1.1. Khái niệm:
- Các hình biểu diễn trên bản vẽ gồm có : hình chiếu, hình cắt và mặt cắt. Nếu chỉ dùng các hình chiếu không thôi thì chưa thể hiện đầy đủ hình dạng của một số chi tiết.
- Để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể người ta dùng hình cắt và mặt cắt.
- Ta giả sử dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt qua phần cấu tạo bên trong như lỗ rãnh...vv của vật thể và vật thể bị cắt làm 2 phần .
- Sau khi bỏ đi phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt, chiếu vuông góc phần vật thể còn lại lên mặt phẳng chiếu song song với mặt phẳng cắt, ta sẽ được một hình biểu diễn gọi là hình cắt.
- Nếu chỉ vẽ phần vật thể tiếpxúc với mặt phẳng cắt mà không vẽ phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt thì hình biểu diễn đó gọi là mặt cắt.
(H 7-1) Hình cắt và mặt cắt. 1.2. Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt:
- để phân biệt phần tiếp xúc với mặt phẳng cắt và phần ở sau mặt phẳng cắt, tiêu chuẩn quy định về phần tiếp xúc với mặt phẳng cắt bằng ký hiệu vật liệụ
- Tiêu chuẩn TCVN 7-78 quy định các ký hiệu vật liệu trên mặt cắt được vẽ như trong (Hình 7-2)
Ký hiệu trên mặt cắt của các vật liệu thường thấy ở bản vẽ cơ khí (hình 7 - 1)
được trích dẫn từ TCVN 0007: 1993.
(Hình 7 - 2) Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt
*Cách vẽ các đường gạch gạch :
1- Các đường gạch gạch của mặt cắt phải kẻ song song vói nhau và nghiêng 45 so với đường bao hoặc đường trục của hình biểu diễn ( H 7-3)
A a) H×nh c¾t b) MÆt c¾t A-A A-A A
(H 7-3) Đường gạch gạch 45
(H 7-4) Đường gạch gạch khác 45
2- Các đường gạch gạch có phương trùng với đường bao hay đường trục chính thì được phép vẽ nghiêng 30 hay 60 (H 7-4)
3- Các đường gạch gạch trên mọi hình cắt và mặt cắt của một vật thể phải vẽ thống nhất về phương và khoảng cách, khoảng cách đó chọn từ 2 10 mm.
4- Các đường gạch gạch trên hình cắt và mặt cắt của 2 chi tiết kề nhau được vẽ theo phương khác nhau hoặc có khoảng cách khác nhaụ ( H 7-5 )
(H 7-5) Đường gạch gạch của các chi tiết kề nhaụ 2.Hình cắt:
Định nghĩa:Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể, sau khi đã tưởng
tượng cắt đi phần vật thể ở giữa người quan sát và mặt phẳng cắt.
2.1. Phân loại hình cắt:
45 0 45 0
45 0
60 0
1. Chia theo vị trí mặt phẳng cắt:
a) Hình cắt đứng: nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng
(A-A H 7-6).
b) Hình cắt bằng:nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu bằng
(H 7-7)
c) Hình cắt cạnh:nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh
(B -B H 7-6)
d) Hình cắt nghiêng: nếu mặt phẳng cắt không song song với mặt phẳng
chiếu cơ bản
(A-A H 6-7).
Các hình cắt đứng, cắt bằng và cắt cạnh có thể đặt ở vị trí của hình chiếu cơ bản tương ứng.
(H 7-7) Hình cắt bằng.
(H 7-8) Hình cắt nghiêng.
2. Chia theo số lượng mặt phẳng cắt:
a) Hình cắt đơn giản:nếu chỉ dùng 1 mặt phẳng cắt.
Hình cắt đơn giản gồm:
- Hình cắt dọc: nếu mặt phẳng cắt cắt dọc theo chiều dài hay chiều cao của vật thể (A-A H 7-6)
- Hình cắt ngang : nếu mặt phẳng cắt cắt vuông góc với chiều dài hay chiều cao của vật thể (B-B H 7-7).
b) Hình cắt phức tạp:nếu dùng 2 mặt phẳng cắt trở lên.
Hình cắt phức tạp gồm :
- Hình cắt bậc: nếu các mặt phẳng cắt song song với nhau ( A-A H 7-9)
B
B-B
( H 7-9 ) Hình cắt bậc.
- Hình cắt xoay: nếu các mặt phẳng cắt giao nhau (A-A H 7-10)
(H 7-10) Hình cắt xoaỵ
- Để thể hiện cấu tao bên trong một phần nhỏ của vật thể, người ta dùng hình cắt riêng của bộ phận đógọi là hình cắt riêng phần. (H 7- 11)
A
A A - A
(H 7-11) Hình cắt riêng phần.
- Để giảm bớt số lượng hình biểu diễn, cho phép ghép một phần hình chiếu với một phần hình cắt hoặc ghép các phần hình cắt với nhaụ(H 7-12)
(H 7-12) Ghép hình chiếu với hình cắt.
2.2. Quy định về hình cắt.
Trên các hình cắt cân có những ghi chú về vị trí mặt phẳng cắt, hướng nhìn và ký hiệu tên hình cắt.
1- Vị trí mặt phẳng cắt được xác định bằng nét cắt. Nét cắt đặt tại chỗ bắt đầu, chỗ kết thúc và chỗ giao nhau của các mặt phẳng cắt.
2- Nét cắt đầu và nét cắt cuối đặt ở ngoài hình biểu diễn và có mũi tên chỉ hướng nhìn, bên cạnh mũi tên có ký hiệu bằng chữ tương ứng với chữ chỉ tên hình cắt.
3- Phía trên hình cắt có ghi ký hiệu bằng 2 chữ hoa, ví dụ: A-A ; B-B
hình (H 7-6)
4- Đối với hình cắt đứng cắt bằng, cắt cạnh, nếu mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể và hình cắt đó được đặt ở vị trí liên hệ chiếu trực tiếp với hình biểu diễn có liên quan thì không cần ghi chú và ký hiệu về hình cắt
(H7-6).
A
A
5- Trên các hình cắt, các phần như nan hoa của vô lăng, thành mỏng, gân chịu lực, bu lông, đai ốc, bi không vẽ ký hiệu vật liệu khi bị cắt dọc.