Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy vàn ổ

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động 2 (Trang 33 - 36)

3. KỸ THUẬT AN TOÀN THIẾT BỊ NÂNG HẠ VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ.

3.2. Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy vàn ổ

a Khái niệm.

-Cháy là một phản ứng hoá học xảy ra nhanh, phát nhiệt mạnh và phát quang. -Trong điều kiện bình thường, hiện tượng xảy ra cháy nổ là do phản ứng hoá học giữa các chất cháy (dầu, khí, than…) với các chất oxy hoá (không khí, oxy…)

-Trong một số điều kiện thì không có oxy cũng xảy ra cháy nổ như hiđrô và một sốkim loại khác có thểcháy trong môi trường khí clo, đồng, trong hơi lưu huỳnh...

b. Nguyên nhân.

Nguyên nhân gây ra cháy nổ rất phức tạp, song có thể nêu ra 5 nguyên nhân chính sau đây:

Do phản ứng hoá học.

Một số chất nào đó khi tác dụng với nhau sẽ phát sinh quá trình cháy, phản ứng có thể xẩy ra giữa chất lỏng và chất rắn (như Axít nhỏ vào rơm, gỗ, nút chai…), giữa chất rắn với nhau như Nitrat, Kali trộn với phốt pho…hoặc giữa chất lỏng và chất khí như dầu mỡ và Ôxi… phản ứng cháy có thể xẩy ra nhanh chống nhưng cũng có thể

kéo dài.

32

Khi cách điện hỏng, quá tải, hỏng ngắn mạch, dòng điện nung nóng dây dẫn có thể gây cháy. Phù quang điện sinh ra khi cháy cầu chì, chập mạch, đóng mở cầu dao đều có thể là nguồn lửa gây cháy nổ. Tĩnh điện sinh ra khi mở van quá mạnh, dung môi ma sát vào thành bình sinh ra khi truyền động dây đai, điện áp có thể tới hàng vạn Vôn, điện áp của sét có khi tới hàng triệu Vôn, dòng điện tới hàng vạn Ampe và do đó nhiệt độ sinh ra có thể tời hàng ngàn độ.

Do sức nóng hoặc tia nắng mặt trời.

Các tia bức xạ nhiệt, các nguồn lửa, mẫu thuốc lá cháy dở, tia nắng mặt trời đều có thể gây cháy khi tác dụng với hỗn hợp cháy. Nắng khi rọi qua những miếng thuỷ tinh lồi lõm có thể tạo ra sức nóng và gây cháy. Vì vậy, việc đặt các bình điều chế khí Axêtylen, bình Ôxi, các chất cháy nổ gần nơi hàn, gần các nguồn nhiệt là rất nguy hiểm.

Do ma sát, va chạm.

Ổ trước, ổ bi khi hết dầu mỡ sẽ xẩy ra hiện tượng ma sát khô làm cho nhiệt độ của ổ bi tăng lên. Nếu các ổ này đặt trong môi trường dễ cháy nổ thì đó chính là nguồn lửa gây cháy nổ. Va chạm giữa các vật rắn với nhau có thể gây ra tia lửa. Trong phân xưởng có nhiều bụi nổ ở trạng thái lơ lửng khi rơi một lỏi thép xuống nền nhà, tia lửa

mài có thể là nguyên nhân gây nổ. Có trường hợp dùng búa sắt và đụng để mở nắp thùng xăng đã bị nổ và gây nên tai nạn.

Do áp lực thay đổi.

Áp lực thay đổi dễ gây nổ hơn gây cháy. Đổ nước vào nước gang sôi sẽ làm cho nước gang nổ tung vì nước gặp nhiệt độ cao sẽ bốc hơi tức khắc kèm theo việc tăng áp suất. Phốt pho Hyđrô (PH3) bình thường không nổ khi có Ôxy nhưng khi hạ áp suất xuống lại có thể gây nổ. Bình đựng các loại khi nén, khí chịu tác dụng của các loại tia nhiệt, áp lực tăng lên có thể dẫn tới bị nổ

3.2.2. Tác hại của cháy và nổ và biện pháp phòng và chống cháy, nổ. a. Tác hại của cháy, nổ.

Cháy nổ gây thiệt hại đến tính mạng con người và tài sản.

33

Chúng ta cần phải có các biện pháp phòng cháy ngay từ khi thiết kế và thi công công trình cũng như trong quá trình sản xuất.

Các biện pháp phòng cháy trong thiết kế nhà máy.

Dựa vào mức độ nguy hiểm về cháy, người ta chia các xí nghiệp thành 5 hạng A, B, C, D, E, (xem bảng). Khi thiết kế nhàmáy cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Cần xếp riêng các nhà máy có nguy hiểm về cháy sang một khu vực.

- Làm đường cho ô tô chữa cháy có thể đi vào để có thể chữa cháy kịp thời khi xẩy ra hoả hoạn.

- Bố trí các vòi nước, các bình chữa cháy để kịp thời dập tắt đám cháy ngay từ đầu.

- Thiết kế các bức tường hay khoảng cách chống cháy để ngăn ngừa lửa cháy lan

sang các công trình khác.

- Có lối thoát khi cháy. Lối thoát phải bố trí sao cho từ chỗ làm việc đến lối thoát không có các chướng ngại vật như hào, hố,bậc… có thể làm ngã người.

Các biện pháp phòng cháy trong sản xuất.

Việc chọn lựa phương pháp sản xuất, sơ đồ công nghệ, thiết bị sản xuất, vật liệu xây dựng có ảnh hưởng quan trọng đến công tác phòng cháy.

Để đảm bảo an toàn cháy nổ, khi tiến hành quá trình sản xuất cần quan tâm đến các biện pháp sau đây:

- Thay thế các khâu sản xuất có nguy hiểm về cháy nổ bằng những khâu ít nguy hiểm hơn.

- Phân loại xí nghiệp theo mức độ nguy hiểm về cháy:

- Cơ khí hoá, tự động hoá các quy trình sản xuất có nguy hiểm về cháy, các quá trình quan trọng nếu thấy cần thiết.

- Thiết bị phải đảm bảo kín.

- Nếu quá trình sản xuất cần dung môi thì nên chọn dung môi nào có bay hơi khó

cháy.

- Trong quá trình sản xuất có nguy cơ cháy nổ thì tìm mọi cách hạn chế nó bằng cách đưa khí trơ vào hoặc da công trong chân không. Ở những nơi có khí nổ, trước khi sửa chữa hay cho máy hoạt động trở lại khi đã sửa chữa xong, phải thổi hơi nước hay khí trơ vào thiết bị đó để tránh tích luỹ hỗn hợp nỗ.

- Trên các đường ống dẫn khí phải đặt các van nước, bộ phận chặn lửa, màng chống nổ để đề phòng nổ cháy lan ở những khu vực sản xuất có hỗn hợp nổ và cháy,

34

tránh các ngọn lửa trần, va đập, ma sát. Người lao động đi vào khu vực này phải đi dày mềm không có đinh sắt để tránh tạo ra tia lửa.

- Cần tổ chức học tập các nội quy về phòng cháy, chữa cháy và đôn đốc mọi người thực hiện nghiêm chỉnh. Mặc khác, phải tổ chức đội chữa cháy có tập luyện để khi cần có thể dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng.

Biện pháp phòng cháy khi lái xe ô tô và vận hành máy.

- Những nơi chứa xăng dầu và Gara để xe máy phải treo biển ''Cấm lửa''.

- Trong buồng lái các loại ô tô, các loại máy phải có bình chữa cháy và các dụng cụ chữa cháy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, phải huấn luyện cho lái xe, thợ máy biết cách sử dụng các phương tiện này.

- Khi động cơ đang nổ không được rót thêm xăng, dầu vào máy.

- Không được bơm rót xăng, dầu khi có cơn giông sấm sét.

- Không được chứa xăng, dầu đầy quá 98% dung tích của thùng chứa.

- Khi nạp điện cho ắc quy không được để xăng, dầu hoặc giẻ lau có xăng, dầu ở bên cạnh, không được hút thuốc khi rót xăng, dầu.

- Nghiêm cấm để các bình xăng, dầu và các chất dễ cháy ở trong buồng lái.

- Cấm dùng các vật liệu rắn đập vào nắp kim loại của thùng xăng, dầu khi mở nó.

- Phải đảm bảo các ống xăng dầu luôn kín, không được chạm vào ống xả và phát nhiệt của động cơ. Phải giữ cho ống xả động cơ không có tàn lửa.

- Khi cần thiết phải hàn các bộ phận ở trên xe ô tô và máy thì chỉ được hàn ở những vị trí xa thùng xăng dầu và phải tháo dây ắc quy khỏi thùng xe, máy. Những chi tiết ở gần thùng nhiên liệu phải tháo ra ngoài để hàn.

- Xe, máy chuyển xăng dầu phải có bánh cao su và có dây sắt tiếp đất.

- Khi bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, máy thi công, không được để xăng, dầu bắn tung tóe ra nền xưởng. Sau đó, phảidọn sạch sẽ các chất dễ cháy, các giẻ lau dầu phải được tập trung trong thùng sắt.

- Khi di chuyển thùng xăng, dầu phải nhẹ nhàng, những thùng xăng đặt trên xe, máy phải có đệm lót để tránh phát ra tia lửa điện, không được lăn thùng xăng, dầu trên nên xưởng, sân gạch.

- Khi ô tô, máy thi công bị cháy phải nhanh chóng đưa nó ra khỏi khu vực để xe, máy (nếu được) và có biện pháp dập tắt lửa. Nếu pháp sinh đám cháy cho khu vực nhất thiết phải báo cho bộ phận chữa cháy.

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động 2 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)