Góc kingpin (góc nghiêng ngang của trụ quay đứng)

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lái (nghề công nghệ ô tô) 2 (Trang 77 - 78)

1- Truyền lực chính; 2 Côn bị động; 3– Vi sai; 4 Bán trục;

4.2.3.3 Góc kingpin (góc nghiêng ngang của trụ quay đứng)

Góc kingpin là góc nghiêng của trụ quay đứng trong mặt phẳng ngang vào phía trong so với đường thẳng đứng (hình 4.11):

a) Góc kingpin ở hệ thống treo Macpherson b) Góc kingpin ở hệ thống treo phụ thuộc

c) Góc kingpin ở hệ thống treo độc lập hai đòn ngang

Khoảng cách l từ giao điểm của trụ quay đứng với mặt đường đến tâm vết tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường gọi là độ lệch.

* Công dụng của góc kingpin: - Giảm lực đánh lái

a) b)

Hình 4.12. Điều chỉnh góc Kingpin để giảm lực đánh lái

Khi quay vòng, mômen cản tạo ra tại bánh dẫn hướng bằng tích số của lực cản đặt tại tâm vết tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường với độ lệch tâm. Nếu góc camber bằng không và góc kingpin cũng bằng không (hình 4.12 a)

a) b) c)

thì khoảng lệch này là lớn nên mômen cản quay vòng cũng lớn. Để giảm mômen cản quay vòng người ta giảm độ lệch bằng cách tạo góc camber dương của bánh xe và tạo góc kingpin của trụ quay đứng (hình 4.12 b). Do có hai góc này nên độ lệch tâm rất nhỏ vì vậy mômen cản quay vòng giảm đáng kể.

- Giảm lực phản hồi và lực kéo lệch sang một bên

+ Nếu khoảng lệch quá lớn, lực dẫn động (lực đẩy xe) hoặc lực hãm sẽ

tạo ra một mômen quay quanh trục xoay đứng lớn, tỷ lệ thuận với khoảng lệch.

+ Mặt khác, mọi chấn động tác dụng lên bánh xe sẽ làm cho vô lăng bị

dật lại hoặc phản hồi. Những hiện tượng này có thể được cải thiện bằng cách giảm khoảng lệch.

+ Nếu góc nghiêng của các trục xoay đứng bên phải và bên trái khác nhau thì xe sẽ bị kéo lệch về phía có góc nghiêng nhỏ hơn (có khoảng lệc lớn hơn)

a) b)

Hình 4.13. Điều chỉnh góc Kingpin

- Cải thiện tính ổn định khi ôtô chạy thẳng

Khi quay khỏi vị trí trung gian, bánh xe có xu hướng quay quanh

đường tâm trụ quay đứng. Nếu trục trụ quay đứng là cố định thì bánh xe bị

lún sâu xuống mặt đường. Tuy nhiên thực tế trụ quay đứng không cố định và bánh xe không thể lún sâu xuống mặt đường nên trụ quay đứng mang dầm cầu sẽ bị nâng lên một đoạn tương ứng. Chính trọng lượng của thân ôtô được nâng lên sẽ có xu hướng đẩy cam quay dịch xuống phía dưới vì vậy trục bánh xe có xu hướng quay về vị trí chuyển động thẳng ban đầu của nó

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lái (nghề công nghệ ô tô) 2 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)