Hệ thống nƣớc kỹ thuật;

Một phần của tài liệu Giáo trình nhà máy thủy điện (nghề vận hành thuỷ điện) (Trang 40 - 41)

4. Hệ thống thiết bị phụ: * Mụcđích yêu cầu khi bố trí thiết bị phụ

4.5Hệ thống nƣớc kỹ thuật;

Nước dùng cho nhà máy thuỷ điện gồm: nước làm mát máy phát, làm mát dầu các ổ chặn, đôi khi làm trơn ổ chặn dưới của tua bin, làm mát thiết bị khí nén, máy biến áp. Song lượng nước chủ yếu để làm mát máy phát. Tuỳ thuộc vào nhiệt độ có thể xác định được lượng nước làm mát máy phát và ổ chặn chính. Sơ bộ cứ 1KW công suất tổn thất của máy phát khi ở nhiệt độ t=200C cần 0,06 l/s, khi ở nhiệt độ t=250C cần 0,07 l/s. Lượng nước tiêu hao làm mát máy phát chiếm khoảng 60-65% toàn bộ lượng nước hệ thống. Lượng nước làm mát ổ chặn chính chiếm từ 10-20% và làm mát máy biến áp 15%. Khi xác định áp lực nước dùng cho nhà máy thuỷ điện để vận hành tổ máy cần phải xem xét kích thước ống dẫn và độ cản thuỷ lực, song áp lực nước trước thiết bị làm mát máy phát không được nhỏ hơn 3-8 m. Đối với trạm thuỷ điện lớn lưu lượng cung cấp nước kỹ thuật thường từ 24 m3/s

Hệ thống cung cấp nước kỹ thuật có thể dùng các nguồn nước khác nhau. Nguồn cung cấp nước tốt nhất cho nhà máy là thượng hạ lưu nhà máy thuỷ điện, trong trường hợp hồ chứa có nhiều tạp chất thì dùng các giếng khoan lấy nước cung cấp cho tổ máy. Nguồn cung cấp nước kỹ thuật có quan hệ đến cột nước của trạm thuỷ điện, trong các công trình đã xây dựng thường áp dụng các phương thức sau đây để lấy nước cung cấp cho tổ máy:

1) Khi cột nước dưới 10 m hoặc cao hơn 4050 m : dùng máy bơm bơm nước ở hạ lưu cung cấp cho tổ máy.

2) Khi cột nước dưới 10 15m đến 4050 m : áp dụng hình thức lấy nước tự chảy ở thượng lưu hồ chứa, hoặc đối với trạm thuỷ điện sau đập lấy nước ở đường ống tua bin.

3) Khi cột nước của trạm thuỷ điện cao hơn 4050 m lấy nước ở thượng lưu hồ chứa hoặc đường ống tua bin qua thiết bị giảm áp. ở những trạm thuỷ điện cột nước dao động lớn có thể sử dụng hình thức cấp nước hỗn hợp.

Hệ thống đường ống cung cấp nước kĩ thuật thường bố trí phía thượng lưu hoặc hạ lưu nhà máy đối với nhà máy thuỷ điện ngang đập, đối với nhà máy thuỷ điện sau đập và đường dẫn thường đặt trên đường ống tua bin và trên buồng xoắn tua bin. Lưu tốc lớn

nhất trong đường ống cung cấp nước kĩ thuật không vượt quá 10 m/s, thường nằm trong giới hạn 1,57 m/s, đường kính ống dẫn nước thường từ 250300 mm.Nước sau khi làm mát máy phát và các thiết bị khác theo đường ống xả xuống hạ lưu. Ở hệ thống cung cấp nước kỹ thuật cần đặt các thiết bị kiểm tra để theo dõi quá trình vận hành. Các đường ống rẽ xuyên toàn bộ nhà máy thường bố trí dưới gian lắp ráp tiện việc theo dõi kiểm tra.

Hệ thống nước chống cháy máy phát về nguyên tắc bố trí cũng giống như hệ thống cung cấp nước kỹ thuật. Áp lực nước trong hệ thống này ngay chỗ đặt bình dập lửa không được nhỏ hơn 22,5 at.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhà máy thủy điện (nghề vận hành thuỷ điện) (Trang 40 - 41)