1- Bình chứa dầu 4 Phiến tỳ; 7 Cụm van điều tiết; 2 Vỏ phiến trượt; 5 Rôto lệch tâm quay; 8 Vỏ bơm; 3 Lò xo ép phiến trượt 6 Phiến trượt 9 Nắp bơm.
BÀI 4: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CẦU DẪN HƯỚNG
Mã số của bài 4: MĐ 34 – 4
Mục tiêu:
- Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ và biết cách phân loại cầu dẫn hướng - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu dẫn hướng
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cầu dẫn hướng đúng yêu cầu kỹ thuật
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh – sinh viên.
4.1 NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI CẦU DẪN HƯỚNG
4.1.1 Nhiệm vụ
- Cầu dẫn hướng dùng để đỡ toàn bộ trọng lượng phần được treo của ôtô: động cơ, ly hợp, hộp số, khung xe, vỏ xe, buồng lái, thùng hàng…
- Chịu các lực tác dụng giữa mặt đường và khung hoặc vỏ ôtô (lực thẳng đứng, lực dọc và lực ngang) cũng như moment phản lực.
4.1.2 Yêu cầu
Ngoài những yêu cầu chung, cầu dẫn hướng còn phải thoả mãn yêu cầu riêng và phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Truyền lực tốt giữa khung hoặc vỏ của ôtô với bánh xe dẫn hướng (cùng với bộ phận treo).
- Các bánh xe dẫn hướng có động học đúng khi dịch chuyển theo mặt phẳng đứng.
- Góc đặt trục đứng và bánh xe phải đúng.
- Trọng lượng của phần không được treo phải nhỏ, nhưng phải có độ
cứng cao và đủđộ bền.
4.1.3 Phân loại
Cầu dẫn hướng thường đặt ở đầu trước của xe nên gọi là cầu trước dẫn hướng và được chia ra:
- Loại cầu trước dẫn hướng là trục liền: Thường dùng trên ôtô với hệ
thống treo phụ thuộc.
- Loại cầu trước dẫn hướng cắt (không phải là liền trục): Thường dùng trên ôtô với hệ thống treo độc lập.
- Loại cầu trước dẫn hướng chủ động: Ngoài nhiệm vụ dẫn hướng còn làm nhiệm vụ truyền moment quay từ truyền lực chính đến các bánh xe và truyền lực kéo lên khung.
4.2 CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CẦU DẪN HƯỚNG 4.2.1 Cầu dẫn hướng không chủđộng