Phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động 2 (Trang 43 - 45)

4. SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

4.2. Phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật

Khi tai nạn điện xẩy ra nguyên tắc chung là cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện rồi sau đó tiến hành sơ cấp cứu nạn nhân tại chổ trước khi đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế . Việc cấp cứu nạn nhân có đạt kết quả hay không phụ thuộc vào việc tiến hành cấp cứu nhanh kịp thời và đúng phương pháp hay không.

42

Tai nạn điện xẩy ra thường kèm theo các chấn thương khác nên việc lựu chọn phương pháp cấp cứu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nguyên tắc chung là cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra chổ thoáng khí, bằng phẳng nới các nút áo quần nạn nhân và tiến hành cấp cứu. Sau dây là các phương pháp cấp cứu nạn nhân tai nạn điện.

Khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện cần chú ý phải dùng các vật liệu khô không dẫn điện để tách nạn nhân nếu không có thể cầm áo quần hay thậm chí là tóc nạn nhân để kéo ra

4.2.2. Các phương pháp hô hấp nhân tạo

Có ba phương pháp làm hô hấp nhân tạo hay được sử dụng sau đây tùy vào điều kiện cụ thể mà lựa chọn phương pháp cho hợp lý.

a. Phương pháp hô hấp nhân tạo kiểu nằm sấp:

Đặt nạn nhân nằm sấp, mặt nghiêng sa một bên. Người cấp cứu ngồi lên mông và quỳ hai đầu gối ép sát vào hai bên sườn nạn nhân, xòe hai bàn tay đặt lên lưng phía dưới xương sườn cụt nạ nhân. Dùng sức nặng toàn thân đưa người về phía trước ấn hai bàn tay xướng theo nhịp thở đều đặn rồi lại ngả người về phía sau tay không xê dịch. Người cấp cứu phải bình tĩnh, kiên trì liên tục đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có lệnh của bác sĩ mới thôi.

b. Phương pháp hô hấpnhân tạo kiểu nằm ngửa.

Đặt nạn nhân nằm ngửa, lấy quần áo kê dưới lưng nạn nhân cho đầu hơi ngửa. Người cấp cứu quỳ hai đầu hơi ngửu. Một người lấy khăn sạch kéo lưỡi và giữ cho lưỡi khỏi tụt vào. Người cấp cứu quỳ hai đầu gố cách xa đầu nạn nhân một khoảng cầm hai cẳng tay nạn nhân từ từ đưa hai tay lên phía trên đầu sao cho hai bàn tay gần chạm vào nhau, giữ ở vị trí này 2-3s. Rồi đưa hai tay nạn nhân xướng lấy sức mình ép hai khuỷu tay nạn nhân vào lồng ngực của họ cứ tiếp tục làm như thế liên tục đều đặn cho đến khi nạn nhân có thể tự thở được.

c. Phương pháp hà hơi thổi ngạt:

Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa về phía sau, hai tay duổi thẳng. Đặt một miếng gạc lên miệng nạn nhân, hít không khí đầy vào lồng ngực rồi ghé miệng mình vào miệng nạn nhân thổi thật mạnh (chú ý phải bịt kín mũi nạn nhân). Cứ 1 phút thổi

43

khoảng 10 lần. Trong khi đó một người đứng cạnh làm động tác xoa bóp tim. Lấy hai bàn tay chồng lên nhau và đặt vào lồng ngực nạn nhân bên phía có tim vừa ấn vừa day nhịp nhàng khoảng 60 – 70 lần trong một phút phối hợp với việc thổi, cứ ấn 5 -6 lần thổi ngạt một lần cứ làm như thế cho thật nhịp nhàng và liên tục cho đến khi nạn nhân tỉnh hoặc có ý kiến của bác sĩ. Phương pháp này có hiệu quả rất cao hiện nay được áp dụng rất rộng rải.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày khái niệm, nhiệm vụ và mục tiêu của công tác kỹ thuật an toàn?

2. Trình bày Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người? Hãy nêu nguyên

nhân gây tai nạn điện và biện pháp phòng tránh?

3. Trình bày tác hại và biện pháp phòng, chống cháy nổ?

4. Trình bày phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình An toàn lao động - Nhà xuất bản Giáo dục, 2005. 2. An toàn lao động: Nguyễn Đình Thắng, 2000

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động 2 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)