5. Kỹ thuật đục
5.4. Nâng cao hiệu suất làm việc
Để nâng cao năng suất và giảm khả năng sinh ra sai hỏng khi đục cần chú ý:
- Chia lớp kim loại cần đục ra làm hai bước: bước đục thô có chiều dày: 1,5 —
2 mm, còn bước đục tinh: 0,5 – 1 mm.
- Khi đục bề mặt có chiều rộng lớn, nên dùng đục có lưỡi cắt hẹp đục các rãnh trước, sau đó dùng đục có lưỡi cắt lớn để đục lớp kim loại giữa các rãnh đã có trước đó.
- Khi đục các kim loại giòn (đồng vàng, gang đúc…) ở các mép cạnh dễ bị sứt, mẻ; khi đó nên đục cẩn thận, nhẹ nhàng từ mép cạnh vào bên trong bề mặt.
- Khi đục các kim loại mềm (đồng đỏ, thép mềm…) cần chú ý thường xuyên lau sạch lưỡi đục bằng giẻ thấm dầu hoặc nước sạch để tránh phoi kim loại dính bết vào lưỡi đục.
- Khi đục gần hết lóp kim loại, lực tác động vào đục nên giảm dần. Khi đục chi tiết kẹp trên êtô, nên kẹp sao cho lớp kim loại bóc đi song song với mặt trên của má êtô, đục được gá nghiêng một góc 30°(hình 3.8a) Sau khi bóc đi lớp kim loại đầutiên, chi tiết được kẹp lại cao hơn má êtô 1,5-2 mm và đục lớp kim loại tiếp theo, và cứ tuần tự làm như vậy cho đến khi chạm đường vạch dấu.
6/ An toàn trong quá trình gia công đục kim loại
- Búa dùng khi đục phải tra vào cán chắc chắn, đầu búa không bị sứt mẻ.
- Không dùng đục cùn, tù và phần lưỡi cắt của đục bị sứt mẻ.
- Khi đục chi tiết kẹp bằng êtô lắp trên bàn nguội, cần có lưới kim toại che chắn, bảo vệ, đề phòng mảnh kim loại có thể văng ra trong quá trình thao tác.
Bài 5: KỸ THUẬT DŨA KIM LOẠI Mã bài: MĐ OTO 11-05
Giới thiệu: Dũa kim loại là công việc gia công cơ khí thực hành rèn luyện kỹ năng yêu cầu tính kiên trì, chính xác. Dũa kim loại là công việc gia công cơ khí thô. Sản phẩm gia công được đánh giá qua mặt phẳng sản phẩm.
Mục tiêu:
- Trình bày được mục đích dũa kim loại.
- Thực hiện thành thạo thao tác dũa kim loại.
- Dũa được phôi kim loại tròn, phôi tấm
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỷ cho học viên.
Nội dung chính: