- Xác định điểm chết trên cuối kỳ nén của piston.
b. Động cơ diesel 4kỳ
* Sơ đồ cấu tạo
1. Trục khuỷu 2. Thanh truyền 3. Pittông 4. Xi lanh 5. Cửa nạp 6. Xupáp nạp 7. vòi phun 8. Xupáp xả 9. Cửa xả 10. Các te
Hình 2.9. Sơ đồ cấu tạo động cơ diesel4 kỳ Hình 2.8. Kỳ xả
37 - Nguyên lý hoạt động
Động cơ diesel 4 kỳ hoạt động với một chu trình gồm có 4 kỳ nạp nhiên liệu, nén, nổ (cháy - giãn nở - sinh công) và xả
như động cơ xăng 4 kỳ
+ Kỳ nạp:
Môi chất được nạp vào trong xi lanh của động cơ ở đây là không khí sạch. Sự chênh áp giữa đường ống nạp và xi lanh động cơ P = (0,075 0,085)Mpa; Nhiệt độ không khí cuối kỳ nạp t = ( 90
125) oC.
+ Kỳ nén:
Môi chất bên trong xi lanh động cơ diesel được nén với tỉ số nén = (14 22) và có nhiệt độ cao, áp suất cao (t = (600 650)0C, P = (3,5
4,0)MPa). Cuối kỳ nén nhiên liệu được phun vào buồng đốt với áp suất cao (15 20)MPa để tạo điều kiện hoà trộn được tốt. Việc đốt cháy nhiên liệu trong động cơ điêzel đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định, mặc dù diễn biến của quá trình cháy cũng rất phức tạp.
Hình 2.10.Kỳ nạp
38 + Kỳ nổ:
Ở kỳ này nhiệt độ và áp suất trong buồng đốt rất cao (t = (1800
2000)0C, P = (5 6)MPa). Cuối kỳ áp suất vẫn còn khoảng P = 0,5 MPa, t = (600 700)0C.
+ Kỳ xả:
Môi chất sau khi được đốt cháy thực hiện quá trình sinh công phải được thải ra ngoài, ở kỳ này xu páp hút vẫn đóng, xu páp xả mở, piston chuyển động từ điểm chết dưới lên điểm chết trên đẩy sản vật cháy ra ngoài động cơ. Ở cuối kỳ xả
P = (0,11 0,12)MPa T = (300 400)°C.
Nhận xét:
- Để hoàn thành một chu trình công tác của động cơ 4 kỳ thì trục khuỷu phải quay 2 vòng, trục cam quay 1 vòng, piston chuyển động lên xuống 4 lần trong xi lanh của động cơ trong một chu trình công tác, đối với động cơ xăng ở kỳ cháy giãn nở sinh công bugi bật tia lửa điện đốt cháy môi chất công tác trong buồng công tác của động cơ còn động cơ dieselvòi phun phun
Hình 2.12: Kỳ nổ
39
nhiên liệu dưới dạng sương mù và bị nén với nhiệt độ và áp suất cao, môi chất tự bốc cháy.
- Trong 4 kỳ làm việc của động cơ duy nhất kỳ cháy – Giãn nở là kỳ sinh công có ích còn các kỳ khác là tiêu tốn công (công âm) piston chuyển động được là nhờ vào chuyển động quán tính của piston được tích luỹ ở bánh đà động cơ hoặc các xi lanh khác trong động cơ nhiều xi lanh làm việc việc.
- Nếu sự đóng, mở xupap tuân theo đúng quy luật góc độ như nguyên lý đã nêu thì quá trình thải của động cơ sẽ không được sạch cũng như quá trình nạp không được đầy do không lợi dụng được sự chênh áp và quán tính của các dòng khí. Vì vậy, để nâng cao chất lượng cho việc thải sạch và nạp đầy, xu páp xả và xu páp nạp phải có góc mở sớm, đóng muộn được thể hiện qua đồ thị pha phôi khí và đồ thị công P – V