Sơ đồ hệ thống thuỷ lực, khí nén:

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ kỹ thuật (nghề cắt gọt kim loại) 3 (Trang 133 - 138)

CHƯƠNG 10 : BẢN VẼ SƠ ĐỒ

3. Sơ đồ hệ thống thuỷ lực, khí nén:

3.1. Quy ước biểu diễn:

- Sơ đồ hệ thống thuỷ lực, khí nén trình bày nguyên lý làm việc và sự liên hệ giữa các khí cụ, các thiết bị của hệ thống thuỷ lực, khí nén.

- Các khí cụ và thiết bị của hệ thống được đánh số thứ tự theo dòng chảy, chữ số viết trên giá ngang của đường gióng.

- Các đường ống được đánh số thứ tự riêng, chữ số viết cạnh đường gióng (không có giá).

3.2. Các ký hiệu quy ước:

Hình (10 - 3) là sơ đồ nguyên lý của hệ thống thuỷ lực cung cấp có dung

Hình 10 - 3 Sơ đồ hệ thống cung cấp dung dịch làm nguộị

- Dung dịch từ thùng chứa 1 chảy qua bộ lọc 2 (1) đến bơm bánh răng 3, rồi chảy qua van 4 để đến bộ phận làm nguộị

- Sau khi làm nguội, dung dịch chảy vào thùng chứa 5 và qua bộ lọc 2 (2) để trở về thùng chứa 1.

- Khi không cần làm nguội thì đóng van 4.

- Nếu đóng van 4 mà van 3 vẫn làm việc thì áp suất dung dịch sẽ tăng lên, lúc đó van bảo hiểm 6 mở và dung dịch lại chảy về thùng chứa 1.

Hình (11- 4) là sơ đồ nguyên lý hệ thống thiết bị cung cấp khí nén cho dụng cụ khí động.

- Khí trời qua bình 1, đến máy nén khí 2

- Khí nén từ máy nén 2 qua bộ lọc 3 (1), qua van một chiều 4 để đến bình chứa 5.

- Bình chứa sẽ chứa khí nén có một áp suất P1 nhất định.

- Khí nén có áp suất P1 từ bình chứa qua bộ lọc 3 (2) và qua van điều tiết 6 sẽ hạ xuống áp suất P2.

- Nhờ van điều khiển 7, khí nén có áp suất P2 sẽ cung cấp cho động cơ khí động 8. Động cơ này sẽ làm chuyển động các dụng cụ khí động.

- Để khống chế áp suất khí nén trong bình chứa 5, người ta dùng van bảo hiểm 9.

- Van một chiều 4 làm cho khí nén không đi ngược trở lại, khi máy nén khí 2 ngừng làm việc.

Hình 10 - 4 Sơ đồ hệ thống cung cấp khí nén

Bảng (10 - 3) trình bày một số ký hiệu quy ước trong sơ đồ hệ thống thuỷ lực, khí nén.

KÝ HIỆU QUY ƯỚC MỘT SỐ KHÍ CỤ VÀ THIẾT BỊ HỆ THỐNG THUỶ LỰC KHÍ NÉN

Tên gọi Ký hiệu quy ước

1. Dòng chảy dung dịch 2. Dòng chảy của khí 3. Thùng chứa 4. Bình trữ năng (thuỷ lực, khí nén) 5. Bình chứa 6. Bộ lọc

7. Bộ tách nước hoặc dầu 8. Bộ lọc và tách 9. Bộ gom khí trời 10. Van điều chỉnh - Thường đóng - Thường mở 11. Van hạn chế áp suất 12. Van điều áp P1 P2 P1

Tên gọi Ký hiệu quy ước 13. Van một chiều

14. Bơm thuỷ lực (không điều chỉnh được)

15. Máy nén khí

16. Động cơ thuỷ lực (không điều chỉnh được)

17. Động cơ khí nén quay 18. Xilanh với pít tông đĩa 19. Bơm bánh răng

20. Bơm cánh quạt

(Bảng 10 - 3)

M

Tài liệu tham khảo

[1]. ỊX.VU’SNEPÔNXKI (Hà Quân dịch). Vẽ Kỹ Thuật, NXB Công Nhân Kỹ Thuật Hà Nội, 1986.

[2]. Phạm Thị Hoạ Giáo Trình Vẽ Kỹ Thuật (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp), NXB Hà Nội, 2005.

[3]. PGS. Trần Hữu Quế - GVC. Nguyễn Văn Tuấn. Giáo Trình Vẽ Kỹ Thuật sách dùng cho các trường đào tạo hệ cao đẳng, NXB Giáo Dục, 2007.

[4]. PGS. Trần Hữu Quế - GVC. Nguyễn Văn Tuấn. Vẽ Kỹ Thuật giáo trình dạy nghề, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2005.

[5]. Trần Hữu Quế -Nguyễn Văn Tuấn - Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí, Tập 1, Tập

2, NXBGD 2006.

[6]. Trần Hữu Quế. Vẽ kỹ thuật cơ khí, Tập 1, Tập 2, NXB Giáo Dục, 2004. [7]. Trần Hữu Quế; Bài tập vẽ kỹ thuật; Nhà xuất bản giáo dục (hệ cao đẳng).

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ kỹ thuật (nghề cắt gọt kim loại) 3 (Trang 133 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)