2.1. Tác dụng của dòng điện. 2.1.1. Khái quát. 2.1.1. Khái quát.
Thực tế cho thấy khi chạm phải vật có điện áp, người có bị tai nạn hay không là do có hoặc không có dòng điện chạy qua người.
Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như là hủy hoại bộ phận thần kinh, làm tê liệt cơ bắp, hủy hoại cơ quan hô hấp và hệ tuần hoàn. Nghiên cứu tác hại của dòng điện đối với cơ thể người đến nay vẫn chưa có một thuyết
nào giải thích một cách hoàn chỉnh về tác động của dòng điện đối với cơ thể người. Một trong những yếu tố chính gây ra tai nạn cho người là dòng điện ( dòng điện này phụ thuộc điện áp mà người chạm phải ) và đường đi của dòng điện qua cơ thể người.
Sự tổn thương bởi dòng điện gây nên do 3 nguyên nhân sau:
- Chạm phải vật dẫn có mang điện áp:
- Chạm phải những bộ phận bằng kim loại hay vỏ thiết bị có mang điện áp vì bị hỏng cách điện.
- Điện áp bước xuất hiện ở chỗ bị hư hỏng cách điện hay chổ dòng điện đi vào đất.
Dòng điện có thể đi vào cơ thể người bằng mạch kín hay mạch hở như phóng điện hồ quang. Tác hại của dòng điện gây nên và hậu quả củ nó phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện, điện trở của người, đường đi của dòng điện qua cơ thể người cũng như thời gian tác dụng và tình trạng sức khỏe của người.
Đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về trị số dòng điện có thể gây nguy hiểm cho người. Trường hợp chung thì dòng điện có trị số 100mA có thể làm chết người vì còn tùy thuộc điều kiện nơi xẩy ra tai nạn và tình trạng sức khỏe của nạn nhân. Chúng ta cũng cần chu ý đến yếu tố thời gian tác động, thời gian tác động càng lâu càng nguy hiểm cho nạn nhân.
Tóm lại dòng điện có thể gây tác hại cho người trên 3 phương diện đó là: nhiệt
quang và kích thích.
28
Khi chạm phải vật bị điện nung nóng sẽ gây bỏng nêu hoảng sợ sẽ nguy hiểm đến tính mạng
Khi thao tác đóng cắt cầu dao, đặc biệt là dao cách li cao áp nếu làm sai quy trình ( đóng cắt điện lúc máy biến áp đang mang tải ) dễ bị ngọn lửa phóng vào người gây cháy bỏng.
Khi thiết bị điện hoặc lưới điện bị chạm chập, ngắn mạch sẽ có hiện tượng phóng điện tạo nhiệt lớn có thể làm cháy bỏng người, cháy máy và đặc biệt là có thể gây hỏa hoạn.
2.1.3. Tác hại về quang.
Tia hồ quang khi hàn điện, phóng điện, chạm chập … Ngoài ánh sáng mà mắt
thường có thể nhìn thấy được còn có các tia hồng ngoại, tử ngoại, bức xạ,… mắt ta không thể nhìn thấy được.
Tia hồng ngoại gây bỏng rộp trên da, làm giảm thị lực của mắt, tác đọng vào vỏ nảo gây nhiểm độc cơ thể gây ra các triệu chứng như: ù tai, tái gia, nhức đầu, sốt cao…
Tia tử ngoại và tia bức xạ dễ làm hưhỏng mắt phá hoại tế bào trên cơ thể để lai những vết thâm trên da, có thể gây nhiểm độc toàn thân sốt cao rất nguy hiểm. Ngoài ra tia bức xạ, phóng xạ còn gây rụng tóc, giòn gãy móng tay, viêm giòn xương và đặc biệt là gây ảng hưởng đến hệ sinh dục của cả nam và nữ.
2.1.4.Tác hại do kích thích( điện giật ):
Trong các tác hại về điện thì tai nạn do điện giật là nguy hiểm nhất. Khi đi vào khu vực bị nhiểm điện hoặc chạm phải vật có điện sẽ bị điện giật mặc dù không gây
thương tích mạnh bên ngoài nhưng gây kích thích đối với não và đặc biệt là tim và phổi. Nêu không có biện pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện và tiến hành cấp cứu thì nguy hiểm đến tính mạng.
Khi mớibị điện giật lúc đầu sự hô hấp và tuần hoàn của cơthể mới bị ảnh hưởng. Nếu cứu chữa đúng phương pháp thì có thể cứu sống được nạn nhân, nếu cứu chậm hay không đúng phương pháp cũng nhưkhông kịp thời cách ly giữa điện với người thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Dòng điện qua người lâu sẽ làm tê liệt tim và phổi, phá hủy hồng cầu, phân tích máu, làm cạn nước cơthể …
Mức độtổn thương nặng hay nhẹ phụ thuộc trị số điện trở của cơthể, điện áp tiếp xúc và thời gian tiếp xúc.
2.2. Nguyên nhân tai nạn điện.
- Do trình độ tổ chức, quản lý công tác lắp đặt, xây dựng, sửa chữa công trình điện chưa tốt.
29
- Do vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn, đóng điện khi có người đang sửa chữa, tác vận hành thiết bị điện không đúng qui trình.
- Tai nạn về điện thường xảy ra ở cấp điện áp U ≤ 1000 V. Chạm gián tiếp.
Chạm trực tiếp.
- Tai nạn do sự phóng điện hồ quang.
- Tai nạn xảy ra do “ điện áp bước”
2.3. Các biện pháp an toàn điện.
Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điện, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn điện sau đây:
2.3.1. Các biện pháp chủ động đề phòng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây tai nạn:
- Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị điện: Trước khi sử dụng các thiết bị điện cần kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau, giữa pha và vỏ.Trị số điện trở cách điện cho phép phụ thuộc vào điện áp của mạng điện.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện: ở những nơi có điện, điện thế nguy hiểm để đề phòng người vô tình đi vào và tiếp xúc vào, cần phải có bao bọc bảo vệ, hàng rào bảo vệ bằng lưới, có hành lang bảo vệ đường dây điện cao áp trên không (giới hạn bởi hai mặt đứng song song với đường dây), có khoảng cách đến dây ngoài cùng khi không có gió.
- Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly.
- Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động…
2.3.2.Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện:
- Thực hiện nối “ không” bảo vệ, và thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế: Để đề phòng điện rò ra các bộ phận khác, để tản dòng điện vào trong đất và giử mức điện thế thấp trên các vật ta nối “không” bảo vệ, nối đất an toàn và cân bằng thế. Nối đất nhằm bảo vệ cho người khi chạm phải vỏ các thiết bị điện trong trường hợp cách điện của thiết bị bị hư…
- Sử dụng máy cắt an toàn.
- Sử dụng các phương tiện bảo vệ,dụng cụ phòng hộ: Khi đóng mở cầu dao ở bảng phân phối điện phải đi ủng cách điện. Các cần gạt cầu dao phải làm bằng vật liệu cách điện và khô ráo. Tay ướt hoặc có nhiễu mồ hôi cấm không được đóng mở cầu dao bảng phân phối điện. Chổ đứng của công nhân thao tác công cụ phải có bục gỗ thoáng và chắc chắn…