7.1. An toàn vềđiện
Khi hàn tất cả các bộ phận kim loại trong mỏ hàn và mạch điện của máy hàn đều có điện rất nguy hiểm. Do đó, đểđảm bảo an toàn vềđiện cần thực hiện đúng các yêu cầu sau:
- Không được chạm vào các phần dẫn điện.
- Sử dụng bảo hộlao động và găng tay khô, không bị rách, thủng. - Vỏ máy và bàn hàn cần được nối tiếp đất.
- Phải ngắt các công tắc nguồn điện trước khi tiến hành tháo lắp các bội phận của mỏ hàn và khi sửa chữa, bảo dưỡng máy hàn.
- Cần lắp đặt và nối tiếp đất tuân thủtheo sách hướng dẫn sử dụng máy và theo các tiêu chuẩn quy định nghề.
- Máy hàn phải có đầy đủ các biển hiệu và vỏ máy.
- Không sử dụng cáp điện bị gãy, dứt, hỏng lớp cách điện, dây nhỏhơn kích cỡ cho phép.
- Không chạm vào dây hàn và bất cứ phần kim loại nào khi công tắc POWER bật ở vị trí ON.
- Không được quấn dây cáp điện quanh người. - Phải tắt công tắc POWER khi dừng làm việc.
7.2. An toàn đối với hồ quang, kim loại nóng chảy và tiếng ồn
Trong quá trình hàn phát sinh tia hồ quang với nhiệt lượng lớn và các tia bức xạ có thể gây hại cho mắt và da người. Tiếng ồn trong quá trình làm việc có thể gây hại cho tai. Do đó, đểđảm bảo an toàn đối với tia hồ quang, kim loại nóng chảy và tiếng ồn càn thực hiện đúng các yêu cầu sau:
- Đeo mặt nạ hoặc đội mũ hàn có kính lọc ánh sáng để tránh gây hại cho da mặt và mắt người khi hàn hoặc khi quan sát vùng hàn.
- Đeo kính bảo hộtheo đúng chủng loại quy định và nên che chắn hai bên mắt. - Sử dụng các tấm màn che hoặc các tấm chắn để tránh ảnh hưởng của tia sáng hồ quang cho những người xung quanh khi nhìn vào hồ quang.
- Quần áo , giày và găng tay bảo hộ phải làm từ vật liệu bền, chống cháy. - Mặc quần áo bảo hộ phải kín để bảo vệ da.
- Sử dụng nút bịt tai hoặc giảm âm thanh khi tiếng ồn quá lớn. Khi đục, mài có thể làm cho các các mạt, phoi kim loại văng ra bắn vào người hoặc khi hàn mối hàn nguội, xỉ hàn có thể bong ra và bắn vào người.
7.3. An toàn về cháy nổ
Trong quá trình hàn tia lửa điện và kim loại nóng chảy bắn toé sinh ra khi hàn. Tia lửa điện, kim loại lỏng bắn toé, vât hàn nóng và thiết bị nóng là nguyên nhân gây cháy nổ. Do đó, đểđảm bào an toàn về cháy nổ cần thực hiện đúng các yêu cầu sau:
-Tránh tia lửa điện hoặc kim loại nóng chảy bắn vào người và các vật dụng khác. -Không được hàn ở những nơi tia lửa điện có thể bắn vào các vật liệu dễ cháy.
26
-Phải di chuyển các vật liệu dễ cháy các xa nơi hàn ít nhất 10 mét. Nừu không di chuyển được thì cần phải che phủ chúng thật chắc chắn, cẩn thận bằng các vật liệu phù hợp.
-Cần cảnh giác với tia lửa điện và kim loại nóng chảy có thể dễ dàng lọt qua các khe nhỏ và lan rộng ra các vùng xung quanh
-Cần chú ý về hoả hoạn có thể xảy ra, luôn luôn phải có bình cứu hoảởnơi làm việc. -Cần nhận thức được sự nguy hiểm khi hàn ở trên trần, sàn nhà, vách ngăn có thể bốc cháy do lửa cháy ngầm
-Không được hàn ở trong những chứa kín như: trng thùng, téc, bình chứa.
-Cáp hàn phải được nối trực tiếp với vật hàn và được tiếp xúc tốt để tránh cho dòng điện hàn có thể truyền ra những nơi khác gây tai nạn điện giật hoặc gây cháy.
-Phải cắt đầu dây hàn ởđầu bép hàn khi ngừng làm việc.
-Không được dùng nguồn điện hàn cho các thiết điện bị khác ngoài hàn.
-Mặc các trang bị bảo hộlao động chống cháy như: găng tay da, quàn áo bằng vải bạt, giày cao cổ, mũ.
-Đầu cáp hàn tiếp xúc bị lỏng có thể phát sinh tia lửa điện và nhiệt cao. -Vặn chặt tất cảcác đầu nối cáp.
7.4. An toàn với khói và khí hàn
Khi hán sẽ sinh ra nhiều khói và khí hàn. Khi hít ngửi phải khói và khí này có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe con người. Do đó cần chú ý:
-Khi hàn giữcho đầu người thợ hàn ở ngoài vùng khói hàn. không nên hít ngửi khói hàn.
-Khu vực làm việc cần được thông gió hoặc dùng các thiết bịhút khói để loại bỏ khí hàn.
-Nếu thông gió không tốt, cần phải sử dụng bình thởtheo đúng quy định
-Đọc các văn bản về an toàn khi sử dụng các vật liệu và hướng dãn sử dụng các vật liệu kim loại, vật tư và vệ sinh bảo quản.
-Không được hàn ở vùng dính dầu mỡ hoặc sơn. Nhiệt và các tia của hồ quang có thể tác động tạo ra các tia độc và các khí gây kích ứng da.
-Khi làm việc ở những nơi kín, chật hẹp cần được thông gió tốt hoặc phải sử dụng bình thở. Các khí bảo vệ dùng cho hàn có thể thải ra các chất đọc gây tổn thương cho sức khoẻ và nguy hiểm cho tính mạng.
7.5. An toàn khi sử dụng chai khí
Chai khí bảo vệ chứa khí với áp suất lớn, nếu bị hỏng có thể gây nổ. Vì vậy, cần phải kiểm tra cẩn thận xử, lí bất cứ một chi tiết nào của chai khí khi hàn.
- Phải sử dụng đúng loại chai khí, đúng đồng hồđo, ống dẫn khí được thiết kế riêng biệt cho từng loại khí bảo vệ. Bảo quản chúng với điều kiện tốt nhất.
- Tránh cho các chai khí áp suất cao bị quá nóng, va chạm mạnh.
- Cần giữ cho các chai khí ở vị trí thẳng đứng và dùng các dây xích cốđịnh chai khí trên xe đẩy hoặc trên giá đỡđể tránh bịđổ.
- Cần giữ cho chai khí không chạm vào mạch điện hàn hoặc các mạng điện khác. - Nghiêm cấm không được chạm điện cực hàn vào chai khí.
27
bản.
- Khi mở van chai khí cần tránh cho mặt đối diện với cửa ra của chai khí.
- Cần có nắp bảo vệ phía trên của van chai khí, trừtrường hợp chai khí đang được nối ra sử dụng.
7.6. An toàn với các bộ phận quay
Tai nạn coa thể xảy ra nếu như: tay, tóc, quần áo đặt gần quạt gió hặc bộ phận con lăn đẩy dây. Do đó cần chú ý:
-Không được sử dụng các thiết bị hàn nếu như vỏ máy bị tháo bỏ.
-Trong trường hợp vỏ máy bị tháo dỡ để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cần được thực hiện bới người có chuyên môn và kinh nghiệm. Dựng các tấm rào chắn để thông báo cho mọi người không được vào khu vực này.
-Không được để tay, tóc, quần áo ở gần quạt gió hoặc con lăn đẩy dây.
7.7. An toàn khi lắp thiết bị
Nếu máy bịrơi hoặc bịđổ có thể gây nguy hiểm. Do đó cần chú ý: - Nguồn điện hàn và bộ phận đẩy dây phải được đặt lên nền phẳng.
- Không được kéo ngang máy có nối cáp điện và ống dẫn khí trên nên xưởng khi lắp đặt.
- Không được đặt nguồn điện hàn hoặc bộ phận đẩy dây ở những chỗkhông thăng bằng. Dây hàn bịđẩy ra ngoài mỏ hàn có thểlà nguyên nhân gây ra thương tích.
- Không được bấm công tắc mỏhàn khi chưa được hướng dẫn.
- Không được chĩa mỏ hàn vào bất cứ bộ phận nào của cơ thể hoặc chĩa vào người khác khi lắp dây.
28
BÀI 2: VẬN HÀNH MÁY HÀN MIG, MAG 1. LẮP ĐẶT VẬN HÀNH MÁY HÀN MIG, MAG 1. LẮP ĐẶT VẬN HÀNH MÁY HÀN MIG, MAG
1.1. Lắp đặt, vận hành may hàn MIG, MAG
Đểđảm bảo an toàn trong quá trình vận hành may hàn MIG/ MAG người học cần phải làm tốt công tác chuẩn bị sau:
- Kiểm tra thiết bị hàn (dây dẫn điện đầu vào, cáp hàn, các đầu nối, đầu kẹp cáp...) - Kiểm tra và lắp đồng hồ giảm áp vào chai khí.
- Nối ống dẫn khí bảo vệvào đầu ra của đồng hồ giảm áp và kiểm tra độ kín.
Trình tự vận hành máy:
(1) Đóng cầu dao điện của máy hàn
(2) Kiểm tra đèn báo công suất chính khi điện áp 380 V vào máy(nếu có). (3) Bật công tắc nguồn.
(4) Mở van chai khí.
Lưu ý:Khi mở van chai khí, không được đứng đối diện với cửa ra của chai khí. Khí trong chai với áp suất cao có thể thổi gây chấn thương cho người (rộp da, bỏng lạnh).
(5) Đặt công tác kiểm tra khí (Gas) ở vịtrí “ CHECK”. (6) Điều chỉnh lưu lượng khí ở mức mong muốn
Lưu ý: Điều chỉnh lưu lượmg khí bằng cách xoay nhẹ van tiết lưu theo chiều mũi tên OPEN (ngược chiều kim đồng hồ) sao cho tâm viên bi trong lưu kế trùng với vạch chỉ số lít/phút.
(7) Chuyển công tắc kiểm tra về vịtrí “WELD”.
(8) Chon chếđộ lấp rãnh hồquang (Crater) “OFF” hoặc “ON”.
Lưu ý: Khi chon chếđộ lấp rãnh hồquang “ON”, thì phải điều chỉnh dòng điện và điện áp lấp rãnh hồ quang trên bảng ở nguồn điện hàn (trên mặt máy).
(9) Chọn chếđộ hàn.
(10) Mồi, duy trì hồ quang – hàn thử.
Lưu ý:Trước khi mồi hồ quang cần phải kiểm tra cẩn thận giá trị của dòng điện hàn và điện áp hàn ở bảng điều khiển, trên cơ cấu chuyển dây hàn với giá trịtương ứng với kích thước của đường kính dây hàn như đã tra hoặc tính toán.
1.2 Bảo quản máy hàn MIG, MAG
Từđặc điểm của thiết bị hàn MIG/MAG hiện nay vẫn còn khá đắt do đó để khai thác thiết bị lâu dài trong quá trình thực tập cũng như trong sản xuất người học cũng như giáo viên cần tuân thủnhưng quy định sau:
29
Tuân thủhướng dẫn của nhà sản xuất trong việc lắp đặt và vận hàn máy hàn.
Nắm vững kết cấu của từng chủng loại máy trên cơ sơ đó lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng máy cho đúng.
Việc bảo dưỡng máy thường tiến hàn theo các bước sau: - Kiểm tra lỗ của ống tiếp điện (bép hàn):
Hồ quang sẽ không ổn định khi đường kính của lỗ ống tiếp điện và đường kính của dây hàn không khớp và lỗ của ống tiếp điện bị ô van.
Nếu suất hiện “burn back”, dây hàn bị nóng chảy dính vào đầu ống tiếp điện. Loại trừ sự bám dính của kim loại dây hàn nóng chảy vào đầu ống tiếp điện bằng cách dũa.
Lưu ý: Khi bắt đầu gây hồquang không đểđầu dây hàn tiếp xúc với kim loại cơ bản, mà phải đểđầu dây hàn cách kim loại cơ bàn một khoảng từ (1- 2) mm.
- Kiểm tra tình trạng lắp ghép của ống tiếp điện
Nếu ống tiếp điện bị hỏng, hồ quang sẽ không ổn định và sự chuyền điện cho dây hàn có thể không thực hiện được. Đầu ren có thể bị cháy, hỏng. Chúng ta không thể phát hiện ra sự lắp ghép không tốt của ống tiếp điện từ bên ngoài. Vì vậy chúng ta phải kiểm tra trạng thái lắp ghép của ống tiếp điện bằng cách vặn chặt ống tiếp điện.
- Làm sạch các hạt kim loại dính trong miệng chụp khí
Nếu các hạt kim loại bám dính trong miệng chụp khí, khí bảo vệ sẽ không không thể phun ra từ miệng chụp khí đều đặn. Bọt khí hoặc lõ rỗ có thể xuất hiện trong kim loại mối hàn. vì vậy phải thường xuyên làm sạch miệng phun bằng các dụng cụ mềm và chất làm sạch chuyên dụng. Nếu dùng dụng cụ cứng để làm sạch có thểlàm xước miệng phun, như vây rất nhiều hạt kim loại bám dính vào bên trong miệng phun.
- Kiểm tra ống chia khí.
Nếu không sử dụng ống chia khí, các hạt kim loại và xỉ bắn toé sẽ dính vào phía cuối miệng phun. Mỏ hàn có thể bị cháy do sự cách ly giữa miệng phun và thân mỏ hàn không tốt và khí bảo vệ không thểphun đều đặn từ miệng phun.
- Làm sạch bảng điều khiển trong máy bằng khí nén.