Trình tự dịch vụ sửa chữa.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung bảo dưỡng sửa chữa ô tô (nghề công nghệ ôtô sơ cấp) (Trang 81 - 90)

II. Nội dung bài:

5.1. Trình tự dịch vụ sửa chữa.

5.1.1. Khái niệm về bảo dưỡng và sửa chữa ôtô

Khái niện về bảo dưỡng: Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô bao gồm các công việc vệ sinh, kiểm tra, chẩnđoán, xiết chặt, bôi trơn, điều chỉnh,...

Mục đích của bảo dưỡng đề phòng những hư hỏng, sai lệch, ngăn ngừa mài mòn trước thời hạn của chi tiết máy. Khắc phục kịp thời những hư hỏng bất thường của xe - máy. Bảo dưỡng kỹ thuật chia làm các loại như bảo dưỡng theo ngày, cấp 1, cấp 2, bảo dưỡng theo mùa,…

Khái niệm về sửa chữa: Thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa nhằm khắc phục khả năng làm việc của xe - máy. Sửa chữa được chia làm 2 cấp

Sửa chữa nhỏ: Thường được thực hiện ở các trạm bảo dưỡng, cơ sở nhỏ nhằm khắc phục những hư hỏng khi đến kỳ sửa chữa lớn như điều chỉnh, thay bi, thay xéc măng,…

Sửa chữa lớn: Thường đựơc thực hiện ở các trạm, xưởng sửa chữa ô tô chuyên môn hoá. Nhằm khắc phục khả năng làm việc của động cơ khi đã chạy được quãng đường, thời gian quy định, các chi tiết đã mòn tới giới hạn sửa chữa. Toàn bộ tổng thành được tháo rời ra và giám định từng chi tiết. Sửa chữa lớn thường là mài trục cơ, thay bạc, doa xy lanh thay cụm biên piston,…

* Quy trình bảo dưỡng

Trong quá trình sử dụng xe ô tô do những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động lên những chi tiết trên xe dẫn đến việc hao mòn và hư hỏng. Do vậy mà việc tiến hành sửa chữa bảo dưỡng ô tô là cách tốt nhất giúp bạn khắc phục và phục hồi nhanh chóng cho chiếc xe.

Đối với những chiếc xe hoạt động trong điều kiện thường thì không có nhiều vấn đề gì quá nghiêm trọng nên bạn chỉ cần bảo dưỡng định kỳ theo quy định của hãng. Còn đối với những chiếc xe ô tô hoạt động trong điều kiện khắc

82

nghiệt, hay có hiện tượng hỏng hóc thì bạn nên tiến hành các quy trình sửa chữa bảo dưỡng ô tô để tránh làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên xe.

Hình. Quy trình bảo dưỡng xe ô tô 12 bước

Ngoài ra, khi thấy những hiện tượng sau đây thì bạn nên tiến hành đại tu động cơ ô tô:

–Động cơ ô tô bị nóng nhanh, nước làm mát hao nhanh

–Liên tục nghe thấy tiếng kêu lạch cạch ở động cơ xe mỗi khi vận hành. –Động cơ bị xe có hiện tượng thủy kích.

–Bơm nhớt xe ô tô bị hỏng hoặc yếu không hoạt động được. – Động cơ xe bị đổ hơi,…

Quy trình sửa chữa bảo dưỡng ô tô đúng chuẩnbao gồm những bước cơ bản sau: –Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra ô tô cần bảo dưỡng

Khi bạn lái xe đến gara sửa chữa sẽ có quản đốc xưởng ra tiếp nhận xe đồng thời sẽ hỏi bạn về những yêu cầu khi bảo dưỡng cũng như những biểu hiện lạ trên xe trong quá trình vận hành.

Tiếp đến những nhân viên trong gara sẽ tiến hành kiểm tra các lỗi, mức độ an toàn, hoạt động của những thiết bị trên xe. Cùng với đó sẽ có nhân viên ghi chép lại những lỗi cần sửa vào biên bản giao cho bạn.

83 –Bước 2: Đàm phán với khách hàng

Bạn tiếp nhận tờ giấu kiểm tra và được nhân viên thông báo những lỗi cần được sửa chữa bảo dưỡng. Sau khi thông báo xong bạn sẽ được nhân viên tư vấn những hạng mục cần sửachữa và báo giá bảo dưỡng xe, tiền công,..

–Bước 3: Tiếp nhận và tiến hành sửa chữa bảo dưỡng ô tô.

Sau khi nhận được sự đồng ý thì những nhân viên trong gara sẽ tiến hành sửa chữa và thay thế phụ tùng ô tô. Khi kết thúc việc sửa chữa bảo dưỡng xe thì quản đốc sẽ trực tiếp kiểm tra và chạy thử trước khi làm thủ tục trả xe cho bạn.

–Bước 4: Kiểm tra và giao xe

Bạn kiểm tra lại tình trạng của chiếc xe, nếu đã ưng ý thì sẽ tiến hành thanh toán các chi phí như đã thỏa thuận trước đó. Nhân viên lau dọn lại chiếc xe và bạn sẽ được quản đốc bàn giao xe cũng như cung cấp số điện thoại để gọi trong trường hợp cần thiết.

– Bước 5: Chăm sóc khách hàng.

Hình. Quy trình 8 bước kiểm tra xe

5.1.2. Các phương pháp, sửa chữa và phục hồi sai hỏng của chi tiết

Khi các chi tiết bị mài mòn hư hỏng ta thường tận dụng các chi tiết cũ để sửa chữa dùng tiếp, nhất làcác chi tiết đắt tiền, nhưng khi sửa chữa phải mang lại hiệu quả kinh tế. Khi sửa chữa phải chọn cách sửa chữa phù hợp với trình độ tay

84

nghề của công nhân, phù hợp với thiết bị của cơ sở, tiết kiệm được chi tiết cũ, thường chọn sửa theo 6 phương pháp sau:

- Phương pháp điều chỉnh và thay đổi vị trí

+ Phương pháp điều chỉnh: Khi khe hở của cặp chi tiết lớn hơn qui định ta điều chỉnh lại khe hở đúng qui định như: điều chỉnh khe hở nhiệt, điều chỉnh lại khe hở giữa má phanh và trống phanh, điều chỉnh lại độ căng của dây cu roa,... Ưu điểm: thực hiện dễ dàng, đơn giản, hoat động như ban đầu. Nhược điểm: Chỉ thực hiệnđược một số bộ phận.

- Phương pháp thay đổi vị trí: Khi làm việccác chi tiết mòn không đều, chỉ mòn một phía hoặc mòn nhiều ở một phía thì ta có thể thay đổi vị trí làm việc như: thay đổi mặt làm việc của tiếp điểm máy đề, đảo lốp xe, xoay xy lanh,...

Ưu điểm: Tận dụng được các chi tiết, sửa chữa đơn giản. Nhược điểm: Chỉ áp dụng được một số chi tiết

- Phương pháp sửa chữa theo kích thước sửa chữa (Cốt sửa chữa)

Sửa chữa chi tiết theo một kích thước đã được qui định trước. Khi cặp chi tiết bị mài mòn tăng khe hở thường được sửa chữa chi tiết đắt tiền theo một kích thước qui định, còn chi tiết rẻ tiền thì thay mới theo kích thước sửa chữa. VD: Doa xy lanh theo cốt sửa chữa, thay piston, xéc măng phù hợp. Mài trục cơ theo cốt sửa chữa thay bạc phù hợp. Phương pháp này thường được áp dụng sửa chữa cho các chi tiếtđắt tiền.

Ưu điểm: Tận dụng được chi tiết đắt tiền

Nhược điểm:Tính lắp lẫn bị hạn chế, sửa chữa nhiều lần thay đổi thông số kỹ thuật, như doa xy lanh nhiều lần làm tỉ số nén thay đổi, mài trục cơ nhiều lần làm giảm kích thước trục sẽ bị yếu.

- Phương pháp sửa chữa phục hồi lại kích thước ban đầu

Sau nhiều lần sửa chữa kích thước các chi tiết máy thay đổi lớn, làm việc không đảm bảocần phải phục hồi lại kích thước ban đầu. Ví dụ: Hàn lại trục cơ sau đó gia công theo kích thước nguyên thuỷ. Đúc lại bạc theo kích thước ban đầu,…

Ưu điểm: Tậndụng được các chi tiết cũ Nhược điểm: Giá thành khá cao.

Phương pháp này hiện nay ít được sử dụng. - Phương pháp sửa chữa thay nơi hỏng

Khi làm việc chi tiết bị hỏng một phần ta giữ nguyên phần không hỏng, sửa chữa thay nơi hỏng. Ví dụ: Một bánh răng bị sứt một răng ta chỉ sửa chữa thay nguyên

85 răng bị hỏng.

Ưu điểm: Tậndụng được chi tiết cũ, giảm giá thành so với mua mới. Nhược điểm: Đòi hỏi người thợ sửa chữa phải có tay nghề cao.

- Phương pháp thêm chi tiết phụ

Khi chi tiết qua nhiều lầnđiều chỉnh sửa chữa mòn nhiều thường sử dụng phương pháp thêm chi tiết phụ để sửa chữa bằng cách khoét lỗ rộng ra sau đó ép một chi tiết phụ vào.Ví dụ: ổ đặt của những động cơ đúc liền thân khi hư hỏng ta khoét một lỗ sau đó ép ổđặt mới vào.

Ưu điểm: Sửa chữa được những chi tiết tròn xoay, chất lượng sửa chữa tương đối tốt.

Nhược điểm: Độ bền của chi tiết phụ không cao. - Phương pháp thay mới

Chi tiết hoặc cụm chi tiết bị hư hỏng thì ta thay mới chi tiết hoặc cụm chi tiết đó. Phương pháp này thường được áp dụng nhiều cho những chi tiết rẻ tiền, mau hỏng. Ví dụ: Như doăng, đệm, bạc,…

Hiện nay các chi tiết, các bộ phận được chế tạo hàng loạt, bán nhiều trên thị trường nên phương pháp nàyđược sử dụng nhiều.

Ưu điểm: Thực hiện nhanh, chất lượng tốt, phù hợp với hiện nay các chi tiết, cụm chi tiết được sản xuất nhiều, bán ở trên thị trường nhiều với giá hợp lý. Nhược điểm: Giá thành cao, không tận dụng được chi tiết cũ.

5.2. Vị trí vai trò người thợ sửa chữa.

5.2.1. Quy trình tiếp nhận sửa chữa ô tô gồm 7 bước tối ưu:

Một gara chuyên nghiệp luôn có cách tiếp cận khách hàng sửa chữa ô tô chuyên nghiệp, để đảm bảo quy trình dịch vụ được diễn ra nhanh gọn và chính xác nhất, giúp khách hàng hài lòng và yên tâm hơn khi mới chỉ bắt đầu sử dụng dịch vụ.

Ngày nay, ngoài những cố vấn dịch vụ tại các gara lớn thì ở các gara vừa và nhỏ cũng đang dần phát triển mạnh và trở nên chuyên nghiệp hơn. Và đa số cho chúng ta thấy hiện nay có rất nhiều gara vừa và nhỏ đang cần những nhân viên có khả năng vừa sửa chữa, vừa tiếp nhận được dịch vụ nếu trưởng hoặc chủ gara đi vắng.

86

Bước 1: Quy trình tiếp nhận xe ô tô

- Quá trình tiếp nhận xe của khách hàng, ghi nhận những ý kiến và yêu cầu sửa chữa ban đầu của khách hàng, ghi thông tin xe (biển số, tên xe, màu xe, số km đã chạy, số khung, giờ nhận xe…).

- Sau khi đã hoàn thành quy trình nhận xe, tiến hành đưa xe vào khu vực kiểm tra để kiểm tra lỗi bằng các phương pháp thử và bằng máy chẩn đoán những lỗi mà khách hàng yêu cầu.

- Tiếp tục kiểm tra toàn bộ xe để xác định những lỗi khác nếu có trên ô tô mà bạn đang tiếp nhận.

- Ghi chép rõ ràng tất cả các lỗi cần phải sửa chữa vào phiếu yêu cầu sửa chữa cho khách hàng và chuẩn bị báo lỗi, báo giá, giải thích cho khách hàng.

Bước 2: Báo lỗi hư hỏng và Báo giá sửa chữa ô tô

- Lập báo giá các hạng Phần cần sửa chữa.

- Thông báo các lỗi hư hỏng trên ô tô cho khách hàng cần sửa chữa và tư vấn, giải thích kỹ càng cho khách hàng về các hạng mục sửa chữa có trên báo giá.

- Đợi khách hàng duyệt giá sửa chữa trên báo giá và đề nghị sửa chữa.

Bước 3: Tiếp nhận xe sửa chữa

- Nhân viên kỹ thuật tại gara xác nhận yêu cầu sửa chữa ô tô của khách hàng, nhận lệnh sửa chữa và tiến hành sửa chữa.

Bước 4: Quá trình sửa chữa ô tô

- Bộ phận sửa chữa tiến hành sửa chữa ô tô theo phiếu báo giá cho khách hàng.

- Nếu có phát sinh hư hỏng cần phải thông báo và giải thích ngay cho khách hàng.

- Cập nhật tiến độ về việc sửa chữa ô tô cho khách hàng (nếu có yêu cầu). - Vệ sinh, kiểm tra các chi tiết sau khi đã sửa chữa xong.

Bước 5: Thẩm định chất lượng sửa chữa ô tô

- Khách hàng và đại diện của garage sẽ cùng tiến hành kiểm tra chất lượng của xe sau khi sửa chữa. Khi khách hàng đồng ý thì chuẩn bị bàn giao xe.

Bước 6: Quá trình bàn giao xe sau sửa chữa

- Khách hàng cần thanh toán các khoản chí phí sửa chữa trên báo giá như thương lượng ban đầu.

87

Bước 7: Chăm sóc sau sửa chữa ô tô

- Sau sửa chữa ô tô, gara cần lên kế hoạch chăm sóc và giải quyết các khiếu nại của khách hàng, nhằm bảo vệ xe ô tô của khách hàng tốt nhất, cũng như kéo dịch vụ và khách hàng về với gara ở những lần tiếp theo.

5.2.2. Vị trí, vai trò người thợ sửa chữa.

a. Công việc của kỹthuật kỹ sư công nghệ ô tô

Nhà tuyển dụng thường đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với vị trí kỹ thuật viên sửa chữa ô tô như sau:

- Trình độ: Tốt nghiệp trung cấp trở lên, chuyên ngành sửa chữa ô tô, công nghệ ô tô, cơ khí ô tô …;

- Tối thiểu 1 năm kinh nghiệm sửa chữa ô tô;

- Có định hướng mục tiêu công việc rõ ràng, thái độ tích cực, trách nhiệm, trung thực. Có nguyện vọng làm việc lâu dài tại công ty;

- Nắm vững quy trình dịch vụ sửa chữa. Khả năng độc lập sửa chữa/đại tu cụm chi tiết hoặc các chi tiết trên xe. Ưu tiên nhân sự đã có kinh nghiệm làm việc tại các xưởng Dịch vụ / Garage;

- Có khả năng sử dụng máy chẩn đoán… b. Công việc của kỹ thuật viên sửa chữa ô tô

Thực hiện các công việc chuyên môncông nghệ kỹ thuật ôtôbao gồm:dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng và phụ kiện xe ô tô, đấu nối điện, động cơ ô tô, các hệ thống điện, điện tử theo yêu cầu của tổ trưởng trên lệnh sửa chữa;

- Kiểm tra tình trạng hư hỏng của xe, đưa ra kết luận và giải pháp khắc phục;

- Đảm bảo chất lượng, tiến độ bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất.

- Thực hiện đúng theo quy trình thông qua bảng kế hoạch xưởng và nội dung yêu cầu;

- Chủ động kiểm tra yêu cầu khi nhận vật tư, lên phương án sản xuất, thay thế vật tư;

- Chịu trách nhiệm trước xưởng dịch vụ về chất lượng các sản phẩm đã thực hiện;

- Đảm bảo các phương tiện luôn trong tình trạng tốt nhất và sẵn sàng; - Thông báo cho tổ trưởng tất cả các phát sinh trong quá trình sửa chữa;

88

- Đảm bảo an toàn lao động khi làm việc, vệ sinh nhà xưởng và khu vực sản xuất;

- Bảo quản các máy móc, dụng cụ đồ nghề theo đúng định kỳ, thực hiện và duy trì tại xưởng…

c. Mô tả công việc của quản đốc sửa chữa ô tô

Đối với vị trí quản đốc sửa chữa ô tô thì nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các yêu cầu như sau:

- Giới tính: Nam, độ tuổi trên 30 tuổi.

- Tốt nghiệpcao đẳng sửa chữa ô tôtrở lên; - Có kinh nghiệm sửa chữa thực tế ít nhất 2 năm;

- Có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh Dịch vụ phụ tùng và hoạt động xưởng;

- Khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy hệ thống;

- Nhạy bén với sự thay đổi của môi trường kinh doanh dịch vụ phụ tùng; - Khả năng chịu áp lực công việc;

- Kỹ năng giao tiếp, quản trị, lãnh đạo, tạo động lực làm việc, đào tạo - phát triển nhân sự;

- Giấy phép lái xetừ B2 trở lên;

- Khả năng giao tiếp, đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh; - Sử dụng tốt phần mềm MS office.

d. Công việc của quản đốc sửa chữa ô tô

- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất chi tiết của từng tổ nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất tổng thể của nhà máy;

- Đảm bảo việc sản xuất được thực hiện theo đúng quy trình công nghệ ô tô; - Đảm bảo việc sắp xếp nhà máy theo đúng quy trình phân biệt trạng thái hàng hoá., 5 S…

- Thực hiện các hoạt động cải tiến sản xuất để giảm chi phí sản xuất; - Tổ chức đào tạo công nhân mới, kiểm tra và đạo tạo nâng cao công nhân cũ; - Xây dựng các mục tiêu của phân xưởng dựa vào mục tiêu chung của công ty; - Hỗ trợ các tổ sản xuất hoàn thành nhiệm vụ;

- Đánh giá năng lực và kết quả làm việc của nhân viên dưới quyền; - Thực hiện các côngviệc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên.

89

Câu hỏi ôn tập:

1. Trình bày quy trình, bảo dưỡng, sửa chưa ô tô?

2. Trình bày các phương pháp sửa chữa, phục hồi chi tiết?

3. Giải thích quy trình tiếp nhận sửa chữa ô tôgồm 7 bước tối ưu? 4. Giải thích vị trí, vai trò người thợ sửa chữa ở từng vị trí công việc cụ thể?

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung bảo dưỡng sửa chữa ô tô (nghề công nghệ ôtô sơ cấp) (Trang 81 - 90)