Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lái (nghề công nghệ ô tô) 2 (Trang 80 - 85)

1- Truyền lực chính; 2 Côn bị động; 3– Vi sai; 4 Bán trục;

4.3.2.1 Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm

Để điều chỉnh độ chụm, hãy thay đổi chiều dài của thanh lái nối giữa các đòn cam lái.

Đối với kiểu xe có thanh lái lắp phía sau trục lái, nếu tăng chiều dài thanh lái thì độ chụm tăng. Đối với kiểu xe có thanh lái lắp phía trước trục lái, nếu tăng chiều dài thanh giằng thì độ choãi tăng.

Đối với kiểu thanh lái kép thì độ chụm được điều chỉnh với chiều dài của hai thanh lái trái và phải như nhau. Nếu chiều dài của hai thanh lái này khác nhau thì dẫu độ chụm đã được điều chỉnh đúng cũng không mang lại góc quay vòng đúng.

Hình 4.15. Kiểm tra điều chỉnh độ chụm 4.3.2.2 Kiểm tra và điều chỉnh góc đặt bánh trước

Các phương pháp điều chỉnh góc camber và góc caster tuỳ thuộc vào từng kiểu xe.

Nếu góc Camber và/hoặc góc caster được điều chỉnh thì độ chụm cũng thay đổi. Vì vậy, sau khi điều chỉnh góc camber và góc caster, cần phải điều chỉnh độ chụm.

a. Điều chỉnh góc nghiêng Camber

Đối với một số kiểu xe, có thể thay thế các bulông cam lái bằng các bulông điều chỉnh camber. Những bulông này có đường kính thân nhỏ hơn, cho phép điều chỉnh được góc camber. Phương pháp điều chỉnh này được sử

dụng cho kiểu hệ thống treo có thanh giằng.

Hình 4.16. Điều chỉnh góc nghiêng Camber

b. Điều chỉnh góc nghiêng Caster

Góc caster được điều chỉnh bằng cách thay đổi khoảng cách giữa đòn treo dưới và thanh giằng, sử dụng đai-ốc hoặc vòng đệm của thanh giằng. Cách điều chỉnh này áp dụng cho các kiểu hệ thống treo có thanh giằng hoặc hệ thống treo hình thanh kiẻu chạc kép, trong đó, thanh giằng có thể ở phía trước hoặc phía sau đòn treo dưới.

c. Điều chỉnh đồng thời cả hai góc Camber và Caster

Hình 4.18. Điều chỉnh đồng thời hai góc nghiêng Camber và Caster

Bulông điều chỉnh kiểu cam lệch tâm được lắp ởđầu trong của đòn treo dưới. Quay bulông này sẽ làm dịch chuyển tâm của khớp cầu dưới, nhờ thế

mà có thể điều chỉnh cả camber và caster. Cách điều chỉnh này áp dụng cho các kiểu hệ thống treo có thanh giằng hoặc hệ thống treo hình thang có chạc kép.

Quay các bulông điều chỉnh kiểu cam lệch tâm ở phía trước và phía sau của đòn treo dưới sẽ làm thay đổi góc lắp đặt của đòn treo dưới và thay đổi vị

trí của khớp cầu dưới. Cách điều chỉnh này áp dụng cho các hệ thống treo hình thang có chạc kép.

Góc lắp đặt của đòn treo trên, cũng chính là vị trí của đòn treo trên,

đệm.Cách điều chỉnh này áp dụng cho các hệ thống treo hình thang có chạc kép.

d. Điều chỉnh bán kính quay vòng

Kiểu xe có bulông chặn cam lái thì có thể điều chỉnh được, còn kiểu không có bulông này thì không điều chỉnh được.

* Lưu ý:

Đối với kiểu cơ cấu lái trục vít, thanh răng thì góc bánh xe được xác

định bởi điểm mà đầu thanh răng tiếp xúc với vỏ thanh răng.

Vì vậy, thường là không có bulông cam lái. Nếu chiều dài của các thanh giằng trái và phải khác nhau thì điều này có thể làm cho góc bánh xe không đúng.

Hình 4.19. Kiểm tra và điều chỉnh bán kính quay vòng

e. Điều chỉnh góc đặt bánh sau

Góc đặt bánh xe sau của xe có hệ thống treo sau độc lập được thực hiện bằng cách điều chỉnh góc camber và góc chụm. Phương pháp điều chỉnh camber và góc chụm tuỳ thuộc vào kiểu hệ thống treo. Một số kiểu xe không có cơ cấu đểđiều chỉnh góc camber.

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lái (nghề công nghệ ô tô) 2 (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)