Trạm phân phối điện: 3 1 Vị trí bố trí trạm phân phối điện cao thế

Một phần của tài liệu Giáo trình nhà máy thủy điện (nghề vận hành thuỷ điện) (Trang 35 - 38)

3.1. Vị trí bố trí trạm phân phối điện cao thế

Trạm phân phối điện cao thế thường bố trí ngoài trời. Vị trí của nó nên gần nhà máy cạnh trạm biến thế và thuận tiện cho giao thông. Nền móng cao trình phải tốt và cao hơn mực nước lũ hạ lưu lớn nhất. Ở nhà máy thuỷ điện ngang đập hoặc nhà máy thuỷ điện sau đập cột nước trung bình người ta thường đặt các thanh góp điện thế cao trên cùng một độ cao và trạm phân phối điện cao thế phát triển theo chiều rộng. Ở nhà máy thuỷ điện đường dẫn hoặc sau đập cột nước cao khi không đủ diện tích thì người ta bố trí thanh góp hai hoặc ba tầng theo chiều cao.

Trạm phân phối điện cao thế hai tầng tuy chiếm diện tích nhỏ hơn nhưng khối lượng sắt thép tốn nhiều hơn, diện tích thi công lắp ráp hẹp, vì thế chỉ dùng khi nào không đủ diện tích để bố trí trạm phân phối cao thế một tầng.

Kích thước của trạm phân phối cao thế ngoài trời phụ thuộc vào sơ đồ đấu điện, thiết bị phân phối, song cũng có thể tính sơ bộ xuất phát từ bước của các ô. Ở mỗi ô bao gồm máy đóng cắt, cầu dao cách li và các máy móc khác, tuỳ thuộc vào điện thế mà nó có kích thước khác nhau. Trong thực tế xây dựng có thể căn cứ vào điện thế từ đó sơ bộ xác định diện tíchcủa trạm phân phối điện cao thế ( bảng 1-2).

Bảng 1-2. Diện tích các trạm phân phối điện Điện thế (KV) Diện tích (m2) Điện thế (KV) Diện tích (m2) 35 110 150 220 240 480 880 1350 330 550 750 2640 4800 11480 Chiều rộng của trạm phân phối điện cao thế ngoài trời tính như sau:

Bảng 1-3. Chiều rộng của trạm phân phối điện cao thế

Điện thế (KV) 35 110 220

Bước của ô(m) 6 8 15

Chiều rộng trạm phân phối điện cao thế (m)

60 80 135

3.2. Vị trí bố trí bộ phận phân phối điện thế máy phát điện

Bộ phận phân phối điện thế máy phát điện thường đặt ngay trong nhà máy hoặc trong phòng cạnh nhà máy nằm giữa máy phát điện và máy biến thế, bố trí như vậy đặt cáp dẫn thuận tiện và ngắn nhất.

Với sơ đồ đấu điện là sơ đồ bộ hoặc sơ đồ bộ mở rộng nên bố trí phân tán máy cắt điện thế máy phát để rút ngắn đường dây tránh thao tác nhầm lẫn. khi sơ đồ đấu điện là sơ đồ hệ thống thanh góp tốt nhất nên bố trí tập trung các máy cắt trong phòng phân phối điện thế máy phát.

Phụ thuộc vào kiểu nhà máy thuỷ điện, công suất tổ máy, kích thước và kết cấu nhà máy, bộ phận phân phối điện thế máy phát có thể có các phương án bố trí như sau:

1. Ở phía hạ lưu nhà máy thuỷ điện ngang đập cột nước thấp thường có ống hút dài, trên tầng ống hút rộng có thể bố trí được. Cách bố trí này rất thuận tiện và kinh tế.

2. Ở phía thượng lưu nhà máy thuỷ điện sau đập có đường kính tua bin lớn và nhà máy thuỷ điện đường dẫn cột nước trung bình, có thể bố trí phòng phân phối điện thế máy phát ở khoảng trống giữa đập và nhà máy là hợp lí nhất.

3. Ở đầu nhà máy thuỷ điện đường dẫn cột nước cao kết hợp với việc bố trí trạm phân phối điện ngoài trời ở ngay cạnh nhà máy.

4. Đặt một phòng riêng cạnh nhà máy chính, phần lớn thường dùng ở các nhà máy thuỷ điện đường dẫn cột nước cao, kích thước không lớn.

Kích thước phòng phân phối điện thế máy phát được xác định trên cơ sở sơ đồ đấu điện, số tổ máy và số đầu dây dẫn tự dùng. Trong trường hợp cao trình phòng phân phối

điện thế máy phát đặt dưới mực nước hạ lưu cao nhất phải có biện pháp chống thấm thật tốt.

Hiện nay người ta chế tạo thiết bị phân phối điện thành bộ dưới dạng tủ, trong đó các chi tiết đều lắp sẵn tại xưởng, khi xây dựng nhà máy chỉ chuyên chở đến lắp đặt tại vị trí đã được xác định. Trong trường hợp này diện tích phòng phân phối điện thế máy phát nhỏ, vận hành an toàn.

Kích thước phòng phân phối điện thế máy phát, khi thiết kế sơ bộ có thể tham khảo bảng 1-4 dưới đây:

Bảng 1-4. Kích thước phòng phân phối điện áp máy phát

Sơ đồ đấu điện Kích thước mặt bằng

Rộng (m) Dài (m)

Sơ đồ bộ

Sơ đồ một hệ thanh góp Sơ đồ hai hệ thanh góp

5-8 6-8 6-8

8-15

Suốt chiều dài đoạn tổ máy

Chiều cao của phòng vào khoảng 45 m. Dưới phòng phân phối điện thế máy phát dọc theo chiều dài phải có tầng cáp điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ phận điện tự dùng cho nhà máy và cho toàn trạm có nhiệm vụ cung cấp điện cho các hộ dùng điện sau đây:

a) Trong quá trình vận hành phải cung cấp điện liên tục cho hệ thống dầu, khí, cung cấp nước kỹ thuật, hệ thống máy kích từ, hệ thống đóng mở van sự cố, hệ thống ánh sáng cho các phòng phục vụ, hệ thống máy đóng cắt và cầu dao cách li..vv..

b) Cung cấp điện theo thời gian cho hệ thống tiêu nước tổ máy, hệ thống tiêu nước cho nhà máy, hệ thống ánh sáng bên ngoài và ánh sáng cho các phòng sinh hoạt..vv..

c) Cung cấp điện cho hệ thống lọc dầu, xưởng sửa chữa và các kho..vv..

Điện tự dùng lớn nhất chiếm vào khoảng 0,5-1% công suất lắp máy của trạm thuỷ điện. công suất lắp máy càng lớn thì tỷ lệ công suất tự dùng càng nhỏ.

Hệ thống điện một chiều cũng thuộc bộ phận tự dùng, nó cấp điện cho các bộ phận quan trọng nhất yêu cầu phải làm việc chính xác ngay cả khi có sự cố ở trạm xoay chiều. Đó là các bộ phận điều khiển tự động, mạch rơ le bảo vệ, tín hiệu và chiếu sáng khi có sự cố. Nguồn điện một chiều thường dùng ắc quy, a xít với điện thế 220 V cho các nhà máy thuỷ điện lớn và 110 V cho các nhà máy thuỷ điện nhỏ. Thường dùng một bộ ác quy nạp điện thường xuyên đối với nhà máy thuỷ điện nhỏ, hai bộ cho nhà máy thuỷ điện lớn

4. Hệ thống thiết bị phụ: * Mụcđích yêu cầu khi bố trí thiết bị phụ

Một phần của tài liệu Giáo trình nhà máy thủy điện (nghề vận hành thuỷ điện) (Trang 35 - 38)