Nhà máy thủy điện kiểu kênh dẫn

Một phần của tài liệu Giáo trình nhà máy thủy điện (nghề vận hành thuỷ điện) (Trang 45)

Nhà máy thủy điện Yaly và nhà máy thủy điện Huội Quảng (chưa xây dựng) là những ví dụ rất điển hình của NMTĐ kiểu hỗn hợp ở Việt Nam. Hồ chứa nước của NMTĐ Yaly có độ cao 515 m (so với mức nước biển). Người ta xây dựng một đường hầm dẫn nưuớc từ hồ xuống vị trí thấp (305 m) dài tới hơn 4km để cung cấp nưuớc cho nhà máy (nơi lắp đặt các tua-bin và máy phát). Đập và hồ tạo ra cột nước không lớn (15m) nhưng có ý nghĩa tập trung lưu lưuợng nước. Hầm kín tích lũy cột nước rất lớn (thêm gần 200m), nhờ thế công suất của NMTĐ được nâng lên rất cao (720 MW). Từ cấu trúc của các NMTĐ đã nêu (gặp phổ biến nhất trong thực tế) dễ thấy được nguyên tắc chung nâng cao công suất cho các NMTĐ: đó là các biện pháp tập trung lưu lượng và tập trung độ dốc (cột nước). Hồ chứa cho phép tập trung lưu lượng (có thể của nhiều dòng chảy) còn đập và kênh dẫn tập trung cột nước. Thực chất là tập trung các lượng nước về vị trí cao so với nơi có thể xây dựng nhà máy (càng thấp càng tốt).

Trong phương án NMTĐ kiểu đập (hình 1.1) năng lượng lúc đầu của khúc sông từ I-I đến II-II phân bố gần như đồng đều theo chiều dài (độ dốc lòng sông gần như nhau). Nhờ có đập dâng nước lên cao, độ dốc dòng chảy trước đập giảm nhiều (chỉ còn lại bằng ?H), động năng dòng chảy cũng giảm nhiều do tiết diện hồ mở rộng (biến thành thế năng). Khi vận tốc nước chảy trong hồ đủ nhỏ thì ?H cũng nhỏ, khi đó gần nhưu toàn bộ độ dốc của dòng chảy tập trung về phần cuối (từ trước đập cho đến mặt cắt II-II), nói khác đi, năng lượng dòng chảy được tập trung đến phía trước đập. Với phương án sử dụng kênh dẫn, độ dốc của kênh làm thay đổi mật độ phân bố năng lượng của dòng chảy. Phần đầu của kênh có độ dốc rất nhỏ để năng lượng tập trung vào cuối.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhà máy thủy điện (nghề vận hành thuỷ điện) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)