Nguyên lý hoạt động máy khởi động

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống khởi động đánh lửa và điện động cơ (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 62 - 63)

D. Kiểm tra máy khởi động

1.Nguyên lý hoạt động máy khởi động

Wg: Cuộn giữ Wh: Cuộn hút Hình 1. Sơ đồnguyên lý máy khởi động

Khi bật khoá điện (ST) có dòng điện đi từ ( +) ắc quy -> Khoá điện -> cọc 50 của rơ le khởi động Cuộn dây hút -> cuộn dây stato -> cuộn dây rôto -> mát -

63

Do đó dòng điện chạy trong hai cuộn dây của rơ le khởi động nên lõi thép của rơle bị từ hoá thành nam châm điện, lực từ do nó sinh ra thắng được sức căng của lò xo 3 vì vậy nó sẽ hút lõi đi vào thực hiện việc đóng tiếp điểm và nhờ có càng gạy đưa bánh răng máy khởi động cùng với khớp truyền động một chiều lao ra ăn khớp với vành răng bánh đà.

Khi tiếp điểm chưa đóng thì dòng điện đi qua cuộn dây hút và các cuộn dây của máy khởi động có giá trị nhỏ, nên nó chỉ làm cho rô to của máy khởi động quay nhúc nhích để tạo điều kiện cho bánh răng máy khởi động ăn khớp với vành răng bánh đà một cách dễdàng.

Khi tiếp điểm đóng, một dòng điện rất lớn từ ắc quy đi qua tiếp điểm -> cuộn dây stato -> cuộn dây rôto -> mát -> (-)

Lúc này cuộn dây hút bị nối tắt nên không có dòng điện đi qua mà chỉ còn dòng điện qua cuộn dây giữ để tạo một lực từ đủ sức giữ cho bánh răng ở vị trí ăn khớp và tiếp điểm đóng. Nhờ dòng điện có giá trị rất lớn đi qua các cuộn dây của máy khởi động sẽ tạo ra một mô men quay lớn cho máy khởi động, thực hiện quá trình khởi động

Khi người lái tắt khoá điện, các cuộn dây hút, cuộn dây giữ của rơle khởi động sẽ mất điện , nên lõi thép không được từ hoá, lò xo giãn ra trở về vị trí ban đầu mang theo lõi thép làm tách các điểm ra. Đồng thời bánh răng máy khởi động, cùng với khớp truyền động một chiều tách khỏi vành răng bánh đà.

2. Trình tự kiểm tra máy khởi động Kiểm tra rơ le khởi động

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống khởi động đánh lửa và điện động cơ (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 62 - 63)