Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo, sửa chữa bộ chế hòa khí

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề công nghệ ôtô mô đun 19 bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí (Trang 34 - 38)

chế hòa khí

3.1. Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng.

Các hư hỏng của bộ chế hoà khí đều dẫn đến 1 trong 2 khả năng: đó là làm đậm hoặc nhạt hỗn hợp khí so với thành phần hỗn hợp khí mà động cơ yêu cầu ở một chế độ làm việc nào đó.

* Nguyên nhân làm đậm hỗn hợp khí: - Giclơ xăng chính bị mòn rộng.

- Giclơ xăng chính lắp không chặt trên lỗ.

- Điều chỉnh van làm đậm mở quá sớm (khi bướm ga mở chưa đến 85%) - Bướm gió mở không hết làm tăng độ chân không họng chê hoà khí. - Mức nhiên liệu quá cao, do nhiều nguyên nhân:

+ Điều chỉnh lưỡi gà trên phao xăng quá thấp. + Phao xăng bị thủng, bẹp.

+ Lò xo giảm chấn trên phao xăng bị mất, hỏng.

+ Kim van buồng phao và đế van bị mòn hoặc đóng không kín. * Nguyên nhân làm nhạt hỗn hợp khí:

- Giclơ xăng chính bị tắc do bụi bẩn, keo xăng bám trên thành. - Giclơ không khí chính bị mòn rộng

- Điều chỉnh van làm đậm quá muộn, làm động cơ không phát được công suất tối đạ

- Khi tăng tốc bị thiếu xăng do mòn piston và xi lanh bơm, khiến động cơ bị nghẹt, máy không bốc và có hiện tượng nổ trên đường nạp.

- Hở các đệm giữa thân với đế bộ chế hoà khí, giữa đế chế hoà khí với cổ góp nạp, giữa đường nạp với nắp máy, đều làm không khí đi tắt qua bộ chế hoà khí đi vào động cơ, gây nhạt hỗn hợp khí. Khi trục bướm ga và lỗ trên thân mòn cũng làm tăng khe hở khiến không khí có thể lọt qua con đường này vào ống nạp làm nhạt hỗn hợp khí, kết hợp vị trí đóng bướm ga không ổn định nên khó duy trì cho động cơ chạy ở chế độ không tảị

- Mức nhiên liệu trong buồng phao bị thấp do các nguyên nhân điều chỉnh van kim quá cao hoặc kẹt van kim trong đế van.

- Đối với bộ chế hoà khí xe máy, sử dụng quả ga có kim ga cắm vào ống phun xăng, hiện tượng mòn rộng lỗ phun và thân kim ga là nguyên nhân chủ yếu làm đậm hỗn hợp khí. Vị trí lắp kim ga trên quả ga cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới thành phần hỗn hợp khí: Nếu kim ga lắp quá thấp, lỗ trên ống phun xăng bị che nhiều hơn dẫn đến thiếu xăng, ngược lại kim lắp quá cao lại dẫn đến thừa xăng. Trên thân kim ga có nhiều nắc hãm, cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của động cơ để chọn cho thích hợp. Chú ý: việc thay thế ống phun xăng và kim ga với tiết diện không thích hợp sẽ làm động cơ làm việc kém chất lượng.

3.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữạ

- Vỏ bộ chế hoà khí: Quan sát để phát hiện các vết rạn, nứt. Nếu các vết rạn nứt nhỏ cho phép dán keo đặc biệt, nếu rạn lớn phải thay mớị Các bề mặt được kiểm tra và mài phẳng nếu cần, đồng thời thay thế các loại đệm nếu chúng không còn khả năng sử dụng.

- Phao xăng: Ngâm phao xăng vào nước nóng chừng 80ºC, kiểm trachỗ rạn, nứt, rò do mối hàn tróc gây nên. Nếu rạn, thủng sẽ cóbọt khí nổi lên và có thể hàn lại bằng thiếc, đồng trước khi hàn phải xả hết xăng ở trong phao, nếu xả không được phải khoan lỗ để xả thật sạch rồi mới hàn lạị Lớp hàn phải mỏng, yêu cầu trọng lượng của phao xăng không quá 5 ÷ 6% trọng lượng tiêu chuẩn. Trường hợp phao xăng bị móp thì nhúng vào nước sôi cho phồng trở lạị Nếu không được có thể hàn đính đầu que hàn vào chỗ móp rồi kéo ra, sau đó tẩy sạch mối hàn.

- Van kim buồng phao:

Kiểm tra độ kín của van kim với ổ đặt bằng cách lắp cụm van, lật ngược nắp bộ chế hoà khí. Nối một bơm chân không bằng tay với đầu nối dẫn xăng vàọ tạo độ chân không khoảnh0,1 at. Trong khoảng 30 giây nếu độ chân không giảm không quá 1% chứng tỏ van đóng kín với ổ đặt. Nếu không kín phải rà lại van với ổ đặt bằng bột rà mịn. Kiểm tra chiều dài van kim bằng dưỡng đo, nếu chiều dài không đủ do mòn thì thay van kim vớị

- Giclơ xăng và giclơ không khí: Kiểm tra bằng phương pháp đo “ năng lực thông qua giclơ ”. Năng lực thông qua jiclơ là lượng nước chảy qua nó trong thời gian 1 phút dưới cột áp 0,1 at ( 1m cột nước ), ở nhiệt độ 20 ºC. Giá trị này được nhà chế tạo khắc trên vai giclơ, sau khi đã kiểm tra từng chiếc trước khi xuất xưởng. có 2 phương pháp kiểm tra lưu lượng giclơ:

+ Phương pháp tuyệt đối: Đo khối lượng nước chảy qua lỗ giclơ sau 1phút dưới áp lực cột nước cao 1m ở nhiệt độ 20ºC . Lượng nước này cũng biểu hiện bằng độ chân không chỉ ở đồng hồ chân không của thiết bị kiểm trạ

+ Phương pháp tương đối: Do giclơ của thiết bị kiểm tra có lưu lượng lớn hơn giclơ được kiểm tra nên có một lượng nước dư chảy qua ống chia độ. Đánh giá lưu lượng bằng cách so sánh với những giclơ tiêu chuẩn được kiểm tra trực tiếp, qua lưu lượng nước thể hiên trên ống chia độ. Khi kiểm tra phải đảm bảo các điều kiện :

+ Lắp giclơ trên thiết bị sao cho nước chảy qua nó chảy từ trên xuống dướị + Nước qua giclơ phải chảy theo chiều của nhiên liệu hay không khí chảy qua nó trong bộ chế hoà khí .

+ Trước khi hiệu chỉnh giclơ phải tẩy sạch mỡ, keo bám bằng cách rửa giclơ trong xăng hay axêtôn.

+ Mỗi giclơ cần kiểm tra ít nhất ba lần, nếu tiêu hao nhiên liệu lớn phải khắc phục ngay trên thiết bị rồi kiểm tra lại ngaỵ

Sửa chữa: Giclơ tắc dùng dây đồng để thông, nếu bịmòn thường được thay thếmớị - Bơm tăng tốc: Kiểm tra bằng cách đo lưu lượng xăng cung cấp sau 10 lần bơm. Yêu cầu phải nằm trong quy định. Nếu không đúng chứng tỏ bơm tăng tốc mòn, khe hở giữa piston và xi lanh lớn hay dẫn động bơm bị hỏng.

Sửa chữa: Piston bơm tăng tốc mòn thay mới, đối với piston bằng hợp kim nhôm có thể mạ crôm hay mạ đồng rồi rà lại với xi lanh. Lò xo yếu, gãy thay mớị

Đối với bơm tăng tốc kiểu màng (chân không): Phải kiểm tra độ chân không, màng da, màng da rách cần thay mớị

- Cơ cấu mở bướm gió bằng điện kiểu lò xo lưỡng kim: + Kiểm tra điện trở dây điện trở moay so bằng ôm kế: Tháo mối nối dây điện ra

Một đầu đo ôm kế chạm mát, đầu kia chạm vào cọc điện ở mối nối dâỵ Điện trở cho phép 17 ÷19 Ω ở nhiệt độ 20 ºC. Nếu điện trở đo được không đúng phải thay dây điện trở mớị( hình 3.2.1)

Nối dây lại và khởi động động cơ để kiểm trạ Sau một lát cánh bướm gió bắt đầu mở ra và điện trở nóng lên. Khi động cơ đạt nhiệt độ làm việc cánh bướm gió phải mở 90º tính từ mặt phẳng ngang.

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh góc đóng của cánh bướm gió:

Nới lỏng vít nắp đậy dây điện trở, đặt dây điện trở đúng nhiệt độ khí trời từ 20 ÷25 ºC. Cho máy chạy và theo dõi xăng phun ra ở vòi phun. Nếu xăng ra nhiều thì xoay nắp theo chiều kim động hồ về phía chữ LEAN. Nếu thấy xăng ra ít thì xoay nắp ngược chiều kim đồng hồ về phía chữ RICH (hình 3.2.2).

Sau đó tắt máy nhấp ga để cánh bướm gió đóng lạị Lấy thước đo góc đóng lại của cánh bướm gió để hiệu chỉnh lạị Góc này nằm trong khoảng 39 ÷ 43º tính từmặt phẳng ngang tuỳ theo mỗi loại xẹ( hình 3.2.3)

Khi góc đóng bướm gió kiểm tra không nằm trong phạm vi cho phép cần hiệu chỉnh lại bằng cách uốn cong cần nhả.( hình 3.2.4)

- Các van điện từ : Các van xăng hồi tiếp điện từ, van điện từ cắt xăng, van nâng ga, van định vị trí bướm gạ.. nếu códấu hiệu hư hỏng phải tháo ra khỏi bộ chế hoà khí. Dùng ôm kế đo điện trở của cuộn dây, điện trở trong khoảng 26Ω.

Hình 3.2.3. Đo góc đóng bướm gió Hình 3.2.4. Hiệu chỉnh góc đóng bướm gió

Hình 3.2.5. Kiểm tra van bằng ôm kế Hình 3.2.6. Kiểm tra van bằng ắc quy

Tiếp đó kiểm tra chạm mát bằng cách đặt một đầu đo của ôm kế với một cực, còn đầu còn lại với vỏ, nếu điện trở bằng vô cùng là cách điên tốt.( hình 3.2.5). Trường hợp điện trở cuộn dây của van không phù hợp hoặc cuộn dây bịchạm mát phải thay van mới phù hợp.

Có thể kiển tra van bằng ắc quy ( hình 3.2.6) : + Nối các đầu mối với hai cực ắc quy

+ Lắng nghe tiếng kêu lách cách của van điện từ mỗi lần ngắt và nối nguồn ắc quỵ Nếu van hoạt động không đúng cần thay mới và thay gioăng chữ Ọ

Kiểm tra độ kín của van điện từ : Nối các điện cực của van với ắc quy theo đúng cực tính. Tạo độ chân không bằng tay với chuôi van khoảng 0,6 at, nếu van tốt sẽ giữ được chân không khoảng 5 giâỵ Đặt chân không trở lại và tháo dây điện khỏi ắc quy, độ chân không phải giảm xuống không, nếu không phải thay van mới phù hợp.

- Các bộ phận khác:

+ Van làm đậm mòn thành gờ, thay van mớị

+ Lò xo, màng đàn hồi bộ phận hạn chế tốc độ tối đa hỏng, thay mớị + Gioăng đệm rách, hỏng thay mới, yêu cầu đúng chiều dày quy định

+ Kiểm tra hiệu chỉnh các góc mở bướm ga sơ cấp, thứ cấp của bộ chế hoà khí hai họng khuếch tán.

+ Các đường rãnh dẫn xăng, không khí, buồng hỗn hợp bộ chế hoà khí bẩn, tắc dùng khí nén thổi sạch hay bình xịt chuyên dùng.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề công nghệ ôtô mô đun 19 bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)