Mài dao tiện

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun gia công cơ khí trên máy công cụ (nghề cơ điện tử trình độ trung cấp) (Trang 34 - 42)

6.1. Lý thuyết:

- Tay trái cầm thân dao, tay phải cầm phía trên bệ tỳ gần với phần cắt gọt, đặt dao lên bệ

tỳ nhằm cố định dao trong quá trình mài. Trục thân daotạo với bệ tỳ một góc nghiêng đúng

bằng với góc nghiêng chính cần mài, điềuchỉnh cho dao nghiêng về phía người mài một

góc bằng góc sau chính cần mài. Sau đó ấn nhẹ dao vào đá để mài mặt sau chính. 6.2. Kiểm tra góc sau chính sau khi mài:

34

Góc sau chính của dao sau khi mài đ ư ợc ki ểm tra bằng dưỡng mài dao. Cạnh

nghiêng của dưỡng, nếu góc sau mài đúng thì khe hở này không có lúc đó mặt sau chính

tiếp xúc với cạnh nghiêng của dưỡng kiểm tra. Nếu mặt sau chính không tiếp xúc khít với cạch của dưỡng kiểm tra dưỡng kiểm tra.

6.3. Mài mặt sau phụ:

Sau khi kiểm tra góc chính của daođạt yêu cầu mới tiến hành mài mặt sau phụ. Tay

phải cầm phíathân dao, tay trái cầm phía trên của phần cắt gọt, đặt dao lên bệ tỳ sao cho

trục thân dao tạo với bệ tỳ một góc cần mài, các ngón tay của bàn tay trái tựa vào bệ tỳ, điều chỉnh cho dao nghiêng xuống phía dưới bằng góc sau cần mài, ấn dao nhẹ vào đá để mài mặt sau phụ.

- Kiểm tra góc sau phụ bằng dưỡng mài dao:

Kiểm tra góc nghiêng phụ tương tự như cách kiểm tra góc nghiêng chính. 6.4. Mài mặt trước:

- Mài mặt trước với góc trước và góc nâng của lưỡi cắt chính. Dùng tay trái cầm gần với

phía trên phần cắt gọt, dao được tỳ lên các ngón tay giữa và ngón tay trỏ của ngón tay trái,

tay phải cầm phía thân dao.

- Trong quá trình mài cần chú ý vết mài ở mặt trước, khi vết mài tiến gần đến lưỡi cắt

chính thì phải giảm lực ấn và vết mài tạo với mặt sau chính một giao tuyến thành lưỡi cắt

chính thì kết thúc quá trình mài.

- Kiểm tra góc trước sau khi mài:

+ Góc trước được kiểm tra gián tiếp thông qua việc kiểm tra góc sắc của dao, giá trị của

góc trước được xác định theo biểu thức:

+ Áp mặt sau chính của dao vào một cạnhcủa dưỡng. cạnh còn lại sẽ tiếp xúc với mặt

trước vừa mới mài nếu góc trước của dao được mài đúng thì hai cạnh sẽ tiếp xúc với các

cạnh của dưỡng, nếu dao mài chưa đúng thì mặt trước của dao sẽ không tiếp xúc với cạnh

của dưỡng.

6.5. Mài bán kính mũi dao:

Tay trái cầm phía thân dao, tay phải cầm phía trên phần cắt gọt, đặt dao lên bệ tỳ sao cho các ngón tay của bàn tay phải tựa lên bệ tỳ. điều chỉnh cho dao nghiêng xuống một góc

bằng góc sauchính, ấn nhẹ mũi dao vào đá mài. Nếu mài

thành cung tròn thì sau khíân nhẹ mũi dao vào đá cần phải xoay dao một cách đều đặn

35

Hình 4.10: Thước đo góc

6.6. Rà tinh:

Dùng đá mịnrà tinh mặt tinh mặt trước, mặt sau gần lưỡi cắt chính và bán kính mũi

dao cho đến khi các bề mặt nhẵn bóng. 6.7. Kiểm tra lần cuối sau khi mài hoàn tất:

Sau khi mài cần kiểm tra chất lượng mài và các góc của dao có phù hợp không.

Hình 4.11: Máy mài và dao thép gió HSS

6.8. Quy trình mài

STT Nội dung Cách thực hiện

36

- Kiểm tra đèn báo nguồn

2 Vận hành - Kéo kính bảo vệ

- Bật máy chạy không tải trong vòng 5 phút để đảm bảo máy hoạt động ổn định.

3 Mài dao thép gió - Mài các góc theo bản vẽ và các góc độ dao.

-Khi tiện thô mài mũi dao có R = 0,5mm -Tiện tinh mài mũi dao có R = 1,5 - 2mm

Câu hỏi ôn tập và phương pháp đánh giá:

- Mỗi học sinh mài dao tiện trụ với các góc độ như phần lý thuyết?

Phương pháp đánh giá:

- Sử dụng máy mài an toàn.

- Mài các góc độ của dao, kiểm tra các góc độ theo thước đo góc.

37

BÀI 5: PHÔI VÀ VẬT LIỆU CHẾ TẠO PHÔI

Giới thiệu: Công thức chế tạo các loại phôi gang, thép…. Mục tiêu:

+ Trình bày được vật liệu chế tạo nên các loại phôi dùng trong gia công cơ khí cắt gọt.

+ Phân biệt được các loại thép , hợp kim cứng và phi kim dựa vào cấu trúc và ký hiệu.

+ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo

trong học tập. Nội dung chính:

1. Các loại phôi tiện

1.1. Thép cacbon 1.1.1.Khái niệm:

Là hợp kim Fe-C trong đó thành phần C nhỏ hơn 2,14%. Và các thành phần tạp

chất,Mn<=0.8%, Si<=0.4%, P<=0.05%, S<=0.05%. 1.1.2.Phân loại;

+ Chất lượng thường(P,S,0.05%, chế tạo từ lò L-D)

+ Chất lượng tốt(P,S,0.04%, chế tạo từ Mactanh, hồ quang)

+ Chất lượng cao(P,S,0.03%, chế tạo từ lòđiện hồ quang dùng ng/liệu chất lượng cao)

+ Chất lượng rất cao(P,S,0.02%, sau khi luyện ở lò hồ quang được tinh luyện tiếp tục)

1.1.3.Tính chất chung của thép cacbon

- Tùy vào thành phần C mà ta có các loại thép có cơ tính hoàn toàn khác nhau.

- Nhìn chung thép các bon thường có tính dẻo dai cao, tính cứng giảm so với các loại thép hợp kim của nó.

1.1.4.Các loại thép cacbon

- Thép thường: là loại thường dùng trong ngành cơ khí, phải có chất lượng đảm bảo,

cũng như giá thành và công nghệ, do đó thường là thép hợp kim thấp hoặc trung bình , thép cacbon.

Ký hiệu: CTαbk(độ bền kéo)

- Thép kết cấu :là vật liệu thường dùng chế tạo chi tiết máy và kết cấu xây dựng, có

P,S<0.04%

Ký hiệu: C20(20 phần vạn nồng độ C)

- Thép dụng cụ: Là loại thép dùng chế tạo dụng cụ trong ngành cơ khí, có P,S <0.04

Ký hiêu: CD40(40 phần vạn) 1.2. Thép hợp kim

38

Là loại thép mà trong nó ngoài thành phần hóa học của thép cacbon thì còn có các

loại tạp chất có lợi khác. Thép hợp kim ngoài thành phần đó ra nếu P, S nhỏ hơn 0.04 thì là

thép chất lượng cao.

1.2.1.Thép hợp kim kết cấu Bao gồm:

- Thép lá để dập nguội: Tính dẻo cao đặc biệt khi dập sâu.Với C<=0.2% và %Si=0.05-0.07 thép sôi. Các mác thép thường dùng: C5s, C8s...

- Thép dể cắt: Phôi dể gảy vụ ra khi cắt. Độ cứng thấp, thành phần C%=(0.1-0.4), P% = (0.8-1.5)% , S%=(0.15-0.3), Mn%=(0.8-1). Tạo thành MnS, Pb làm tăng độ giòn gảy.

Thép ổ lăn: Chịu mài mòn điểm nên phải có tính chống mài mòn, độ cứng đều. Thành

phần: C%=1 cộng nhiệt luyện ”ram” và ”tôi”.

Các loại mác thép thường dùng: 20Cr, 18CrMnTi...

1.2.2.Thép dụng cụ:

- Phân loại: dụng cụ cắt, dụng cụ đo, dụng cụ biến dạng dẻo không sinh phoi. - Cơ tính cao, chịu nhiệt có độ bền va đập và dao động.

- Tính công nghệ, kinh tế: phải cắt được và càng tốt phải càng mắc tiền.

- Thành phần hóa học: %C thường lớn hơn 1%, tùy theo loại. Hợp kim Cr làm tăng tính thấm tôi và chịu nhiệt W, Mo

- Các loại mác thép thường dùng: 90CrMnSi, 100 CrWMn, 110Cr... 1.3.Gang

1.3.1. Khái niệm

Là hợp kim Fe-C, bao gồm hai loại gang: Gang trắng và gang grafit

1.3.2. Thành phần của gang

Nền cơ bản của gang là các tổ chức tương đương tổ chức thép α, α+P, .. + Gang trắng:

Là hợp kim Fe-C trong đó thành phần C >2.14%, và các tạp chất Mn, Si,P,S..(xảy ra

trong quá trình luyện kim. Tất cả C liên kết với Fe tạo thành Fe3C Nhóm gang trắng về mặt tổ chức chia làm 3 loại:

- Gang trắng trước cùng tinh %C < 4.3%

- Gang trắng cùng tinh %C = 4.3%

- Gang trắng sau cùng tinh %C > 4.3% + Gang grafit

Là hợp kim Fe-C trong đó thành phần C >2.14%, và các tạp chất Mn, Si,P,S..(xảy ra trong quá trình luyện kim. Rất ít C liên kết với Fe tạo thành Fe3C

39

- Gang xám: Grafit dạng tấm là dạng tự nhiên của gang grafit.

- Gang cầu: Grafit có dạng cầu là dạng được cầu hóa khi đúc.

- Gang dẻo: Grafit có dạng bông đã được ủ“grafit hóa” từ gang trắng 1.3.3. Tính chất của gang

+ Gang trắng: Có thành phần Fe3C nên rất cứng và giòn, thường dùng đúc chi tiết dùng ngay hoặc ủ thành gang dẻo.

+ Gang grafit: gang rất giòn và mềm nên dể gia công cắt gọt, có tính đúc tốt nên dể gia công.

1.3.4. Các loại gang thường dùng: a. Gang xám.

+ Ký hiệu theo TCVN 1659-75 bằng hệ thống chử và số. Luôn có chử GX kèm theo

hai số lần lượt chỉ độ bền kéo, bền uốn tính bằng KG/mm2. VD: GX18-36 trong đó αbu=18 KG/mm2, αbk=36 KG/mm2

+ Công dụng: Làm các bệ thân máy, các đường ống chịu lực tác dụng

Tuy nhiên để sử dụng được phải thảo mãn 3 điều kiện sau: ít chịu kéo, ít chịu va

đập, chịu nén. b. Gang cầu.

- Ký hiệu theo TCVN 1659-75 bằng hệ thống chử và số. Luôn có chử GC kèm theo

hai số lần lượt chỉ độ bền kéo tính bằng KG/mm2, và độ giản dài tương đối δ tính bằng %.

VD: GX18-5 trong đó αbk=18 KG/mm2, δ =5%

- Công dụng: thay thế thép khi hình dáng phức tạp đặc biệt là trục khuỷu của động cơ

nhẹ. Tuy nhiên phải thỏa điều kiện sử dụng: Chịu kéo và chịu va đập c. Gang dẻo

- Ký hiệu theo TCVN 1659-75 bằng hệ thống chử và số. Luôn có chử GZ kèm theo

hai số lần lượt chỉ độ bền kéo tính bằng KG/mm2, và độ giảndài tương đối δ tính bằng %.

VD: GX18-7 trong đó αbk=18 KG/mm2, δ =7%

- Công dụng: Làm trục khuỷu (bơm dầu khí) trong ô tô…

- Nó chỉ chế tạo sản phẩm thỏa mản 3 điều kiện sau: Chịu kéo và chịu va đập, hình

dáng phức tạp, tiết diện thành vậtđúc mỏng dể đảm bảo chất lượng chế tạo.

1.4.Đồng và hợp kim của đồng

1.4.1.Tính chất của đồng nguyên chất

Có một dạng thù hình, có kiểu mạng lập phương tâm mặt với thông số mạng, a=3.6A,

có các tính chất sau:

- Có khối lượng riêng lớn γ = 8,94g/cm3.

40

- Có độ bền thấp, nhưng tăng lên khi có biến dạng nguội

- Có tính công nhệ tốt, dễ dát mỏng và kéo sợi, tuy vậy tính gia công cắt kém

Ký hiệu: Theo tiêu chuẩn việt nam 1695-75. Ký hiệu bằng chử Cu kèm theo tạp chất

VD: Cu1(99,9%), Cu2, Cu3 1.4.2.Hợp kim đồng

Phân loại theo thành phần hóa học chia làm hai loại

a. Latong(Đồng thau)

- Thành phần: là hợp kim đồng mà thành phần chủ yếu là Cu và Zn, còn gọi là đồng

,ngoài ra còn có Pb, Sn, Ni

- Ký hiệu: Bắt đầu bằng chử L ( tên hóa học và chỉ số của nó)

- Phân loại:

+Latong đơn giản:

- Thành phần chủ yếu có hai nguyên tố Cu và Zn. Hợp kim có độ dẻo cao, độ bền độ

cứng phụ thuộc vào Zn.

- Thường dùng các loại sau: LCu90Zn10, Lcu70Zn30..

+ Silumin phức tạp:

- Thành phần gồm Cu + Zn ngoài ra còn có các chất Pb, Sn, Al,Ni, làm tăng tính cắt

gọt, tính chống ăn mòn.

- Thường dùng các loại sau: LcuZn29Sn1...

b. Brong

- Thành phần: Là hợp kim của đồng với nguyên tố khác(ngoài kẽm)

- Ký hiệu: Ký hiệu B, và phân biệttheo nguyên tố hợp kim chính.

- Phân loại + Brong thiếc

- Thành phần: Hợp kim Cu+Sn

- Tính chất: Có độ bền cao, tính dẻo tốt, tính chống ăn mòn tốt

- Công dụng: Làm đệm ổ trượt bánh răng.

- Ký hiệu: Bcu Sn 40 Pb 1, B Cu Sn 5 Zn 2 Pb 5

+ Brong nhôm

- Thành phần: Hợp kim Cu+Al

- Tính chất: Tính chống ăn mòn tốt và độ bền cao hơn so với Brong nhôm, nhược

điểm là khó đúc.

- Công dụng: Thay thế brong thiếc.

41

1.5.Nhôm và hợp kim nhôm

1.5.1.Tính chất của nhômnguyên chất

- Chỉ có 1 dạng thù hình, kiểu mạng lập phương tâm mặt, dẩn điệnvà dẩn nhiệt tốt

- Trọng lượng riêng nhỏ, độ nóng chảy thấp.

- Cơ tính thấp tính gia công cát thấp.

- Tính chống ăn mòn cao vì có màng axits Al2O3 bảo vệ .

Ký hiệu: Theo tiêu chuẩn việt nam 1695-75. Ký hiệu bằng chử Al kèm theo tạp chất

VD: Al1(99,99%), Al2, Al3 và các chỉ số phụ khác. 1.5.2.Hợp kim nhôm

a. Dura: Hợp kim nhôm biến dạng

- Thành phần: Hợp kim chủ yếu của Al – Cu –Mg, với Cu< 5% và Mg <2%.

- Tính chất: Độ bền khá cao, nhất là sau khi nhiệt luyện, σb = 42- 47 Kg/mm2. Có độ bền

tương đối tốt. Nhược điểm tính chống ăn mòn kém.

- Ký hiệu theo TCVN 1659 –75 ký hiệu theo hệ thống chử và số

VD: Al Cu4 Mg

- Công dụng: Ngành hàng không, giao thông vận tải, có thể nhiệt luyện làm tăng cơ tính

sản phẩm. b. Silumin

- Thành phần: Tạo trên cơ sở: Al – Si, ngoài ra còn có các nguyên tố như Mg, Mn, Cu, Zn...

- Phân loai: Silumin đơn giản và silumin phức tạp

Slumin đơn giản: Thành phần chỉ có Al + Si, ký hiệu Al Si 13, dùng đúc các chi tiết

phức tạp, nhưng chịu tải nhẹ.

Silumin phức tạp: Là hợp kim nhôm với 4 – 10%, ngoài ra còn có thêm Cu, Mg, Zn..., ký hiệu AlSi8Mg, làm các chi tiết trong ô tô như mặt bích..

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun gia công cơ khí trên máy công cụ (nghề cơ điện tử trình độ trung cấp) (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)