Các bộ phận đặc biệt của bộ chế hoà khí

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề công nghệ ôtô mô đun 19 bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí (Trang 25 - 29)

Trên các bộ chế hoà khí của các xe đời mới thường có thêm các các bộ phận đặc biệt nhằm đảm bảo cung cấp khí hỗn hợp thích hợp với các chế độ việc khác nhau, tối ưu về tính kinh tế, công suất và tránh ô nhiễm môi trường như : cơ cấu mở bướm gió tự động, cơ cấu giảm chấn ga, cơ cấu mở bướm ga họng thứ hai vv...

* Cơ cấu mở bướm gió tự động

khi khởi động động cơ, bướm gió ở vị trí đóng. sau khi động cơ đã nổ, nếu không mở bướm gió kịp thời thì hao tổn nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường vì trong khí thải chứa rất nhiều hơi độc hc và co do nhiên liệu cháy không triệt để.

các bộ chế hoà khí thường sử dụng cơ cấu mở bướm gió tự động hoạt động dựa trên nhiệt độ khí thải và độ chân không ở ống góp hút .

- Cấu tạo: cơ cấu gồm có lò xo lưỡng kim (lò xo nhiệt) xoắn ốc và một piston chân không. một đầu lò xo liên lạc với trục bướm gió, đầu kia gắn với vỏ, lò xo được đốt nóng do nhiệt độ khí thải trong ống góp khí xả. đầu trên của piston liên lạc với trục bướm gió thông qua cần điều khiển, phía dưới là khoang chân không nối thông với ống góp hút.

- Nguyên lý hoạt động: bướm gió đóng hoàn toàn khi nhiệt độ động cơ khoảng 20 ÷ 30°c, có thể điều chỉnh ngưỡng nhiệt độ này bằng cách nới lỏng vít trên vỏ và xoay vỏ ngoài ứng với các vạch chia độ. trong lúc khởi động, máy khởi động kéo trục khuỷu quay và tuỳ theo vị trí của cánh bướm ga, piston chân không sẽ hé mở bướm gió đảm bảo đúng tỷ lệ hỗn hợp khí cho động cơ khởi động. sau khi nổ máy tốc độ động cơ tăng vọt độ chân không ở họng hút cũng tăng nhanh tác động vào piston làm bướm gió mở rạ đồng thời sau khí động cơ đã nổ máy, nhiệt độ khí thải nung nóng lò xo lưỡng kim, làm nó giãn nở bung ra, hỗ trợ mở bướm gió nhanh hơn và duy trì bướm gió mở hoàn toàn khi động cơ ở nhiệt độ làm việc.

Hình 2.281 cơ cấu mở bướm gió dùng chân không và nhiệt độ khí thải

1.lò xo lưỡng kim; 2. hơi nóng đến từ ống góp xả; 3, 4 piston và xi lanh chân không; 5. cần điều khiển bướm gió; 6. mạch chân không

Nhiều động cơ hiện nay có cơ cấu điều khiển mở bướm gió bằng điện kết hợp với nhiệt độ khí thải động cơ.( hình2.282)

* Cấu tạo: loại này gồm một dây điện trở ( dây moay xo) đặt sát ngay lò xo lưỡng kim và được cung cấp điện từ máy phát điện ( cực l của máy phát điện xoay chiều) hoặc từ ắc quy thông qua tiếp điểm điều khiển của công tắc nhiệt .( hoặc công tắc áp suất dầu bôi trơn)

* Hoạt động: sau khi động cơ đã nổ, máy phát sẽ phát ra điện, dòng điện vào dây điện trở, làm nó nóng lên tạo thêm nhiệt, cùng nhiệt độ khí thải nung nóng lò xo lưỡng kim để mở bướm gió nhanh hơn. đối với nguồn ác quy thì khi động cơ nổ, nhiệt độ khí xả (hoặc áp suất dầu) bắt đầu tăng làm tiếp điểm của công tắc nhiệt ( hoặc công tắc áp suất) đóng đưa điện ắc quy đến dây điện trở để điều khiển bướm gió mở.( dùng công tắc áp suất để tránh đưa điện ắc quy vào dây điện trở sớm khi bật khoá điện, làm bướm gió mở trước khi khởi động động cơ).

Hình 2.282A : SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN

Hình 2.282B: CẤU TẠO

1. dây điện trở; 2.thanh lưỡng kim; 3. tiếp điểm; 4.đầu cắm dây điện; 5. đầu dây mát

Chú ý: có động cơ có cơ cấu mở bướm gió tự động kết hợp giữa điện và piston chân không hoặc kết hợp cả nhiệt độ khí xả, chân không và điện.

* Cơ cấu giảm chấn ga:

công dụng: giảm những rung động trong quá trình đóng, mở bướm ga, giữ cho bướm ga ở trạng thái ổn định. đồng thời chống hiện tượng bướm ga đóng đột ngột khi nhả chân ga, làm độ chân không sau bướm ga tăng đột ngột dẫn đến dầu nhờn sục vào buồng đốt và làm một phần xăng bám vào thành của hệ thống nạp bay hơi làm hỗn hợp khí nhiên liệu trở lên quá đậm.

- Cấu tạo:( hình 2.283) là một kết cấu có màng đàn hồi, phần đầu cần đẩy liên lạc với cần điều khiển trục bướm ga, màng được điều khiển nhờ độ chân không ở ống hút, thông qua van vtv.

Hình 2.283 cơ cấu giảm chấn ga

- Nguyên lý hoạt động: khi hoạt động bình thường không có độ chân không phía dưới màng, lò xo bộ chân không đẩy cần đẩy lên, kéo màng lên theọ khi đóng bướm ga, cần đẩy đi xuống, áp suất trên màng tăng, cản không cho bướm ga đóng hoàn toàn. sau đó độ chân không sau bướm ga qua van vtv tác động lên màng, cho phép bướm ga đóng từ từ. van vtv có tác dụng điều chỉnh đóng nhanh hay chậm bướm gạ

* Cơ cấu mở bướm ga họng thứ hai

bộ chế hoà khí hiện đại thường chế tạo hai họng khuếch tán. họng sơ cấp bố trí bướm gió và bướm ga, họng thứ cấp thường chỉ có bướm gạ bướm ga của hai họng có liên hệ cơ khí với nhaụ ở chế độ tải trung bình họng thứ cấp luôn đóng, khi tải lớn bướm ga ở họng thứ cấp mở để bổ xung nhiên liệu cho họng sơ cấp . bướm ga họng thứ cấp được mở nhờ áp lực dòng khí hoặc chân không. hiện nay đa số động cơ sử dụng cơ cấu chân không.

- Cấu tạo: ( hình 2.284) gồm có hộp màng, có cần đẩy liên lạc với trục của bướm ga thứ cấp. màng được điều khiển bằng áp suất chân không từ phía dưới họng khuếch tán sơ cấp và thứ cấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề công nghệ ôtô mô đun 19 bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí (Trang 25 - 29)