1 Đăng ký thuế và cấp mã số thuế
1- Doanh nghiệp lập đăng ký thuế:
Doanh nghiệp mới ra kinh doanh phải đăng ký với Cục thuế. Sau đó doanh nghiệp gửi tờ khai đăng ký thuế tới cơ quan thuế.
2- Tiếp nhận đăng ký thuế:
Phòng Hành chính nhận tờ khai đăng ký thuế của các doanh nghiệp, từ các chi cục gửi lên sau đó phân loại tờ khai đăng ký thuế của các doanh nghiệp theo từng phòng quản lý thu sau đó chuyển cho Phòng quản lý thu và Phòng máy tính.
3- Kiểm tra tờ khai đăng ký thuế - Phòng quản lý thu thực hiện. 4- Nhập đăng ký thuế và cấp mã số thuế - phòng máy tính thực hiện: 5- Chuyển dữ liệu đăng ký thuế về tổng cục thuế: Phòng máy tính của Tổng cục thuế truyền dữ liệu đăng ký thuế về Tổng cục Thuế để tránh sự trùng lập mã số thuế trên phạm vi toàn quốc.
6- Kiểm tra tại Tổng cục: Tổng cục kiểm tra dữ liệu đăng ký thuế các cục thuế trên phạm vi toàn quốc để tránh việc đăng ký trùng lắp đồng thời kiểm tra quan hệ doanh nghiệp chủ quản với đơn vị trực thuộc thông qua mã số thuế.
7- In giấy chứng nhận cấp mã thuế.
2.1.2 Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế
1- Hướng dẫn đối tượng nộp thuế (ĐTNT) lập tờ khai thuế: Phòng quản lý thu hướng dẫn các doanh nghiệp lập và khai thuế theo mẫu và gửi cơ quan thuế theo đúng hạn quy định của luật thuế.
2- Tiếp nhận tờ khai: Phòng Hành chính tiếp nhận tờ khai và chuyển đến phòng quản lý thu.
3- Kiểm tra tờ khai ban đầu: Phòng quản lý nhận tờ khai và phát hiện lỗi của đối tượng nộp sau đó gửi xuống phòng máy tính.
4- Nhập tờ khai: Phòng máy tính tiến hành xử lý kiểm tra sau đó thông báo cho phòng quản lý thu biết để báo cho ĐTNT về những sai sót trên tờ khai mà cơ quan thuế đã sửa.
5- Sửa lỗi kê khai: ĐTNT liên hệ với cơ quan thuế để sửa với thuế GTGT trước ngày 15 hàng tháng, với thuế TNDN trước ngày 28/2 của năm.
6- ấn định thuế: Phòng quản lý thu theo dõi ĐTNT không nộp tờ khai hoặc quá hạn sửa lỗi thì thực hiện việc ấn định thuế.
7- In thông báo thuế:
+ Thông báo thuế lần 1: Phòng máy tính tính nợ kỳ trước chuyển sang, tính nợ phải nộp kỳ này đưa vào danh sách ấn định thuế và in thông báo thuế thời gian đối với thuế GTTG là in trước ngày 18 hàng thàng và đối với thuế TNDN là ngày 15 của tháng thứ 3.
+Thông báo thuế lần 2: phòng quản lý thu theo dõi ĐTNT chưa nộp thuế lần1. Phòng máy tính ra thông báo thuế lần 2 số tiền là: số tiền thuế chưa nộp + số tiền phạt của thuế.
8- Xử lý nộp phạt:
+ Tính phạt nộp chậm: Phòng KH - KT - TK(MT) tính phạt 0,1%/ ngày trên số tiền thuế nộp chậm đối với các đối tượng nộp thuế nộp chậm tiền thuế. Việc tính phạt nộp chậm căn cứ vào số ngày và số tiền thuế chậm.
+ Phạt hành chính: Phòng Quản lý thu hoặc phòng TT-XLTT xem xét, lựa chọn đối tượng nộp thuế cần phạt thuế theo quy định tại thông tư số 128/1998/TT-BTC về xử phạt hành chính để trình lãnh đạo Cục duyệt.
9- Lập lệnh thu: Phòng Quản lý thu theo dõi tình hình nợ đọng thuế, lựa chọn và lập danh sách các đối tượng nộp thuế.
10- Nộp thuế: Đối tượng nộp thuế căn cứ vào tờ khai tính thuế của mình để nộp thuế vào Kho bạc, phòng Quản lý thu có trách nhiệm theo dõi đối tượng nộp thuế theo đúng hạn định.
11- Thu thuế tại Kho bạc: 12- Nhận giấy nộp tiền:
13- Lập kế hoạch kiểm tra đối tượng nộp thuế về kê khai thuế:
Phòng Thông tin - Xử lý thông tin và các phòng Quản lý thu khai thác danh sách đối tượng nộp thuế có nghi vấn về kê khai thuế trên máy tính.
14- Xử lý danh sách đối tượng nộp thuế nghi vấn:
15- Kiểm tra trực tiếp đối tượng nộp thuế: Phòng TT – XLTT phối hợp với phòng quản lý thu thực hiện kiểm tra trực tiếp theo quy trình quy định.
16- Nhập kết quả sau kiểm tra: 17- Lập sổ thuế, báo cáo kế toán:
2.1.3 Xử lý hoàn thuế:
1- Lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế: Đối tượng hoàn thuế lập hồ sơ theo quy định để đề nghị hoàn thuế và gửi đến cơ quan thuế trực tiếp thu.
2- Tiếp nhận hồ sơ:
3- Kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế được hoàn: Phòng Quản lý thu kiểm tra các thủ tục hoàn thuế của đối tượng nộp thuế. Sau khi kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế phòng Quản lý thu thông báo cho đối tượng nộp thuế để bổ sung chỉnh sửa kịp thời.
4- Lãnh đạo duyệt.
5- Gửi và lưu các Quyết định hoàn thuế. 6- Lập danh sách ĐTNT được hoàn thuế.
Phòng Quản lý thu căn cứ vào quyết định hoàn thuế để lập danh sách kết quả hoàn thuế, lãnh đạo Phòng Quản lý thu ký xác nhận danh sách.
7- Kho bạc hoàn thuế.
8- Nhập chứng từ hoàn thuế: Có hai cách là: + Nhập số thuế được hoàn theo Quyết định. + Nhập số đã hoàn theo chứng từ kho bạc.
1- Lập, gửi hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm, tạm giảm thuế:
ĐTNT thuộc diện được miễn, giảm thuế theo Luật thuế phải lập hồ sơ đề nghị miễn, giảm, tạm giảm thuế theo qui định để gửi tới cơ quan thuế.
2- Tiếp nhận hồ sơ.
3- Kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế miễn hoặc giảm, tạm giảm thuế. Phòng Quản lý thu nhận hồ sơ đề nghị miễn, giảm, tạm giảm thuế của ĐTNT, tiến hành kiểm tra thủ tục hồ sơ để xác định số thuế được miễn, giảm, tạm giảm.
4- Duyệt hồ sơ, ký quyết định miễn thuế, tạm giảm hoặc giảm thuế. 5- Gửi quyết định miễn thuế, tạm giảm hoặc giảm thuế .
6- Lập danh sách miễn, giảm, tạm giảm thuế. 7- Điều chỉnh số thuế phải nộp.
Phòng KH-KT-TK(MT) nhận danh sách kết quả quyết định miễn thuế, nhập số thuế được miễn, tạm giảm hoặc giảm để điều chỉnh số thuế phải nộp từng kỳ của ĐTNT.
8- Lưu hồ sơ.
2.1.5 Xử lý quyết toán thuế:
1- ĐTNT lập và gửi quyết toán. 2- Nhận quyết toán thuế.
3- Kiểm tra số liệu quyết toán thuế.
Kiểm tra ban đầu: Phòng Quản lý thu nhận quyết toán thuế, kiểm tra phát hiện các chỉ tiêu kê khai sai trong quyết toán thuế.
Kiểm tra xác minh số liệu quyết toán thuế:
Đối với các bản quyết toán thuế kê khai rõ ràng, đầy đủ chứng từ chứng minh số liệu, Phòng Quản lý thu kiểm tra tính chính xác của các số liệu kê khai trên quyết toán.
4- Xác định kết quả quyết toán thuế:
5- Điều chỉnh thuế phải nộp: Phòng KH-KT-TK (MT) điều chỉnh số thuế phải nộp vào tháng hoặc quý hiện tại.
6- Lưu hồ sơ quyết toán: Phòng Quản lý thu lưu vào hồ sơ doanh nghiệp
2.1.6 Lập hồ sơ đối tượng nộp thuế:
Phòng Quản lý thu: Có nhiệm vụ tạo lập và quản lý hồ sơ các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một cặp hồ sơ riêng lưu trữ các tài liệu như:
1- Đăng ký thuế. 2- Thông báo thuế.
3- Các hồ sơ và quyết định hoàn thuế, giảm, tạm giảm thuế. 4- Quyết toán thuế.
5- Các biên bản kiểm tra, quyết định xử lý kiểm tra. 6- Các quyết định phạt hành chính thuế.
7- Lệnh thu.
8- Các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến doanh nghiệp
2.2. Qui trình quản lý thu thuế: (đối với hộ cá thể kinh doanh côngthương nghiệp) thương nghiệp)
2.2.1 Đăng ký thuế
1- Quản lý địa bàn: Đội thuế có trách nhiệm phối hợp với chính quyền phường, xã nắm số hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
2- ĐTNT kê khai đăng ký thuế: Có hai trường hợp: