CHƯƠNG 10 : BẢN VẼ SƠ ĐỒ
2- Sơ đồ hệ thống điện:
Sơ đồ hệ thống điện là hình biểu diễn hệ thống điện bằng những ký hiệu quy ước thống nhất. Nó chỉ rõ nguyên tắc làm việc và sự liên hệ giữa các khí cụ điện, các thiết bị của hệ thống mạng điện. Các ký hiệu điện trên mặt bằng được quy định theo TCVN 1614 : 1987 đến TCVN 1636 : 1987. Bảng 10-3 giới thiệu một số ký hiệu quy ước của một số khí cụ và thiết bị của hệ thốngđiện.
Hình (10 - 2) là sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của một máy cắt kim loạị
Nguyên lý làm việc của nó như sau :
Đóng cầu dao 1 và qua các cầu chì 2, dòng điện đến bộ khởi động từ 8 làm chuyển động động cơ 6. Chiều chuyển động của động cơ phụ thuoọc vào vị trí của công tắc 7. Khi công tắc ở vị trí a dòng điện sẽ qua bộ khởi động từ 8, các tiếp điểm 4 đóng và động cơ quay theo chiều phảị Khi công tắc ở vị trí b, dòng điện qua bộ khởi động từ 9, các tiếp điểm 5 đóng và động cơ quay theo chiều tráị
Nếu đóng cầu dao 10 thì động cơ làm lạnh 11 quaỵ Biến thế 12 dùng hạ thế dòng điện xuống 36V dùng để thắp sáng chỗ làm việc. Trong trường hợp động cơ làm việc nhiều, quá nóng thì rơle nhiệt 3 sẽ ngắt mạch và động cơ ngừng chạỵ
MỘT SỐ KÝ HIỆU CỦA KHÍ CỤ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN
Tên gọi Ký hiệu quy ước
1. Động cơ điện một pha 2. Động cơ điện 3 pha
3. Động cơ điện có vành góp
4. Động cơ điện ba pha có vành góp 5. Động cơ điện một chiều
Tên gọi Ký hiệu quy ước 6. Máy biến thế một loa không lõi
7. Máy biến thếmột loa có lõi 8. Cuộn dây stato
9. Cuộn dây kích thích 10. Tụ điện
11. Tụ điện biến đổi 12. Tiếp điểm thường hở 13. Tiếp điểm thường kín 14. Rơ le 15. Nút ấn thường mở 16. Nút ấn thường đóng 17. Cầu dao ạ Một mạch b. Nhiều mạch 18. Đèn tín hiệu 19. Đèn thắp sáng
Tên gọi Ký hiệu quy ước 20. Chuông điện 21. Còi điện 22. Điện kháng 23. Khởi động từ 24. Nắn điện bán dẫn 25. Điện trở
26. Điện trở điều chỉnh được 27. Cảm kháng
28. Máy đếm điện (công tơ điện) 29. Cuộn dây công tác
30. Nam châmđiện